Theo
ước tính của UNICEF, ở Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa
được sử dụng nước sạch. Đáng báo động hơn, hàng ngày tại các “làng ung
thư”, hàng chục ngàn trẻ em đang phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm
nghiêm trọng.
40% ca bệnh trẻ em lien quan ô nhiễm nguồn nước
Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy, chất lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng nhiễm asen và flo trong nước ngầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do chưa biết cách bảo vệ bản thân, chưa được trang bị kiến thức sử dụng nước sạch, hễ miễn dịch yếu.
Dù chiếm 10% dân số thế giới nhưng trẻ em lại chiếm đến 40% các ca bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước như: tiêu chảy, mất nước, bệnh hen suyễn, dị ứng và nhiễm độc chì. Trong khi đó, 1 nghiên cứu về tác động môi trường đối với sức khỏe trẻ em do WHO và Liên Hiệp Quốc tiến hành năm 2010 đã chỉ ra rằng, tiêu chảy dẫn đầu nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Và có đến 88% các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em trên toàn thế giới là do nguồn nước không an toàn.
Ở Việt Nam, thiếu nước sạch và vệ sinh kém được xem là nguyên nhân khiến 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu sử dụng nước “bẩn” nhưng không phải do nhiễm khuẩn, vi sinh mà bị nhiễm độc tố kim loại nặng, thuốc sâu… thì hậu quả để lại sẽ nặng nề hơn nhiều.
Những ngôi làng không nước sạch
Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Ann M. Veneman cho biết: “Trên thế giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng. Trẻ lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thoát khỏi cảnh đói nghèo”.
Ở nước ta, nhiều trường hợp trẻ trở thành “nạn nhân” của nguồn nước ô nhiễm đã khiến dư luận rúng động. Năm 2015 Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (SKNN&MT) lấy mẫu xét nghiệm nồng độ chì trong máu của cho 618 người tại làng nghề tái chế chì Đông Mai - Hưng Yên. Kết quả cho thấy có 207 trẻ (khoảng 65,%) bị nhiễm độc chì. Đông Mai cũng được xếp vào danh sách những điểm nóng ô nhiễm nước trên toàn quốc.
Ở các ngôi làng ung thư trong số 37 làng ung thư trên cả nước, đặc biệt là 10 làng được Bộ TNMT xếp vào danh sách có nguồn nước ô nhiễm nặng nề nhất, trẻ vẫn phải hằng ngày đối mặt với nguy cơ bệnh tật, thậm chí mất mát người thân do nguồn nước ô nhiễm gây ra.
Kết
quả phân tích của Bộ TNMT cho thấy, mẫu nước lấy tại các làng này đều
có mức ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Nghiêm trọng hơn, nhiều mẫu
nước thu thập có chứa nhôm, cadimi, benzen, bentazone, phenol, asen,
mangan, sắt…cao. Không chỉ là nguyên nhân gây ra các bệnh: tả, lỵ,
thương hàn, giun sán, viêm da, ghẻ lở…,nguồn nước ô nhiễm tại các
làng này còn là tác nhân gây ung thư.
Điều đáng nói là, không chỉ tại nhà, trẻ không được sử dụng nước đảm bảo mà ngay cả khi đến trường, trẻ cũng phải chịu cảnh ăn, uống những nguồn nước chưa đảm bảo. Tại hầu hết các điểm trường mầm non ở đây, người ta cũng sử dụng nước giếng khoan lọc thô để nấu ăn cho trẻ. Riêng nước uống thì trẻ vẫn phải uống nước đóng bình chưa qua kiểm nghiệm.
Để giúp hàng chục ngàn học sinh và người dân ở 10 làng ung thư có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất cả nước có cơ hội tiếp cận và sử dụng nước sạch, Viện SKNN&MT và công ty CP Karofi Việt Nam triển khai chương trình Tận tâm vì tương lai Việt.
Mục đích của chương trình là mang 75 triệu lít nước tinh khiết, tương đương 300 máy lọc đến các điểm có nguồn nước ô nhiễm nặng trên cả nước. Vừa qua, chương trình đã tặng 50 chiếc máy lọc nước Karofi đến các hộ nghèo “làng ung thư” Cờ Đỏ và 3 điểm trường trong địa bàn xã Diễn Hải - Nghệ An để giúp người dân, đặc biệt là các em học sinh được sử dụng nước sạch đảm bảo.
Tính đến thời điểm này, chương trình đã hoàn thiện việc trao tặng và lắp đặt 250 chiếc máy lọc nước Karofi cung cấp nguồn nước an toàn cho gần 10.000 học sinh và khoảng 1000 người dân ở các làng ô nhiễm nặng trên toàn quốc. Máy lọc nước được trao tặng đã được kiểm nghiệm và đánh giá tại Khoa xét nghiệm và phân tích kỹ thuật cao-Viện SKNN&MT, để đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT).
Thúy Ngà
40% ca bệnh trẻ em lien quan ô nhiễm nguồn nước
Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy, chất lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng nhiễm asen và flo trong nước ngầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do chưa biết cách bảo vệ bản thân, chưa được trang bị kiến thức sử dụng nước sạch, hễ miễn dịch yếu.
Dù chiếm 10% dân số thế giới nhưng trẻ em lại chiếm đến 40% các ca bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước như: tiêu chảy, mất nước, bệnh hen suyễn, dị ứng và nhiễm độc chì. Trong khi đó, 1 nghiên cứu về tác động môi trường đối với sức khỏe trẻ em do WHO và Liên Hiệp Quốc tiến hành năm 2010 đã chỉ ra rằng, tiêu chảy dẫn đầu nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Và có đến 88% các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em trên toàn thế giới là do nguồn nước không an toàn.
Ở Việt Nam, thiếu nước sạch và vệ sinh kém được xem là nguyên nhân khiến 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu sử dụng nước “bẩn” nhưng không phải do nhiễm khuẩn, vi sinh mà bị nhiễm độc tố kim loại nặng, thuốc sâu… thì hậu quả để lại sẽ nặng nề hơn nhiều.
Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Ann M. Veneman cho biết: “Trên thế giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng. Trẻ lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thoát khỏi cảnh đói nghèo”.
Ở nước ta, nhiều trường hợp trẻ trở thành “nạn nhân” của nguồn nước ô nhiễm đã khiến dư luận rúng động. Năm 2015 Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (SKNN&MT) lấy mẫu xét nghiệm nồng độ chì trong máu của cho 618 người tại làng nghề tái chế chì Đông Mai - Hưng Yên. Kết quả cho thấy có 207 trẻ (khoảng 65,%) bị nhiễm độc chì. Đông Mai cũng được xếp vào danh sách những điểm nóng ô nhiễm nước trên toàn quốc.
Ở các ngôi làng ung thư trong số 37 làng ung thư trên cả nước, đặc biệt là 10 làng được Bộ TNMT xếp vào danh sách có nguồn nước ô nhiễm nặng nề nhất, trẻ vẫn phải hằng ngày đối mặt với nguy cơ bệnh tật, thậm chí mất mát người thân do nguồn nước ô nhiễm gây ra.
Những đứa trẻ kém may mắn, sinh ra đã phải đối mặt với những hiểm họa về sức khỏe (nguồn ảnh: internet) |
Điều đáng nói là, không chỉ tại nhà, trẻ không được sử dụng nước đảm bảo mà ngay cả khi đến trường, trẻ cũng phải chịu cảnh ăn, uống những nguồn nước chưa đảm bảo. Tại hầu hết các điểm trường mầm non ở đây, người ta cũng sử dụng nước giếng khoan lọc thô để nấu ăn cho trẻ. Riêng nước uống thì trẻ vẫn phải uống nước đóng bình chưa qua kiểm nghiệm.
Để giúp hàng chục ngàn học sinh và người dân ở 10 làng ung thư có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất cả nước có cơ hội tiếp cận và sử dụng nước sạch, Viện SKNN&MT và công ty CP Karofi Việt Nam triển khai chương trình Tận tâm vì tương lai Việt.
Mục đích của chương trình là mang 75 triệu lít nước tinh khiết, tương đương 300 máy lọc đến các điểm có nguồn nước ô nhiễm nặng trên cả nước. Vừa qua, chương trình đã tặng 50 chiếc máy lọc nước Karofi đến các hộ nghèo “làng ung thư” Cờ Đỏ và 3 điểm trường trong địa bàn xã Diễn Hải - Nghệ An để giúp người dân, đặc biệt là các em học sinh được sử dụng nước sạch đảm bảo.
Tính đến thời điểm này, chương trình đã hoàn thiện việc trao tặng và lắp đặt 250 chiếc máy lọc nước Karofi cung cấp nguồn nước an toàn cho gần 10.000 học sinh và khoảng 1000 người dân ở các làng ô nhiễm nặng trên toàn quốc. Máy lọc nước được trao tặng đã được kiểm nghiệm và đánh giá tại Khoa xét nghiệm và phân tích kỹ thuật cao-Viện SKNN&MT, để đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT).
Thúy Ngà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét