17 thg 6, 2016

10 dấu hiệu cho thấy bạn đã hy sinh sức khỏe cho công việc, và điều đó là không đáng

Thống kê cho thấy có một nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta do làm việc quá nhiều và không sống một cuộc sống cân bằng.
Mọi người đều phải làm việc. Khi làm việc là chúng ta đang giúp cho chính mình và gia đình mình, nếu chúng ta có mục đích rõ ràng và may mắn thì sẽ đạt được thành công viên mãn. Tuy nhiên, một số người lại đang thực sự cảm thấy bối rối vì nhịp độ làm việc của mình.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã làm việc quá nhiều.

1. Các vấn đề về sức khỏe

Triệu chứng về các vấn đề liên quan tới sức khỏe có thể không hiển hiện rõ ràng như đối với lĩnh vực sức khỏe tâm thần, cho đến các biển hiện có thể nhìn thấy ngay như bệnh béo phì. Bạn thấy mình ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít bữa trong một ngày. Xương khớp đã trở nên rất cứng mà bạn thậm chí không thể đủ khả năng để thực hiện các bài tập mạnh…

2. Các vấn đề về nhận thức

Trí nhớ của bạn có thể kém hơn. Những điều người ta nói chỉ cần vài phút trước đây bạn cũng đã không thể nhớ được rõ.

3. Những mối quan hệ không còn tốt

Mối quan hệ của bạn với gia đình và bạn bè đã trở nên bớt gắn kết hơn. Bạn có rất ít thời gian dành cho họ. Trong lần gần nhất ra ngoài dùng bữa hoặc đi chơi với họ, tâm trí lo lắng của bạn không thể ngừng suy nghĩ về những công việc liên quan. Căng thẳng như thế đã đặt một rào cản giữa bạn và những người thân yêu của bạn.


Khi bố mẹ bận rộn với công việc, các mối liên kết trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Trẻ nhỏ bị bỏ mặc trong thế giới của công nghệ. (Ảnh minh họa/qua motherpedia.com.au)
Khi bố mẹ bận rộn với công việc, các mối liên kết trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Trẻ nhỏ bị bỏ mặc trong thế giới của công nghệ. (Ảnh minh họa/qua motherpedia.com.au)

4. Mang công việc còn dang dở trên cơ quan về nhà

Bạn không thể phân biệt giữa thời gian làm việc và thời gian giải trí khi khối lượng công việc của bạn tăng lên. Bạn không thể ngừng suy nghĩ về công việc của bạn ngay cả khi bạn đang đi nghỉ.

5. Luôn luôn cảm thấy mệt mỏi

Bạn có thể gặp khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng, quá phụ thuộc vào cà phê, hoặc cảm thấy khó khăn để tập trung. Bạn thấy như mình đã già đi them 10 tuổi chỉ trong vòng một năm.

6. Sự thống trị của những suy nghĩ tiêu cực

Cách thức suy nghĩ của bạn đã trở nên kích động và căng thẳng. Những việc nhỏ cũng có thể kích thích bạn mặc dù bạn không muốn như vậy.

7. Ít cảm thấy hài lòng hơn

Bạn có thể cảm thấy khó đạt được trạng thái hài lòng hơn kể cả đối với những điều trước nay bạn vốn rất dễ hài lòng. Mọi thứ đều như thiếu đi màu sắc vốn có của nó và đôi khi bạn nghi ngờ ý nghĩa cuộc sống của mình.

8. Dễ dàng thất vọng

Bạn có thể dễ dàng bị kích động và cảm thấy thất vọng với nhiều điều.

9. Giảm hiệu suất trong công việc

Tính chuyên nghiệp và khả năng chuyên môn của bạn có thể không còn đạt ở mức tốt nhất nữa. Bạn vẫn cố gắng hết sức nhưng hiệu quả không được như trước đây, và cơ thể bạn không thể chịu khối lượng công việc lớn hơn như vậy.


Tinh thần căng thẳng hoặc chán nản đều khiến giảm hiệu suất làm việc. (Ảnh minh họa/Sưu tầm)
Tinh thần căng thẳng hoặc chán nản đều khiến giảm hiệu suất làm việc. (Ảnh minh họa/Sưu tầm)

10. Khả năng tự kiểm soát kém hơn

Bạn có thể tìm thấy mình nhượng bộ mọi việc dễ dàng hơn vì bạn cảm thấy quá tải và không còn sức chịu đựng được thêm nữa.

Hãy cẩn thận với hội chứng mang tên “Ảnh hưởng từ xã hội”

Làm việc ngoài giờ dường như đã trở thành một việc phổ biến ở nhiều người lao động ngày nay. Thật đáng e ngại khi giờ đây việc nhận một cuộc điện thoại của người thân và bạn bè thông báo rằng họ phải ở lại văn phòng làm thêm giờ đã trở thành một điều bình thường. Có một vài lý do cho điều này, và áp lực công việc đóng một vai trò lớn trong đó.
Bạn có thể cảm thấy tội lỗi khi ra về trong khi vẫn còn công việc chưa hoàn thành trong khi người khác xong việc họ cần làm. Bạn có thể cảm thấy tội lỗi khi vẫn còn những người khác phải ở lại trong khi bạn rời đi sớm hơn. Hội chứng này được gọi là “Ảnh hưởng từ xã hội”.


Cụm từ "làm thêm giờ" đã không chỉ đúng ở văn phòng nữa, mà còn ngay tại nhà, trong buổi đêm. (Ảnh minh họa/Sưu tầm)
Cụm từ “làm thêm giờ” đã không chỉ đúng ở văn phòng nữa, mà còn ngay tại nhà, trong buổi đêm. (Ảnh minh họa/Sưu tầm)

Để tránh điều này, chúng ta nên luôn nhận thức được quyền của mình, nhận thức được những gì chúng ta muốn và đáng được hưởng. Nếu bạn đã đăng ký làm việc cho đến một thời điểm nhất định, hãy làm việc cho đến đúng thời điểm đó và đứng dậy. Đây là công việc bạn đã được thuê để làm và bạn đang làm nó. Nếu bạn được yêu cầu phải làm nhiều hơn thì điều đó phải được thoả thuận trước chứ không phải bạn làm trước rồi được ghi nhận sau. Bạn không làm điều gì sai cả.

Hãy thử việc “khác biệt” thay vì “khó khăn hơn”

Khi bạn tự đẩy bản thân mình vào tình thế quá khó, hãy dừng lại và suy nghĩ khác đi. Chúng ta không nên ghét công việc của mình. Thay vì đẩy mình vào chỗ khó khăn hơn, hãy thử tài ứng biến của mình. Hãy thử những cách khác nhau để làm việc với thời gian cố định của bạn chứ không phải là sử dụng quá nhiều thời gian ở nơi làm việc.
Hãy lên những mục tiêu cụ thể. Thay vì nói “tôi sẽ ở lại làm việc cho đến khi điều này được thực hiện” có lẽ nên nói “tôi sẽ làm xong những phần khó nhất của công việc này bây giờ và sau đó khi tôi trở lại với nó vào buổi sáng hôm sau, sẽ rất dễ dàng để hoàn thành nó thôi”. Bằng cách đó bạn có thể kết thúc tại một thời điểm hợp lý, và có thể tận hưởng thời gian rảnh của mình với ít căng thẳng hơn.

Đặt ra mục tiêu cho chính mình

“Thời gian là có hạn. Nếu tôi có thể tận dụng tốt, tôi sẽ làm việc có hiệu quả hơn.”


Nên chia mục tiêu thành từng chặng sẽ khiến công việc trở nên đơn giản và rõ ràng hơn. (Ảnh minh họa/Sưu tầm)
Nên chia mục tiêu thành từng chặng, dừng lại để có một khoảng nghỉ và biết nói “không” với chính mình để dừng làm việc đúng lúc. Những điều đó sẽ khiến bạn có một cuộc sống rõ ràng và đơn giản hơn. (Ảnh minh họa/Sưu tầm)

Theo Lifehack
Thu Hiền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét