Năm 2000 nghĩa là cách đây 17 năm ở tuổi 58 ...nghĩ mình đã Tri Thiên Mệnh viết bài này.
Năm nay 74 tuổi Tây, 75 tuổi ta thấy mình vẫn chẳng Tri con mẹ gì hết...
Mời các bạn đọc lại ý nghĩ của tôi nghe :
Năm 2000 Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Gia Long Hải Ngoại ( Montréal Canada ) mấy nàng áo trắng có ra một tập san Xuân. Tôi có viết một bài cho tập san .
Các cụ xưa nói : con người tới một lúc nào đó sẽ hiểu được lẽ trời đất. Ngày còn trẻ tôi không tin điêu này. Những lý tưởng, ước vọng còn đầy ắp trong thân thể tràn đầy nhựa sống của tuổi hoa niên. Tôi nghĩ “ Tri Thiên Mệnh “ là tư tưởng yếm thế các cụ lấy đó để tự an ủi mình khi không đạt được những điều mong ước.
Một buổi sáng tthức dậy, nhìn qua cửa sổ bầu trời xanh ngắt, ánh sáng rực rỡ của một ngày đầu xuân, tôi mở cửa để đón lấy luồng gió trong lành. Cơn gió thoảng qua, tôi rùng mình gây lạnh. Ồ lạ nhỉ ? cũng vào mùa này, mới năm ngoái đây tôi còn phong phanh chiếc áo mỏng, cơn gió nhẹ này thấm gì… tại sao tôi lạnh ? mình bịnh chăng ? Không mình khoẻ mà ! Vậy tại sao ???
Trở vào nhà, nhìn qua gương bỗng giật mình. Tóc mình bạc khá nhiều, dù có mập mạp hơn hồi trẻ, nhưng da không còn phẳng phiu như xưa. Mình già rồi.
Nhắm mắt hồi tưởng lại quãng đời tôi đã trải qua : vinh có, nhục có. Thời chinh chiến tưởng rằng chết mà vẫn sống, nghĩ rằng thắng mà vẫn bại.
Khúc phim đời chầm chậm quay lại, tang thương biến đổi. Nghe rằng Khuất Duy Trác, người danh ca một thời chúng tôi say mê quyết định không hát nữa. Khi đến đất Mỹ anh làm cuốn băng nhạc cuối cùng.
Lời mở đầu anh nói : “ Tôi như chim lạ ngứa cổ hát chơi “ Giọng hát của anh đưa tôi trở lại thời sinh viên thơ mộng. Anh nói anh hát chơi mà tôi xúc động thật, dù giọng hát có pha chút mệt mỏi của thời gian.
Sự giã từ của anh để cho tôi nhiều lưu luyến, đối với anh chắc hẳn đó là một mất mát và hi sinh lớn lao. Tôi nghĩ anh đã “ Tri Thiên Mệnh “ vì muốn mình sẽ còn mãi mãi là hình ảnh đẹp của người ái mộ.
Riêng tôi cho rằng công việc chúng ta đang làm rồi đây sẽ phải trao lại cho thế hệ đàn em gánh vác. Tuổi trẻ tràn đầy sức khoẻ, sáng suốt và nhiệt huyết nếu được hướng dẫn tận tình bởi thế hệ đàn anh thì lo gì xã hội, đất nước không tiến bộ.
Thời gian qua đi, danh vọng của một thời rồi sẽ có lúc chìm vào quên lãng. Mang ảo tưởng của một thời vàng son đã qua, lấy tiếng tăm của kẻ khác khoác vào làm ảo tưởng danh vọng cho chính mình.
Chờ đợi những câu ngưỡng mộ hay những lời khen tặng xã giao, đó chỉ là mình tự làm khổ mình.
Loài người đã đạt được nhiều thành tích lớn lao về khoa học, kỹ thuật nhưng vẫn phải thua trời già nhiều mặt.. Càng đến gần với tuổi Tri Thiên Mệnh ta sẽ càng hiểu được thân phận nhỏ bé và nỗi bất lực của con người trước sức mạnh vô biên của tạo hoá.
Bạc tiền như phấn thổ, danh vọng tựa phù vân, sống thác, mất còn là lẽ tự nhiên của trời đất.
Kẻ sỹ xưa kia biết lẽ “xuất xử” lúc nào cũng giữ tâm trí được được sáng suốt, nhàn hạ, tránh điều thị phi mà giữ được tiếng thơm đời đời.
Biết xuất biết xử đúng lúc, bỏ được cái ngã cũng coi như Tri Thiên Mệnh vậy.
Trầm Tư ( Phan Trần)
( Cám ơn Bích Thụy đã tìm và gởi lại bài này )
Năm nay 74 tuổi Tây, 75 tuổi ta thấy mình vẫn chẳng Tri con mẹ gì hết...
Mời các bạn đọc lại ý nghĩ của tôi nghe :
Năm 2000 Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Gia Long Hải Ngoại ( Montréal Canada ) mấy nàng áo trắng có ra một tập san Xuân. Tôi có viết một bài cho tập san .
Các cụ xưa nói : con người tới một lúc nào đó sẽ hiểu được lẽ trời đất. Ngày còn trẻ tôi không tin điêu này. Những lý tưởng, ước vọng còn đầy ắp trong thân thể tràn đầy nhựa sống của tuổi hoa niên. Tôi nghĩ “ Tri Thiên Mệnh “ là tư tưởng yếm thế các cụ lấy đó để tự an ủi mình khi không đạt được những điều mong ước.
Một buổi sáng tthức dậy, nhìn qua cửa sổ bầu trời xanh ngắt, ánh sáng rực rỡ của một ngày đầu xuân, tôi mở cửa để đón lấy luồng gió trong lành. Cơn gió thoảng qua, tôi rùng mình gây lạnh. Ồ lạ nhỉ ? cũng vào mùa này, mới năm ngoái đây tôi còn phong phanh chiếc áo mỏng, cơn gió nhẹ này thấm gì… tại sao tôi lạnh ? mình bịnh chăng ? Không mình khoẻ mà ! Vậy tại sao ???
Trở vào nhà, nhìn qua gương bỗng giật mình. Tóc mình bạc khá nhiều, dù có mập mạp hơn hồi trẻ, nhưng da không còn phẳng phiu như xưa. Mình già rồi.
Nhắm mắt hồi tưởng lại quãng đời tôi đã trải qua : vinh có, nhục có. Thời chinh chiến tưởng rằng chết mà vẫn sống, nghĩ rằng thắng mà vẫn bại.
Khúc phim đời chầm chậm quay lại, tang thương biến đổi. Nghe rằng Khuất Duy Trác, người danh ca một thời chúng tôi say mê quyết định không hát nữa. Khi đến đất Mỹ anh làm cuốn băng nhạc cuối cùng.
Lời mở đầu anh nói : “ Tôi như chim lạ ngứa cổ hát chơi “ Giọng hát của anh đưa tôi trở lại thời sinh viên thơ mộng. Anh nói anh hát chơi mà tôi xúc động thật, dù giọng hát có pha chút mệt mỏi của thời gian.
Sự giã từ của anh để cho tôi nhiều lưu luyến, đối với anh chắc hẳn đó là một mất mát và hi sinh lớn lao. Tôi nghĩ anh đã “ Tri Thiên Mệnh “ vì muốn mình sẽ còn mãi mãi là hình ảnh đẹp của người ái mộ.
Riêng tôi cho rằng công việc chúng ta đang làm rồi đây sẽ phải trao lại cho thế hệ đàn em gánh vác. Tuổi trẻ tràn đầy sức khoẻ, sáng suốt và nhiệt huyết nếu được hướng dẫn tận tình bởi thế hệ đàn anh thì lo gì xã hội, đất nước không tiến bộ.
Thời gian qua đi, danh vọng của một thời rồi sẽ có lúc chìm vào quên lãng. Mang ảo tưởng của một thời vàng son đã qua, lấy tiếng tăm của kẻ khác khoác vào làm ảo tưởng danh vọng cho chính mình.
Chờ đợi những câu ngưỡng mộ hay những lời khen tặng xã giao, đó chỉ là mình tự làm khổ mình.
Loài người đã đạt được nhiều thành tích lớn lao về khoa học, kỹ thuật nhưng vẫn phải thua trời già nhiều mặt.. Càng đến gần với tuổi Tri Thiên Mệnh ta sẽ càng hiểu được thân phận nhỏ bé và nỗi bất lực của con người trước sức mạnh vô biên của tạo hoá.
Bạc tiền như phấn thổ, danh vọng tựa phù vân, sống thác, mất còn là lẽ tự nhiên của trời đất.
Kẻ sỹ xưa kia biết lẽ “xuất xử” lúc nào cũng giữ tâm trí được được sáng suốt, nhàn hạ, tránh điều thị phi mà giữ được tiếng thơm đời đời.
Biết xuất biết xử đúng lúc, bỏ được cái ngã cũng coi như Tri Thiên Mệnh vậy.
Trầm Tư ( Phan Trần)
( Cám ơn Bích Thụy đã tìm và gởi lại bài này )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét