*Nguyên tác
舟行即事
西粵山川多險巇,
行行從此向天涯。
崩崖怪石怒相向,
水 鳥 沙 禽 狎不飛。
天地扁舟浮似葉,
文章殘息弱如絲。
為憐上國風光好,
關鎖鄉情未放歸。
行行從此向天涯。
崩崖怪石怒相向,
水 鳥 沙 禽 狎不飛。
天地扁舟浮似葉,
文章殘息弱如絲。
為憐上國風光好,
關鎖鄉情未放歸。
*Chu hành tức sự
(Nguyễn Du)
(Nguyễn Du)
Tây Việt sơn xuyên đa hiểm hy,
Hành hành tòng thử hướng thiên nhi (nhai).
Băng nhai quái thạch nộ tương hướng,
Thuỷ điểu sa cầm hiệp bất phi.
Thiên địa thiên chu phù tự diệp,
Văn chương tàn tức nhược như ty.
Vị liên thượng quốc phong quang hảo,
Quan toả hương tình vị phóng quy.
Hành hành tòng thử hướng thiên nhi (nhai).
Băng nhai quái thạch nộ tương hướng,
Thuỷ điểu sa cầm hiệp bất phi.
Thiên địa thiên chu phù tự diệp,
Văn chương tàn tức nhược như ty.
Vị liên thượng quốc phong quang hảo,
Quan toả hương tình vị phóng quy.
*Dịch nghĩa
Núi sông Tây Việt nhiều hiểm trở
Từ đây cứ đi về hướng chân trời
Bờ núi lở, đá hình quái dị giận dữ nhìn nhau
Chim nước cò bờ dạn dĩ không bay khi thấy người
Chiếc thuyền con như chiếc lá nổi giữa đất trời
Hơi tàn văn chương yếu như sợi tơ
Vì yêu phong cảnh đẹp của thượng quốc
Nên khoá tình quê lại, chưa thả cho về
Từ đây cứ đi về hướng chân trời
Bờ núi lở, đá hình quái dị giận dữ nhìn nhau
Chim nước cò bờ dạn dĩ không bay khi thấy người
Chiếc thuyền con như chiếc lá nổi giữa đất trời
Hơi tàn văn chương yếu như sợi tơ
Vì yêu phong cảnh đẹp của thượng quốc
Nên khoá tình quê lại, chưa thả cho về
*Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng
Núi sông Tây Việt hiểm mọi bề
Cuối trời từ đây vượt sơn khê
Đá quái bờ rơi nhìn giận dữ
Chim nước dạn người chẳng bay đi
Trời đất thuyền con nổi như lá
Văn chương tơ mảnh tiếng thảm thê
Vì yêu cảnh đẹp nơi đất khách
Tình quê tạm đóng chửa thả về
Cuối trời từ đây vượt sơn khê
Đá quái bờ rơi nhìn giận dữ
Chim nước dạn người chẳng bay đi
Trời đất thuyền con nổi như lá
Văn chương tơ mảnh tiếng thảm thê
Vì yêu cảnh đẹp nơi đất khách
Tình quê tạm đóng chửa thả về
Khi có ý định viết đôi điều về “Chu hành tức sự” của cụ Nguyễn Du, tôi tìm mãi không thấy được bản dịch của Bùi Giáng. Chỉ nhớ hai câu:
“Thuyền con chiếc lá giữa trời,
Thơ văn tiếng thở như lời tơ than.”
Thơ văn tiếng thở như lời tơ than.”
Tôi chưa có dịp khảo cứu tận nơi tận chốn những yếu tố bên ngoài để hiểu
tác phẩm. Nhưng biết rằng, bài thơ ở trong Bắc Hành Tạp Lục chắc là cụ
Nguyễn làm khi còn ở bên kia biên giới. Tây Việt phải chăng là vùng
Quảng Tây rất gần với biên giới nước Việt.
Núi sông Thượng Quốc dù chỉ cách một tầm mắt nơi mây trắng xa xa đã là
nhà nhưng sao mà vời vợi và xa lạ. Về địa lý thì biên giới Việt Trung
ông Trời đâu phân chia đặc thù hình thể. Ắt hẳn đều núi sông hiểm trở
như nhau. Thế mà Tố Như thấy nước người ta khác hẳn nước mình. Cùng núi
ấy sông này nhưng “Ta về ta tắm ao ta” có cái thú riêng. Câu thơ đầu gợi
cảnh Thục Đạo Nan của Lý Bạch. Có điều không phải nơi nước Thục xa xôi
mà đây đã là nơi của một thời Việt Vương Câu Tiễn nếm phân người, rồi
thì nếm mật nằm gai. Rồi thì hiểm ác giết những trung thần để tròn giấc
mộng bá vương…
Đúng là núi sông Tây Việt xứ người nhiều hiểm hóc. Không chỉ hiểm hóc mà
rất hiếm tìm được nơi đâu một kiểu hiểm hóc đặc biệt, đặc trưng như thế
này. Cũng như lòng người “Không lộ vuốt nanh cùng nọc độc, mà nhai xé thịt người ngọt xớt như đường” (Phản chiêu hồn – Nguyễn Du)
Cứ vậy mà đi. Càng đi càng hiểm trở, hiểm hóc. Dường như chân trời phía xa cũng chẳng hứa hẹn gì bằng phẳng, đỡ gian khổ hơn.
Hai câu Thực thì cảnh dường như nổi cơn thịnh nộ một cách vô lý. Chính
tự bản thân chúng đã bất hòa mâu thuẫn, không đội trời chung với nhau:
“Bờ núi lở, đá hình quái dị giận dữ nhìn nhau
Chim nước cò bờ dạn dĩ không bay khi thấy người”
Chim nước cò bờ dạn dĩ không bay khi thấy người”
Vách đá thì lở lói như vết thương không thể lành. Những hòn đá thì quái
dị như quỷ dữ. Cả hai đứng bên nhau đầy nộ khí, hầm hầm, hố hố muốn cho
nhau thành tro bụi.
Theo Phật Gia giảng thì bất cứ một sự vật gì đều có đối ứng. Nếu coi
những sự vật mà Nguyễn Du mô tả là những sinh mệnh đối ứng với những
sinh mạng ở các cảnh giới Thời – Không khác thì rất có thể đây là cuộc
xung khắc gay gắt đã từng, đang hoặc sẽ xảy ra ở một nơi khác. Những nơi
này trường năng lượng không thiện lương, không tốt. Những người có trái
tim nhân hậu như Nguyễn Du có lẽ đã cảm nhận được điều như vậy.
Thế giới của Quỷ hiện hình nơi nhân gian. Câu sau lại là một nghịch lý
của thiên nhiên. Những con chim không phải vì nó quá hoang dại chưa biết
tới người nên không sợ người. Mà nó không quan tâm tới sự hiện diện của
con người. Cái đáng lẽ, cái Pháp lý đáng ra đã không xảy ra khiến nhà
thơ ngạc nhiên.
Trong sự bổ nghĩa cho hai câu thơ đối nhau thì núi ở đây quái gở, thù
địch. Sông ở đây cũng chẳng đằm thắm, từ bi… Có một thế giới mà thông
qua cảnh vật ta thấy tất cả đều không CHÍNH, hình như tất cả đều nghiêng
lệch, đều là tà linh và cái ác hiện diện. Trường nghiệp lực đây vây bủa
con người. Đang hăm dọa một thi nhân, đang áp chế sự sinh nở cái đẹp là
văn chương, nghệ thuật. Hai câu luận, không biết dùng lời nào để bình.
Chỉ muốn nói rằng: Ngoài thiên tài của tác giả Truyện Kiều thì khó ai có
thể viết được như vậy:
“Chiếc thuyền con như chiếc lá nổi giữa đất trời
Hơi tàn văn chương yếu như sợi tơ”
Hơi tàn văn chương yếu như sợi tơ”
Chữ “Thiên” ở đây là sự vật thì nhỏ nhưng nó có chiều rộng và mỏng.
Chiếc thuyền con chở người đi giữa núi sông hiểm quái như vậy thật là
mong manh đầy những dự cảm mơ hồ, ái ngại.
Chiếc thuyền con ấy là ẩn dụ cho chính người đang ngồi trên thuyền ấy.
Thân phận vừa nhỏ xíu, vừa bẹt mỏng mong manh như chiếc lá giữa đất và
trời. Chỉ cần vách đá ấy lở thêm một mảng, chỉ cần hòn Thạch Quái kia
trút xuống một mảnh thì thuyền kia đâu còn! Có cảm giác con chim vô danh
kia, mỏ cò nghênh ngáo kia cũng có thể mổ tan thây chiếc thuyền.
(Nhà thơ Nguyễn Du ngồi trên con thuyền câu cá, tranh của Nguyễn Tiến Chung)
Nguyễn Du sử dụng từ đồng âm ở đây thật đắc địa. Hai chữ “thiên địa”
nghĩa là trời đất, vũ trụ là sinh mệnh của Càn Khôn, Đại Khung lớn bao
la. Cũng là chữ THIÊN nhưng THIÊN CHU lại tạo nên một sự đối lập giữa
cái lớn vô cùng và cái bé, nhỏ đến thảm hại. Hai tiếng “thiên chu” nghĩa
là con thuyền thật nhỏ, thật mảnh như lá. Bốn chữ đứng bên nhau tạo sự
đối lập gay gắt: THIÊN ĐỊA THIÊN CHU. Thiên Địa vô tình bao nhiêu thì
Thiên Chu phập phồng bấy nhiêu.
Nhà Phật gọi đời là mây nổi; là cõi Phù Sinh. Hội họa Nhật Bản có trường
phái là PHÙ THẾ HỘI. Hồ Xuân Hương ngậm ngùi nhìn kiếp hồng nhan của
mình là: “Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh”.
Ở đây Nguyễn Du cho con thuyền nhỏ mong manh dễ vỡ của mình nương náu
cõi Thiên Địa khó lường và nổi (phù) lên như chiếc lá (tự diệp). Con
thuyền nổi. Nó không trôi. Chỉ góp cho đất trời một lạp tử rất mỏng
manh.
Nguyễn Khuyến khi Thượng Sơn, khi Đăng Cao trên núi An Lão (Lão già yên
ổn) ở quê mình đã viết hai câu thơ thanh thản như con người thoát tục,
thoát mê với an nhiên tự tại :
“Mặt nước mênh mông nổi một hòn,
Tiếng già nhưng núi vẫn còn non.
Mảnh cây thưa thớt đầu như trọc,
Tầng đá cheo leo ngấn chửa mòn.
Một lá về đâu xa thăm thẳm,
Nghìn làng trông xuống bé con con.
Dẫu già mà hẳn hơn ta chửa?
Chống gậy lên cao, bước chửa chồn”
Tiếng già nhưng núi vẫn còn non.
Mảnh cây thưa thớt đầu như trọc,
Tầng đá cheo leo ngấn chửa mòn.
Một lá về đâu xa thăm thẳm,
Nghìn làng trông xuống bé con con.
Dẫu già mà hẳn hơn ta chửa?
Chống gậy lên cao, bước chửa chồn”
Hai câu luận của Tam Nguyên Yên Đỗ thanh thoát, nhập thân mình vào Thiên
Địa trên cao, nhưng cũng yêu thương với làng quê mình gắn bó. Nguyễn Du
đang ở xứ người. Ông thấy mình không thể hòa nhập mà con thấy cô đơn
đầy thấp thỏm không biết nguyên nhân.
Câu thơ tiếp rất bất ngờ. Đó là tâm sự như tiếng tự than của Nguyễn. Văn
chương không thể có hùng tâm tráng chí khi cảm nhận mình đang ở Thượng
Quốc đầy o ép, lưu đày. Hai tiếng Văn Chương nó khác với Văn Thơ, càng
khác với Văn Học. Bùi Giáng dịch đã hay nhưng theo tôi nên để nguyên hai
tiếng Văn Chương. Nguyễn Du có câu thơ nổi tiếng trong “Độc Tiểu Thanh
ký”:
VĂN CHƯƠNG vô mệnh lụy phần dư.
Văn chương không có mệnh như cõi người trăm năm sinh, lão, bệnh, tử vậy
mà nó vẫn phải chịu hệ lụy của con người quay cuồng với chữ Tình, với
Danh Lợi tranh đấu, hại nhau. Nó không có nhân mệnh mà vẫn bị thiêu
cháy, bị hủy diệt. May mà còn dư lại phần chưa bị đốt!
Chữ “Tức” ở đây là hơi thở ngắn, là sự nghỉ ngơi. Nếu tách ra thì thành 2 chữ là TỰ TÂM.
“Tự mình biết riêng mình,
Và ta biết riêng ta”
Và ta biết riêng ta”
Tự tâm thường cô đơn. Thậm chí, tự tâm có thể “sinh ma”. Thơ Nguyễn Du
thường có những phút giây rớt xuống đáy của sự cô đơn không thể và không
có người thổ lộ.
Cảm hứng văn chương hay là cái tâm trí của nhà thơ như một hơi thở tàn.
Khí lực của cái Đẹp, cái Thiện khi đối chọi với trường năng lượng đầy ma
quỷ tà ác đã tạo nên sự cô đơn. Và cái Đẹp văn chương ấy mềm như sợi tơ
mềm. Văn chương là cái Đẹp cao cả. Ngay trong những hoàn cảnh quái gở
phản lạị cái Đẹp thì tiếng nói của nó cũng là những gì êm ái. Dù đó là
sợi tơ mềm. Chợt nhớ ca từ của Trịnh Công Sơn:
“Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh”
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh”
Văn chương dù chỉ là hơi thở, dù là sợi tơ mềm nhưng quyền năng của nó lại là cứu rỗi thể giới đầy tục lụy, hầm hứ khổ đau.
Có đọc Nguyễn Du ta mới hiểu nhà thơ rất khiêm tốn nhưng rất tự hào với
sứ mệnh của văn chương. Chiếc thuyền con ấy, văn chương mềm như sợi ấy
làm đổi thay cả núi sông Tây Việt! Nó là hồn tác phẩm. Nên vì thế mà
Bùi Giáng dịch tuyệt hay:
“Thuyền con chiếc lá giữa trời,
Thơ văn tiếng thở như lời tơ than”
Thơ văn tiếng thở như lời tơ than”
Câu thơ thứ 6 làm ta bất ngờ bởi 5 câu trên đều ngoại cảnh. Bỗng dưng, câu 6 xoáy vào nội tâm.
Hai câu kết làm ta bất ngờ hơn:
“Vị liên thượng quốc phong quang hảo,
Quan toả hương tình vị phóng quy”
(Vì yêu cảnh đẹp nơi đất khách
Tình quê tạm đóng chửa thả về)
Quan toả hương tình vị phóng quy”
(Vì yêu cảnh đẹp nơi đất khách
Tình quê tạm đóng chửa thả về)
Chữ “Liên” ở đây là Thương, thương tình. ◎Như: “đồng bệnh tương liên”
同病相憐 cùng bệnh cùng thương,” cố ảnh tự liên” 顧影自憐 trông bóng tự thương.
Có nghĩa nữa là: Yêu, tiếc. ◎Như: “liên tích” 憐惜 yêu tiếc.
Nhà thơ tự dối mình chăng? Cảnh vật được miêu tả ở trên chẳng phải là
“phong quang hảo” ư? Nếu dịch: “Vì thương tình cho cảnh đẹp xứ Thượng
Quốc” thì ngụ ý trong đó đã ngầm mỉa mai rồi!
Ở Thượng Quốc những cảnh quái gở tranh giành, những mặt người dạ thú vì
Danh, Lợi, Tình đảo điên mà nhân luân rắc rối. Nó là mặt trái của lịch
sử Trung Quốc hào hùng, lung linh Thần Thánh. Nó đang hiện hình trong
thiên nhiên lang sói mà được gọi là “phong quang hảo” sao? Chẳng lẽ Lỗ
Tấn coi AQ là dân tộc tính, rồi người Trung quốc man rợ “ăn thịt người”
lại là chuẩn mực của nhân loại chăng?
Đứng trên góc độ nhân văn, nhân bản của người Việt Nam ngàn xưa nhân hậu
và văn hiến, Nguyễn Du đã đặt mình ở một vị thế cao hơn để mà Thương
Hại, Thương Xót, Thương Tiếc cho những giá trị bị méo mó mà người ta cứ
tưởng là chuẩn mực. Trong ngôn ngữ Việt, chữ Thương nó có hàm lượng Từ
Bi cao hơn chữ Yêu. Vậy phải chăng đất Thần Châu 5000 năm tạo lập một
nền tảng văn hóa Thần truyền bị Đại Thi Hào chúng ta phủ nhận?
Nói cực đoan, thì không có văn hóa Hoa Hạ không có Nguyễn Du! Chính
Nguyễn Du đã tôn sùng nhân cách tài năng của Đỗ Phủ, Lý Bạch… Ông không
tiếc lời ca ngợi Khuất Nguyên, Nhạc Phi…
Có hai Trung Hoa. Nơi nhiều Thần nhất, nhiều tư tưởng nhân văn nhất thì
nơi ấy cũng có tà ác tương đương. Đó là lý thuyết Âm Dương tương sinh,
tương khắc của Đạo Gia!
Dưới góc độ của chữ Chân, của ngòi bút hiện thực, Nguyễn Du đang nói với
chúng ta sự suy tàn của thời Mạt Pháp. Nó không chỉ ở Trung Quốc. Nhà
thơ mượn cảnh nói người, mượn xứ người nói xứ ta. Cho nên 2 câu cuối có
sự mỉa mai chua chát. Nhà thơ như đứng ngoài cái ác, nhà thơ cao hơn nó
mới có quyền mỉa mai nó!
Không giống Nguyễn Trung Ngạn thời Trần đi sứ sang ăn cao lương mỹ vị xứ
người mà da diết nhớ con cua đồng béo ngậy quê mình. Ông nói rằng: Đất
Giang Nam tuy vui nhưng muốn về quê! (Giang Nam tuy lạc, bất như quy).
Nguyễn Du không ở lại nhưng trên con đường về nước ông xuôi thuyền và cảm nhận về Thượng Quốc. Câu cuối, ông nói rằng: Tình cảm với quê hương đành khóa lại, chưa phóng thích cho nó được về.
Có lẽ lý do khách quan nào đó khiến ông chưa thể về. Nhưng lòng quê thì
đã ở bên kia biên giới! Câu thơ cho ta thấy sự khao khát bỏng cháy của
Nguyễn Du muốn rời Thượng Quốc, muốn về với quê hương.
Đọc thơ chữ Hán của cụ Nguyễn, thêm trân trọng một tấm lòng với quê
hương. Với non sông, Tổ Quốc. Và xa hơn nữa là một tấm lòng nhân đạo
muốn không gần gũi với những gì thuộc về cái ác, cái bất lương.
Tôi bỗng nhớ câu thơ giản dị của Đỗ Trung Quân:
“Quê hương nếu ai không nhớ,
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Vâng, muốn làm người trước hết chúng ta phải trân trọng những giá trị
đạo đức con người. Từ bệ phóng này chúng ta làm người tốt hơn nữa, tốt
hơn nữa để rồi chúng ta có thể đến những cảnh giới cao hơn.
La Vinh (Từ daikynguyen.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét