Bạn đã từng mê mẩn với thế giới
cổ xưa của những chú khủng long khổng lồ trong bộ phim Công viên Kỷ
Jura? Bạn vẫn luôn ấp ủ mơ ước một lần được chiêm ngưỡng các tạo vật của
những thời kỳ xa xưa và luôn tự hỏi liệu các nhà khoa học có thể giúp
bạn thực hiện được giấc mơ của mình? Câu trả lời mà các nhà khoa học đưa
ra là: ‘Có thể’.
Dưới đây là 11 loài động vật đã không
còn hiện hữu trên trái đất vì rất nhiều nguyên do, nhưng có nhiều khả
năng sẽ được các nhà khoa học tìm cách đưa trở lại cuộc sống trong tương
lai không xa.
1. Hổ Ba Tư (tên khoa học: Panthera tigris virgata)
Ảnh dẫn qua Pinterest
Hổ Ba Tư đã tuyệt chủng từ cuối những
năm 1950. Trước khi biến mất khỏi trái đất, loài hổ này sống tập trung ở
các quốc gia Trung Á như Thổ Nhĩ Kì, Mông Cổ, Kazakhstan… Hổ Ba Tư có
thân hình dài, chắc khỏe. Chúng có đặc điểm dễ nhận dạng nhất là phần
lông má dài rất đặc trưng. Hổ Ba Tư đực có thể năng tới 140-240 kg, con
cái thường nhỏ hơn với trọng lượng từ 85-135 kg.
2. Loài hổ Tasmania (tên khoa học: Thylacinus cynocephalus)Ảnh dẫn qua genk.vn
Hổ Tasmania thực chất là một loài sói có
túi sống phổ biến tại châu Úc, trước khi bị công bố tuyệt chủng vào năm
1936. Đây là một loài thú ăn thịt được đánh giá là khá hung dữ, với
những cú ngoạm sắc khỏe. Loài động vật này đã từng bị săn đuổi rất
nhiều, vì những người dân châu Úc nghĩ rằng chúng chính là loài thường
tấn công cừu, gây ảnh hưởng đến công việc chăn nuôi của họ. Một trong
những nguyên nhân chủ yếu nữa dẫn đến sự tuyệt chủng của loài thú này là
do phạm vi sống của chúng ngày càng bị thu hẹp khi những vùng đất hoang
đã dần bị con người chuyển thành đất nông nghiệp, những dịch bệnh và
những đợt cháy rừng ngày càng tăng.
3. Vẹt đỏ Cuba (tên khoa học: Amazona leucocephala)
Ảnh dẫn qua genk.vn
Vẹt đỏ Cuba là loài vẹt đuôi dài nhỏ
nhất. Trước đây, chúng sinh sống chủ yếu ở phía Tây và vùng trung tâm
của hòn đảo này, nhiều nhất là ở khu vực đầm lầy Zapata. Vì vẻ đẹp độc
đáo và màu sắc sặc sỡ của loài vẹt này, khi những người châu Âu khám phá
ra châu Mỹ vào thế kỷ 15, chúng đã bắt đầu bị săn bắt và buôn bán sang
châu Âu. Cho đến cuối thế kỷ 19, cùng với sự săn lùng của con người, môi
trường sống của loài vẹt này cũng bị mưa bão phá hủy. Cá thể cuối cùng
của loài này, theo giả thuyết, sống tới năm 1885.
4. Cá heo sông Dương Tử (tên khoa học: Lipotes vexillifer)Ảnh dẫn qua genk.vn
Đây là loài cá heo trắng, không vây đặc
biệt sống ở sông Dương Tử từ cách đây 20 triệu năm. Những năm 1950,
người ta ghi nhận được có hàng ngàn cá thể cá heo này sống tại Trung
Quốc. Nhưng cho tới năm 2006, các nhà khoa học đã tiến hành tìm kiếm
loài cá heo này, nhưng không một cá thể nào được tìm thấy. Nguyên nhân
biến mất của những chú cá heo này được ghi nhận là do sự thay đổi của
môi trường sống. Trái Đất nóng lên, lượng nước sông giảm đi khiến lượng
thức ăn của cá heo không được đảm bảo. Thêm vào đó, ô nhiễm nước và chân
vịt của các thuyền máy lưu thông trên sông cũng là một trong những lý
do chính giải thích cho sự biến mất của loài cá này.
5. Ếch Rheobatrachus (tên khoa học: Rheobatrachus silus)Ảnh dẫn qua genk.vn
Loài ếch này là loài động vật bản địa
của Queensland, Australia. Chúng đã tuyệt chủng từ những năm 1980. Ếch
Rheobatrachus có đặc điểm sinh sản vô cùng đặc biệt. Ếch mẹ sẽ nuốt lại
những trứng chúng sinh ra. Ếch con vì thế có thể sinh trưởng an toàn
trong dạ dày của ếch mẹ ít nhất 6 tuần. Trong đoạn thời gian chăm con
đặc biệt này, ếch mẹ sẽ không ăn uống gì. Cho tới khi ếch con đủ cứng
cáp, chúng sẽ đi ra khỏi cơ thể mẹ theo đường miệng.
6. Bò rừng châu Âu (tên khoa học: Bos primigenius)Ảnh dẫn qua genk.vn
Bò rừng châu Âu đã từng sống ở châu Âu,
châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật được cho là thủy tổ của bò nhà
(con người đã thuần hóa loài này để sử dụng trong nông nghiệp). Bò rừng
châu Âu rất nổi tiếng với sức mạnh và sự nhanh nhẹn của chúng. Loài bò
này có cân nặng lên đến 1.500 kg, cặp sừng dài hơn nửa mét. Vào thời
Trung cổ, bò rừng châu Âu đã bị săn bắt thái quá, thêm vào đó môi trường
sống hoang dã của chúng cũng bị con người chiếm dụng làm đất nông
nghiệp. Vì vây, tới cuối thế kỷ 17 (năm 1627) loài bò này đã hoàn toàn
tuyệt chủng.
7. Chim Dodo (tên khoa học: Raphus cucullatus)Ảnh dẫn qua genk.vn
Loài chim này là loài đặc hữu của đảo
Maurice (phía đông Madagascar). Theo những ghi chép còn lại, người ta
phỏng đoán loài chim không biết bay này sống chủ yếu ở vùng đầm lầy.
Chúng có thân hình khá to lớn, cao tầm 1m (3 ft 3 in) và cân nặng có thể
từ 10,6 đến 21,1 kg (23 – 47 lb). Người ta đã từng nhầm tưởng đây là
loài động vật chỉ có trong tưởng tượng của con người. Nhưng thực chất,
lần cuối cùng con người nhìn thấy loài này là vào năm 1662. Chim Dodo
tuyệt chủng cũng do môi trường sống của chúng bị những loài động vật
khác cũng như con người xâm lấn.
8. Vịt Labrador (tên khoa học: Camptorhynchus labradorius)Ảnh dẫn qua genk.vn
Vịt Labrador là một loài chim biển đặc
trưng, chỉ có thể tìm thấy ở các tỉnh ven biển phía Đông của Canada. Vịt
Labrador làm tổ chủ yếu ở New – Brunswick, Newfoundland và Labrador
(các tỉnh cực đông của Canada). Khi mùa đông tới chúng sẽ di chuyển
tới Nova Scotia (tỉnh ven biển) để tránh rét. Loài vịt này có chiếc mỏ
bẹt, chắc khỏe, thích hợp với loại thức ăn chủ yếu của chúng là hàu
biển. Loài chim này đã hoàn toàn biến mất vào năm 1875. Sự biến mất dần
của hàu biển do ô nhiễm, sự săn bắt để lấy trứng và làm thức ăn của con
người được cho là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự tuyệt chủng của
loài vịt này.
9. Chim Moa Ảnh dẫn qua genk.vn
Chim Moa là danh từ chung chỉ 11 loài
chim không biết bay sống duy nhất tại New Zeland (Tân Tây Lan). Loài lớn
nhất trong số các chim Moa có chiều cao lên đến hơn 3 mét (khi cổ kéo
dài), và nặng tới 230 kg. Cánh của loài chim này đã hoàn toàn tiêu giảm
đến mức không còn dấu vết. Chim Moa từng là loài động vật ăn cỏ, thống
trị hàng ngàn năm trên những cánh đồng New Zeland rộng lớn. Nhưng khi bộ
tộc người Maori xuất hiện, họ đã săn bắt ráo riết loài chim này, dẫn
đến sự biến mất của chúng vào cuối thế kỉ 19.
10. Tê giác lông mượt (tên khoa học: Coelodonta antiquitatis), Minh hoạ của Michael Long
Tê giác lông mượt được biết đến như loài động vật sống cùng thời kì với voi Mammut, sống chủ yếu trên lục địa Á-Âu. Theo các nghiên cứu, tê giác lông mượt đã vượt qua được kỷ băng hà gần với chúng ta nhất, ước tính chúng sống tới năm 8000 TCN. Chúng có sừng phẳng, có thể dài đến 1 mét chuyên để gạt tuyết, tìm thức ăn (tê giác lông mượt là động vật ăn cỏ). Đây là loài có kích thước rất lớn, chúng có thể dài tới 3,5 mét. Các nhà nghiên cứu cho rằng, người tiền sử coi loài động vật này là một loài nguy hiểm do tính khí thất thường của chúng, vì vậy họ đã săn bắt tê giác lông mượt một cách ráo riết. Đây được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự diệt vong của loài động vật này.
Ảnh dẫn qua genk.vn
Voi ma mút lông xoăn là một trong những
loài voi ma mút cuối cùng. Chúng còn được gọi là voi ma mút lãnh nguyên,
họ hàng gần gũi nhất của chúng hiện đang còn tồn tại là Voi châu Á. Các
nhà nghiên cứu xác định được chúng có kích thước tương đương với voi
châu Phi (Voi đực cao 2,7m và 3,4m tính tới vai và nặng 6 tấn), kích
thước này được cho là tương đối nhỏ so với các chủng loại voi ma mút
khác. Voi ma mút lông xoăn đã có mặt khắp châu Á, châu Âu, Bắc Phi, và
chúng đã hoàn toàn tuyệt chủng cách đây 10.000 năm.
Loài động vật này dễ khiến người ta nghĩ
đến những sinh vật trong truyền thuyết. Nhưng sự thực thì chúng đã từng
tồn tại trên Trái Đất ít nhất là vào khoảng 10 nghìn năm về trước. Đôi
răng nanh dài quá khổ, sắc nhọn là đặc điểm nổi bật nhất của loài hổ
hung dữ này. Cặp răng nanh của chúng có thể đạt chiều dài lên tới 25 cm,
còn trọng lượng cơ thể thì có thể lên tới 350 kg. Cùng với bộ móng vuốt
sắc nhọn, chúng là cơn ác mộng cho bất cứ sinh vật nào lỡ lọt vào tầm
ngắm. Cách đây khoảng 10 nghìn năm, chúng đột nhiên biến mất bí ẩn khỏi
Trái Đất.
Rất nhiều giả thuyết về sự tuyệt chủng
của chúng đã được khoa học đưa ra. Một số cho rằng chính sự vươn lên của
loài người tiền sử đã khiến hổ răng kiếm bị đe doạ. Ngoài ra sự kết
thúc của Kỷ Băng Hà cũng khiến chúng mất đi môi trường sống ưa thích. Có
một điều rất thú vị là DNA của hổ răng kiếm đang được bảo quản hết sức
tốt bên trong những mẫu vật hoá thạch khá nguyên vẹn. Tuy nhiên người ta
vẫn chưa tìm được cách tách DNA của chúng ra. Dù vậy, trong tương lai,
điều này là hoàn toàn nằm trong tầm tay. Bạn nghĩ sao khi một ngày nào
đó loài mãnh thú huyền thoại này đột nhiên xuất hiện trở lại?
Các nhà khoa học đã tìm ra phương án gì để trả lại sự sống cho những động vật đã biến mất?
Hiện nay, phương pháp duy nhất có triển
vọng có thể hồi sinh các loài động vật nguyên thủy chính là Phương pháp
nhân bản vô tính (tiếng anh là Cloning). Chú cừu Dolly
nổi tiếng chính là sản phẩm của công nghệ này. Về mặt lý thuyết, các nhà
khoa học mong muốn lấy được những dữ liệu di truyền (ADN) của loài đã
tuyệt chủng từ những mẫu vật còn xót lại, sau đó cấy ghép những dữ liệu
di truyền này (nằm chủ yếu trong nhân tế bào) vào tế bào trứng của loài
họ hàng gần với nó nhất còn tồn tại.
Cụ thể hơn, tế bào trứng được sử dụng là
một trứng chưa qua thụ tinh. Nhân của tế bào này sẽ được thay thế bằng
nhân chứa thông tin di truyền của loài tuyệt chủng đã được chiết ra
trước đó. Tế bào trứng mới sau đó sẽ được cấy vào tử cung của loài đã
cho trứng, phôi thai này sẽ phát triển trong tử cung của “bà mẹ hiện
đại”.
Cho đến hiện nay, có rất nhiều dự án dựa
trên nguyên tắc này đã được tiến hành, ví dụ như dự án hồi sinh voi ma
mút của nhà di truyền học George Church, đến từ đại học Harvard, hay dự
án Lazarus của giáo sư Mike Archer nhằm hồi sinh loài ếch Rheobatrachus.
Các dự án này đã đạt được một số những thành công nhất định. Ví dụ, dự
án Lazarus đã tạo được thành công phôi sống của ếch Rheobatrachus, mặc
dù phôi mới này chỉ sống được trong vài ngày.
Vậy chúng ta có thể được chiêm ngưỡng khủng long một lần nữa?
Dựa trên phương pháp chủ yếu mà các nhà
khoa học đang nghiên cứu để hồi sinh các loài động vật sắp tuyệt chủng,
chúng ta có thể nhận ra rằng 11 loài sinh vật trong danh sách trên đều
có những phần cơ thể được lưu lại còn khá nguyên vẹn. Vì vậy, các nhà
khoa học có thể phục hồi lại các thông tin di truyền cần thiết. Nhưng
những hóa thạch của khủng long đã trải qua thời gian quá lâu, nên các
nhiễm sắc thể có chưa thông tin di truyền không còn nguyên vẹn và không
thể phục hồi.
Ly Ly (tổng hợp)Tham khảo: Wikipedia, Khoahoc.tv
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét