Tháng 2 năm Quí Dậu 1813
Nguyễn Du được thăng Cần Chánh Học Sĩ tước Du Đức Hầu, được chọn làm Chánh Sứ
đi tuế cống triều nhà Thanh.Thiêm sự Bộ Lại Trần Văn Đại, Thiêm sự Bộ Lễ
Nguyễn Văn Phong làm Phó Sứ. Cống phẩm gồm: 200 lạng vàng, 1000 lạng bạc, lụa
và cấp mỗi thứ 100 cây, hai bộ sừng tê giác, 100 cân ngà voi, 100 cân quế; Sứ
đoàn gồm 27 người, đi đến mỗi địa phương đều có bàn hương án và quan quân hộ
tống. Đoàn đi từ Phú Xuân đến Vị Hoàng bằng thuyền và từ đó đi đường bộ. Theo
gia phả con đầu là Nguyễn Tứ, 12 tuổi, có theo cha đi sứ.
Tin này ra
đến Thăng Long, Hồ Xuân Hương đã gửi đến Nguyễn Du bài thơ: Cảm cưụ kiêm
trình Cần Chánh Học sĩ Nguyễn Hầu (Hầu Nghi Xuân Tiên Điền nhân). Bài thơ này
là một chứng cớ rõ ràng, không thể chối cải, nhưng thoạt đầu chẳng mấy ai
tin. Ngay cả Xuân Diệu đọc bao nhiêu lần cứ viết: Xuân Hương phục
người có tài hơn mình. Chẳng ai tin việc này, vì là thật nó kéo theo sự
sụp đổ của một Hồ Xuân Hương dâm tục cả thế kỷ đã bàn tán và viết về nàng.
Toàn bộ sách giáo khoa viết về Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du phải viết lại.
Chàng đi
sứ hoàng hoa, xa quê hương, nơi đất khách ngàn dặm lòng em muôn nghìn nỗi nhớ
nhung.
Mượn ai tới đó để gửi thơ cho chàng, nói rõ tấm lòng em.
Chữ tình đôi ta ba
năm trọn vẹn (1790-1793),
nhưng rồi tình như mộng như bài thơ Ký Mộng chàng đã gửi
cho em, tan mộng rồi chẳng còn thấy nhau.
Em trộm mừng cho
chàng từ ngày ra làm quan, xe ngựa đưa đón, có nhiều thê thiếp, nhiều mối
duyên tình.
Riêng phận em làm
gái, phấn son càng tủi cho mình phận long đong.
Biết chàng có bịn rịn vấn vương đến mối tình em, nơi Cổ
Nguyệt đường năm canh em vẫn một mình phòng không thao thức.
*
Nguồn: TS Phạm
Trọng Chánh, Mối tình của Hồ Xuân
Hương và Nguyễn Du.
Nhôù Ngöôøi cuõ
Hồ
Xuân Hương
Viết gửi
Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu
Tiên
Điền-Nghi Xuân (tức Nguyễn Du)
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung, (1)
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng. (2)
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn, (3)
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không (4)
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập, (5)
Phấn son càng tủi
phận long đong . (6)
Biết còn mấy
chút sương siu mấy, (7)
Lầu nguyệt năm
canh chiếc bóng chong.(8)
*
Văn
bản chữ Nôm:
𢘾 𠊚 𡳰
𨤵 揢 閍 𠦳 浽 𢘾 絨
摱 埃 細 蒂 𠳚 㧣 穷
𡨸 情 祝 㐌 𠀧 𢆥 院
𠺵 夢 𠱤 𦋦 姅 克 空
𦀺 馭 濫 𢜠 沿 笠 𨃺
坋 崙 乾 𢣃 分 滝 𢫝
别 群 氽 㤕 霜 超 氽
樓 月 南
更 隻 䏾 炵
*
Chú giải:
(1) Nhớ người cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu.
Sau đầu đề trên, tác giả có chú: "Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân" -
"Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân" - Như vậy, ở đây Nguyễn
Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh - Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ
mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm
Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ
đi Trung Quốc tuế cống.
*
Dặm khách : 𨤵 揢 ,thời gian Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc.
Sương siu mấy: 霜 超 氽 Từ xưa phiên âm là sương đeo mái. Nay phiên âm theo giáo
sư Hoàng Xuân Hãn như trên.
sương siu:霜 超: vấn vương
Tấp
nập: 笠𨃺: rộn rịp, đông đảo.
long
đong: 滝 𢫝:vất vả khó nhọc vì gặp phải nhiều điều không may.
( Không biết có phải là Sương cư: 孀 居: ở góa hay
không.Theo Việt Nam Tự Điển, Hội Khai Trí Tiến Đức, xb năm 1931, trang 501: sương:
孀:
góa bụa; sương cư: 孀 居: Ở góa). Bấy giờ
Hồ Xuân Hương đang tình cảnh góa bụa)
Chong:
炵: để
cháy sáng trong một thời gian rất lâu. Ở đây là ngồi rất lâu trước đèn, một
mình, một bóng.
*
Đại ý:
(1-2) :Nỗi nhớ nhung mênh mông.
(3-4) Tình và mộng.
(5-6): Trộm
mừng và tủi phận.
(7-8) Nỗi niềm của tác giả.
* Diễn ý:
Người đi sương gió, dặm khách xa xăm;
người ở chạnh lòng, nhớ nhung muôn nỗi.
Biết có ai đi đến nơi ấy, để gửi bao
thương nhớ cho cùng.
Chuyện tình mình gắn bó đến nay, phút chốc
đà ba năm vẫn vẹn.
Thường gặp nhau trong giấc mộng vàng; chợt
tỉnh mộng chỉ là hư ảo!
Trộm mừng người công danh hãnh tiến; tơ
duyên nay đông đúc vui vầy.
Cảm phận mình, tủi cho số kiếp long
đong.
Vương vấn lòng, còn mảy may nào không nữa?
Trên lầu nguyệt, năm canh, chỉ mình ta với
chiếc bóng soi.
*
Nguyễn Nam họa thơ:
Dặm
khách người đi, bao nhớ nhung,
Biết ai đem đến gửi cho cùng.
Ba năm chốc đã, tình luôn vẹn, Chợt tỉnh bàng hoàng, ảo mộng không. Tấp nập trộm mừng duyên hãnh tiến, Lẻ loi càng tủi phận long đong. Có còn mấy chút vương thương nhớ? Lầu nguyệt năm canh trơ bóng chong.
*
Ngân
Triều họa thơ:
Dặm khách sơn khê, bao nhớ nhung,
Nhớ nhung nào biết gửi cho cùng.
Cho cùng thương nhớ, ba năm vẹn,
Năm vẹn
bàng hoàng, giấc mộng không.
Hãnh tiến
trộm mừng duyên thuận nẻo,
Thuận
duyên càng tủi phận long đong.
Long đong còn chút vương thương nhớ!
Thương nhớ canh tàn
trơ bóng chong.
|
*****
Mừng Gặp Bạn Ở Sông Hoàng
Sứ đoàn từ Phú Xuân đến Thạch Đình sông Hoàng Giang, một cuộc tiếp rước long trọng của quan Tổng Trấn Bắc Thành bấy giờ là Nguyễn Huỳnh Đức và quan Tổng Hiệp Trấn (Phó) Lê Chất. Xe ngựa, lính hầu đi chật đường đưa từ Thạch Đình về dinh Tuyên Vũ. Qua mỗi địa phương đều có bàn hương án quan huyện, trấn tiếp rước.. Thời gian Nguyễn Du đi sứ là 12 tháng rưỡi.. Từ Lạng Sơn đến Bắc Kinh, các quan địa phương Trung Quốc chu cấp nơi ăn ở, tiếp rước. Qua cửa Nam Quang đi Quế Lâm đến Võ Xương rồi đến Bắc Kinh. Tôi đã đi lại cuộc hành trình này năm 2009 để dịch toàn bộ các thơ Nguyễn Du trên đường đi sứ, so sánh thời nay và những điều Nguyễn Du mô tả:
Sứ đoàn từ Phú Xuân đến Thạch Đình sông Hoàng Giang, một cuộc tiếp rước long trọng của quan Tổng Trấn Bắc Thành bấy giờ là Nguyễn Huỳnh Đức và quan Tổng Hiệp Trấn (Phó) Lê Chất. Xe ngựa, lính hầu đi chật đường đưa từ Thạch Đình về dinh Tuyên Vũ. Qua mỗi địa phương đều có bàn hương án quan huyện, trấn tiếp rước.. Thời gian Nguyễn Du đi sứ là 12 tháng rưỡi.. Từ Lạng Sơn đến Bắc Kinh, các quan địa phương Trung Quốc chu cấp nơi ăn ở, tiếp rước. Qua cửa Nam Quang đi Quế Lâm đến Võ Xương rồi đến Bắc Kinh. Tôi đã đi lại cuộc hành trình này năm 2009 để dịch toàn bộ các thơ Nguyễn Du trên đường đi sứ, so sánh thời nay và những điều Nguyễn Du mô tả:
Hồ Xuân
Hương đã đến sông Hoàng Giang chờ đợi từ nhiều ngày đầu tháng 4 năm Quý Dậu,
gặp lại Nguyễn Du sau hai mươi năm từ biệt cũng bến sông này, nơi Thạch Đình từ
biệt năm xưa.. Nhưng than ôi, Hồ Xuân Hương chỉ trông thấy Nguyễn Du từ xa, nào
dám lại cầm tay tâm tình, vì chàng đường đường là một vị Chánh Sứ, quan trên
trông xuống, người ta dòm vào, muôn cặp mắt phủ, huyện, lính lệ. Hồ Xuân Hương
về nhà viết bài Hoàng giang ngộ hữu hỉ phú; Mừng gặp bạn trên sông Hoàng Giang:
Từ độ em biết yêu lần đầu, như người con gái tuổi xuân vừa biết mùa xuân đầu
tiên, mỗi khắc thời gian như vàng em lấy làm quí trọng. Đã hò hẹn nhau, lòng em
nhớ cả kiếp sống mình. Tình đôi ta rất nặng em không quên dù hóa kiếp cả trăm
thân. Dòng Tô Lịch chưa cạn, đôi ta vẫn còn duyên nợ.Sông Vị Hoàng còn đầy
những giọt nước mắt ái ân em tiễn đưa chàng ngày nào, nhưng hôm nay chàng là
quan Chánh Sứ, bao cặp mắt từ quan đến dân trông vào, em dù nồng ấm hay phai nhạt
nào có dám thổ lộ. Nhưng lòng son em vẫn thương chàng, mười phân vẹn mười.
*
Mừng gặp bạn ở sông Hoàng.
Nhà xuân từ được bén hơi xuân,
Nửa khắc vàng xem trọng mấy cân.
Trót hẹn nhớ cho đành một kiếp,
Nặng nề quên cả đến trăm thân.
Cạn dòng Tô Thủy còn duyên nợ,
Đầy giọt Hoàng giang những ái ân.
Nồng nhạt mặc dù đâu nhẽ dám,
Tấc son này vẫn thắm mười phân.
Nửa khắc vàng xem trọng mấy cân.
Trót hẹn nhớ cho đành một kiếp,
Nặng nề quên cả đến trăm thân.
Cạn dòng Tô Thủy còn duyên nợ,
Đầy giọt Hoàng giang những ái ân.
Nồng nhạt mặc dù đâu nhẽ dám,
Tấc son này vẫn thắm mười phân.
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương trong Lưu
Hương Ký.
*
Ngân Triều diễn thơ:
Mừng gặp bạn ở sông Hoàng.
Tuổi
xuân từ biết đã vương mang,
Mỗi khắc yêu thương trân quý vàng.
Hò hẹn lòng khắc ghi cả kiếp,
Đinh ninh dù chuyển hóa trăm thân.
Dòng Tô chưa cạn, còn duyên nợ…
Nước mắt lâm ly tiễn bến Hoàng.
Nồng nhạt dẫu rằng đâu dám tỏ,
Lòng son nay vẫn vẹn mười phân.
*
Đinh ninh: khẳng định chắc chắn.
lâm ly: buồn thảm, bao thương cảm.
Mỗi khắc yêu thương trân quý vàng.
Hò hẹn lòng khắc ghi cả kiếp,
Đinh ninh dù chuyển hóa trăm thân.
Dòng Tô chưa cạn, còn duyên nợ…
Nước mắt lâm ly tiễn bến Hoàng.
Nồng nhạt dẫu rằng đâu dám tỏ,
Lòng son nay vẫn vẹn mười phân.
*
Đinh ninh: khẳng định chắc chắn.
lâm ly: buồn thảm, bao thương cảm.
*****
[Bài
27]
HOÀI CỰU
Theo Phạm Trọng Chánh, Tiến Sĩ Khoa Học Giáo Dục. Viện Đại Học Paris V;
Sorbonne.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét