Nhiếp ảnh gia Saeed Gholamhoseini đã chụp được những bức ảnh này tại một điểm cách thủ đô Tehran khoảng 20 km. Theo tờ báo địa phương Shahrvand, có khoảng 50 người bao gồm nam nữ và trẻ em đang cư trú tại đó.
Đạo diễn người Iran từng đạt giải Oscar: Asghar Farhadi đã viết một bức thư công khai gửi Tổng thống nước này. Trong thư ông đưa ra đề nghị các nhà lãnh đạo cấp cao nên cải trang để đi thị sát tìm hiểu xem nhân dân nước mình sống ra sao
Vị đạo diễn “Cuộc chia ly” viết: Bây giờ trong lòng tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ và đau lòng.
Truyền thông và Internet Iran cũng tiến hành các cuộc thảo luận trên toàn quốc, thành phần tham gia bao gồm quần chúng nhân dân, các vị quan chức Chính phủ và một vài đơn vị có liên quan. Không ít những biện pháp giải quyết đã được đề xuất bao gồm quản lý việc sinh đẻ các con nghiện, cung cấp miễn phí đồ ăn và tổ chức các đợt cai nghiện
Tổng thống Iran ông Hassan Rouhani đã chất vấn trực tiếp trên truyền hình: “Ai có thể chấp nhận việc vì vấn đề xã hội đồng bào chúng ta phải chịu khổ, vì không có nhà cửa mà buộc phải cư trú trong những nấm mộ?”
Đồng thời ông cũng kêu gọi: “Tôi từng thấy người phương Tây vì nghèo đói mà phải lót bìa cát tông ngủ dưới gầm cầu hay trạm tàu điện ngầm, nhưng chưa từng nghe người ta phải ở trong hầm mộ. Muốn giải quyết vấn đề này, chúng ta phải đoàn kết một lòng, tạm gác những vấn đề tồn đọng của Đảng và những bất đồng sang một bên để giải quyết vấn đề cốt lõi của đất nước.”
Các tổ chức phúc lợi của Chính phủ đã công bố những khu tị nạn nhỏ trong thành phố cho những người vô gia cư, bên cạnh đó Chính phủ cũng tuyên bố sẽ có rất nhiều người bị di rời khỏi nơi này do các khu vực này không cho phép hút thuốc phiện.
Không chỉ vậy, khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, họ sẽ cung cấp những chiếc xe bus đặc biệt để những người vô gia cư có thể nghỉ ngơi qua đêm.
Một người phụ nữ ở trong hầm mộ cho biết: “Cách đây mấy hôm, họ đem lương thực đến cho chúng tôi, nhưng họ muốn gạt để đưa chúng tôi đến chỗ cấm cung đó (đi cai nghiện).
Còn có người ném đá chúng tôi, chẳng lẽ chúng tôi không phải là đồng loại của họ sao?”. Bà còn cho biết ở khu hầm mộ này có những người đã sống cả 10 năm.
Bạn nghĩ sao khi mình đang sống trong
một mái nhà ấm cúng, có đủ đầy tiện nghi, có cơm ăn áo mặc hàng ngày, có
những buổi cuối tuần tụ tập ăn uống vui chơi, trong khi những người tị
nạn thì trắng tay đến nỗi không một nơi nào khác để “chui” vào ngoài cái
nấm mồ chờ đợi người chết? Có đáng thương cho những con người như vậy
không? Và hỏi tại sao, khi con người đã vào cảnh túng quẫn như vậy lại
còn bị đối xử như nhưng “kẻ thù” mà đấm, mà đá. Dù sao họ cũng là
người, họ chỉ khác bởi vì họ bất hạnh hơn người khác, họ không đáng bị
đối xử như vậy. Vậy nên khi mà con người có một tấm lòng, một sự bao
dung, một chữ Thiện dẫn dắt, có lẽ khi ấy chúng ta sẽ sẵn sàng dang rộng
đôi tay để cứu giúp họ.
Quỳnh Chi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét