Ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện về trí tuệ của thực vật. (Ảnh: http://upliftconnect.com)
Việc con người có thể cảm thụ nhiều hơn cảm xúc của cây cối có phải là chìa khoá cho sự thích nghi của loài người trong thế giới tương lai?
Thực vật đã được khoa học chứng minh là có giác quan giống như con người và động vật. Thông qua các nghiên cứu về khoa học thần kinh, chúng ta có thể bắt đầu hiểu được cách thức thực vật cảm nhận bằng các giác quan. Theo Giáo sư Stefano Mancuso, người đứng đầu Phòng thí nghiệm sinh học thần kinh về thực vật tại Đại học Florence, thực vật có nhiều sự nhạy cảm hơn so với động vật.
Ông phát hiện ra rằng các đầu rễ cây có khả năng phát hiện và cảm nhận sự thay đổi của 20 thông số vật lý và hóa học khác nhau bao gồm cả lực hấp dẫn, ánh sáng, các mầm bệnh từ môi trường xung quanh và nhiều hơn nữa.
Thực vật có những gen tương tự với những gen của một hệ thống thần kinh động vật, một vài protein được phát hiện trên thực vật đã được chứng minh là có vai trò nhất định trong chức năng thần kinh, mặc dù chúng không hoàn toàn giống như trên động vật nhưng chúng được cho là có cơ chế vận hành tương tự.
Thông qua việc tìm hiểu khả năng cảm nhận của thực vật, được gọi tắt là “wood wide web” , một thuật ngữ được đưa ra bởi giáo sư Suzanne Simard, để mô tả sự liên kết của thực vật, có lẽ chúng ta sẽ phát hiện ra các biểu cảm của thực vật theo các hình thức khác nhau.
Tầm quan trọng của thế giới thực vật trong đời sống con người.
Chúng ta đều hiểu rằng con người không thể tồn tại nếu không có cây cối. Với một môi trường tự nhiên thay đổi nhanh chóng, dân số ngày càng tăng, và những thay đổi về thời tiết, đặc biệt là lượng mưa, sẽ rất cần thiết và hữu ích đối với con người nếu có thể hiểu biết cách thức thực vật cảm nhận, nhờ đó chúng ta có thể thích nghi và đáp ứng với môi trường xung quanh.
Đặc biệt con người ngày càng dành nhiều sự quan tâm hơn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học cũng như thành phần dinh dưỡng trong lương thực và đặc biệt là mong muốn được hít thở không khí trong lành. Giáo sư Daniel Chamovitz, tác giả bài viết “những gì thực vật biết” cho biết: Cơ chế sinh học phức tạp của thực vật hoàn toàn bị con người coi thường hoặc đánh giá không đúng mực. Ông cho rằng nếu chúng ta không nắm lấy cơi hội học hỏi từ sự phức tạp và tuyệt vời của đời sống thực vật thì chúng ta có thể sẽ gặp một loạt các vấn đề lớn trong 50 đến 100 năm tới.
‘Wood wide web’ mô tả sự liên kết của cây cối thông qua hệ thống rễ của chúng. (Ảnh minh họa từ Internet)
Theo người sáng lập cộng đồng tâm linh Damanhur, ông Falco Tarassaco, trong vài thập kỷ qua khu vực rừng già đã bị phá hủy càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Ông cho rằng trong vòng 50 năm tới, 50% cây cối trên hành tinh của chúng ta sẽ bị khai thác. Những quan điểm hay thống kê có thể khác nhau nhưng đều có một điểm chung nhấn mạnh là – Hệ sinh thái tự nhiên là không thể tách rời khỏi cuộc sống của con người, nó cần phải được tôn trọng và bảo vệ.
Quan sát thật kĩ môi trường tự nhiên, và sau đó bạn sẽ hiểu biết mọi thứ một cách tốt hơn. – Albert Einstein
Nếu chúng ta có một góc nhìn gần hơn, chúng ta sẽ phát hiện ra một vài điểm chung giữa con người với cây cối.
Con người và thực vật đều cảm nhận được thời gian
Cả con người và thực vật đều có thể cảm nhận được dòng chảy của thời gian. Từ góc nhìn của những người theo Damanhur, thực vật có khả năng cảm nhận sâu sắc hơn và chậm hơn về thời gian và cuộc sống so với con người, ngoài ra chúng còn có một khả năng lưu trữ những ký ức.
Cây cối tự tổng hợp năng lượng dưới các dạng khác nhau để nuôi sống bản thân như: Ánh sáng, nước và các chất dinh dưỡng từ đất; số lượng và chất lượng nguồn thức ăn đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và khả năng sinh trưởng của chúng. Các tín hiệu xung điện trong các mô của cây di chuyển với tốc độ khoảng một đến hai giây mỗi inch, có nghĩa là thời gian phản ứng của thực vật với các sự kiện diễn ra trong vòng vài phút, hoặc vài giờ cho đến vài ngày.
Các tín hiệu này được truyền từ đỉnh của cây đến các bộ phận khác như thân, rễ cây đồng thời chúng cũng truyền thông tin thông qua các tín hiệu hóa học từ lá.
Cây truyền thông tin qua các tín hiệu hóa học được gửi ra từ lá. (Ảnh minh họa từ Internet)
Con người và thực vật đều cần thực phẩm và sự nghỉ ngơi
Một nghiên cứu gần đây tại 3 nước Hungary-Phần Lan-Áo cho chúng ta thấy rằng cây cũng cần được nghỉ ngơi với nhịp sinh học một lần mỗi ngày bằng cách rủ lá xuống qua đêm, nó được coi là một hình thức ngủ của cây.
Bằng cách sử dụng các máy quét laser, để không ảnh hưởng đến các thụ thể nhạy cảm ánh sáng của cây, họ đã phát hiện các cành cây bạch dương có độ dài khoảng 5 m dần rũ xuống từ 8 đến10 cm cho đến vị trí thấp nhất trước khi Mặt trời mọc, và sau đó trở lại như ban đầu sau khi Mặt trời mọc khoảng vài giờ. Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cơ chế ngủ này được hình thành do các tia nắng Mặt trời hay do nhịp điệu sinh học của cây hoặc có thể là sự kết hợp của cả hai.
Con người và thực vật đều cần hệ tiêu hoá
Con người, động vật và thực vật có một điểm tương đồng về tiêu hóa đó là đều chuyển hóa thức ăn nhờ vào hệ vi sinh vật, tất cả đều duy trì bên trong một hệ lạc khuẩn có vai trò này. Một cái cây có “ruột” bên ngoài (hay còn gọi là rễ) có phần đơn giản hoá hơn so với ruột người và động vật ở bên trong. Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn luôn tìm thấy các hệ vi sinh vật ở rễ cây và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển cũng như sức khỏe của cây.
Những lợi khuẩn này cũng chia sẻ một phần công việc tương tự như các vi khuẩn có vai trò quan trọng trong biểu hiện gen, quá trình trao đổi chất, và bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh, và thậm chí có vai trò tương tự như các vi khuẩn liên qua đến các xu hướng tiến hóa. Các vi khuẩn này có vai trò rất quan trọng đối hệ tiêu hoá của cây cũng giống như chất lượng thực phẩm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con người, hay tình trạng đất ảnh hưởng đến đời sống thực vật.
Nếu chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng các phép lạ từ một bông hoa, toàn bộ cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi. – Đức Phật Gautama
Con người và thực vật đều tồn tại sự trao đổi thông tin.
Cả đời sống của con người và thực vật đều có một sự truyền tải tri thức từ các thế hệ trước cho các thế hệ sau.
Các nhà nghiên cứu của cộng động Damanhur cho rằng nếu chúng ta sống tách khỏi “bộ não màu xanh lá cây” (những kiến thức của thực vật thu thập được từ hành tinh này), thì chúng ta sẽ mất kết nối với hành tinh. Kết nối này có vai trò phục vụ nhân loại trong đa dạng sinh học và các kiến thức tâm linh, cũng như các kiến thức nhất định về hành tinh và con người mà chúng ta có thể tiếp cận và trải nghiệm được, hơn thế nữa những kiến thức này hoàn toàn vượt ra ngoài những gì đã được ghi nhận bởi các nhà sử thi trong các nền văn hóa khác nhau.
Thực vật kết nối với nhau bằng cách tiết ra các hoá chất (Ảnh: Robert Krulwich)
Các nhà khoa học đã khám phá và chứng minh: không chỉ có các phân tử dẫn truyền thần kinh tạo điều kiện cho sự truyền thông tin gữa tế bào và tế bào; có sự trao đổi carbon từ một cây đã chết đến các cây xung quanh; thì còn có những nghiên cứu về trí thông minh của thực vật đang dần dần tiếp cận được những tín hiệu của thực vật và những hoạt động của chúng nhằm thích ứng cho tương lai.
Các phát hiện trên cũng phản ánh nên một quần thể đồng tồn tại và không thể tách rời giữa con người, động vật và thực vật thông qua những vòng tuần hoàn. Đời sống con người không thực sự khác nhau nhiều với thực vật hay động vật như chúng ta vẫn nghĩ. Tất cả sinh vật đều cần phát triển, tihoàn thiện, và cũng như thích nghi theo điều kiện của khí hậu. Cũng như bậc thầy Yoga Ấn độ Sadhguru đã nói:
Đời sống con người gắn liền với sự sinh ra, cuộc sống và cái chết, nhưng đối với Mẹ Thiên Nhiên, nó chỉ là một quá trình tái chế.
Các kiến thức được truyền thụ giữa thực vật với nhau có thể được xem giống như việc con người thông qua các thế hệ truyền thụ cho đời sau về những câu chuyện thần thoại, ngôn ngữ, truyền thống gia đình hay những nghi thức của các bộ lạc hoặc các giáo lý tâm linh.
Thiên nhiên không bao giờ làm một việc mà không có mục đích hay vô nghĩa. – Artistotle
Con người và thực vật đều có cộng đồng xã hội
Sự liên kết của cây cối với nhau được được chứng minh nhiều hơn thông qua tác giả Peter Wohlleben, trong cuốn sách bán chạy nhất Hidden Life of Trees. Dựa trên những khám phá khoa học mang tính cách mạng, cũng như nhiều ví dụ thực tiễn đã được ông đưa ra nhằm chứng minh cho giả thuyết của mình để mô tả mạng lưới xã hội và cấu trúc gia đình của cây cối.
Wohllenben giải thích cách cây cha mẹ ‘nuôi nấng đứa trẻ của chúng’ và còn cho rằng cây cái thậm chí được các cây đực theo đuổi! Các “cuộc trò chuyện gia đình” cho phép cây cối có thể chia sẻ chất dinh dưỡng với những cây bị bệnh, ngoài ra còn giúp cảnh báo với nhau về mối nguy hiểm sắp tới hoặc điều chỉnh trạng thái theo điều kiện thời tiế, ví như giảm lượng tiêu thụ nước trước đợt hạn hán nhằm bảo tồn năng lượng.
Cây cối tương tác như một cộng đồng, làm việc với nhau để duy trì sự sống. (Ảnh minh họa từ Internet)
Với việc khám phá ra hệ mạng lưới của rừng cây, Wohlleben mong muốn có thể giúp các nhân viên kiểm lâm và công nhân trồng rừng có khả năng nuôi dưỡng cây khỏe mạnh và sản xuất nhiều gỗ hơn và tăng gấp đôi tuổi thọ của cây nếu mạng lưới xã hội của cây cối không bị gián đoạn bởi việc tách đơn lẻ chúng ra. Nhờ có cây cối mà môi trường sống tự nhiên được bảo vệ, và các mối liên hệ quần thể giữa các loài chặt chẽ hơn.
Thế giới này thực sự là một môi trường sống được trời phú cho một linh hồn và trí tuệ … mỗi một thực thể sống duy nhất lại bao hàm tất cả các thực thể sống khác, mà bản chất tự nhiên của nó chính là các mối quan hệ. – Plato
“Bộ não màu xanh” này và trạng thái của mạng lưới xã hội của chúng đang phản chiếu lại tình trạng của loài người, hoặc của cả cộng đồng sinh vật, chúng cần được chăm sóc và bảo vệ một cách toàn vẹn. Những người thuộc Damanhuri được giáo dục rằng: những gì chúng ta nhìn thấy từ một cái cây thực sự chỉ là một bộ khung vỏ ngoài của nó; phần còn lại (mà chúng ta ko thấy được) lại mới là hệ thống năng lượng của cây.
Hào quang của cây cối chứa các thành phần trong cấu trúc của nó mà mắt thường không thể nhìn thấy được nhưng con người thực tế có thể được cảm nhận được năng lượng huyền ảo này bằng đôi tay mình hoặc khi đi bộ xung quanh chúng chúng ta có thể cảm nhận được hào quang này.
Các quá trình phát triển của thực vật rất tinh tế, và sự phát triển nhanh chóng này có thể được cảm nhận thông qua các giác quan của con người hoặc bằng các công cụ đo đạt. Ngoài ra, Sự rung động của cây được chuyển thành tiếng nhạc và truyền đạt cho con người, âm nhạc của cây còn là một cầu nối để chúng ta có thể tìm hiểu chúng. Các loài thực vật cần phải học cách để điều khiển các công cụ này, và qua nhiều năm thực nghiệm, những người Damanhur đã quan sát thấy rằng thực vật có xu hướng kết hợp với nhau để tạo thành một thang âm nhất định trước khi phát ra âm thanh.
Vì vậy họ còn cho rằng cây cối có khả năng hiểu được âm nhạc. Họ cũng quan sát thấy rằng cây trồng trong chậu phát ra âm cao hơn so với cây trồng trên đất. Khi đặt một chậu cây cạnh một cây sồi già, nó sẽ hoà quyện âm thanh với cây sồi một cách chặt chẽ. Với những giai điệu đa dạng mà cây cối “phát ra và thu nhận” là một dẫn chứng xác thực và hấp dẫn để chứng minh cho khả năng kết nối của thực vật.
Con người và thực vật đều có tiềm năng để liên tục hoàn thiện
Khả năng quan sát các tín hiệu, sự giao tiếp, thích nghi, các hệ kí sinh thực vật,… cũng như những tiềm năng hay khả năng gắn liền với cây cối đang được con người chứng minh và nghiên cứu. Khi ý thức con người ngày càng mở rộng, có lẽ những điều nằm ngoài phạm vi khoa học có thể được cân nhắc và kiểm chứng.
Khoa học phỏng sinh đã và đang tìm các giảp đáp cho các vấn đề của con người thông qua các câu trả lời đến từ tự nhiên như: Mỗi truyền cảm hứng để sáng tạo ra ‘những cây kim’, hay những thông tin mà các con mối đã tiết lộ cho ngành xây dựng. Một lĩnh vực mới là “robot sinh học” cũng đang phát triển mạnh và cũng có thể được ứng dụng cho nhiều mục đích, bao gồm lĩnh vực không gian hoặc giám sát môi trường.
Hiểu được tầm quan trọng của đời sống thực vật giúp chúng ta bảo tồn và chăm sóc cho chúng tốt hơn. (Ảnh minh họa từ Internet)
Hiện nay đang nổi lên các “robot hành tinh” sử dụng trí tuệ thực vật như một chức năng tự nhiên để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu khoa học. Những robot này cũng có thân, cành, lá, giống như một cây thực thụ, đi kèm theo là một rễ nhân tạo.
Những robot này như những thợ may được tạo ra với những mục đích cụ thể giúp con người tìm hiểu về môi trường cả trên hành tinh này cũng như trong khoa học tương lai.
Với những gì chúng ta bắt đầu biết được về thực vật, suy nghĩ cũng như chu kì sinh học của chúng, các mối quan hệ gia đình và các chức năng của chúng; một chương mới của khoa học đang được khơi nguồn. Và cũng vậy con người ngày càng khám phá ra nhiều thông tin mới mà nhân loại chưa biết nhờ đó mở rộng hơn nữa những giới hạn của con người.
Phấn Nguyễn
Theo Upliftconnect
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét