Nhân
anh Ngân Triều post bài cổ thi , nhớ năm 2008 tui cũng gởi lên Diễn Đàn
của hội Khuyến Học Mỏ Cày bài thơ Hoàng Hạc Lâu cùng những bản dịch của
các tác giả Việt Nam.
Xin mời đọc :
Hoàng Hạc lầu
Có hai giả thuyết tương truyền rằng :
- Ngày xưa có một Tiên Ông tên Phí Văn Vĩ thường cưỡi hạc đi ngao du và đã có lần dừng chân tại lầu nầy.
- Có một Đạo Sĩ uống rượu xong không có tiền trả mới vẽ một con hạc trên vách rồi bảo chủ nhân khi nào có khách thì gọi hạc xuống múa. từ đó quán lúc nào cũng đông khách tới uống rượu xem hạc múa. Ít lâu sau, Đạo Sĩ tới trả tiền rượu và cưỡi hạc đi mất.
Ý nguyên bản
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi rồi
Lầu hạc vàng còn trơ lại đây.
Hạc vàng một khi đã bay đi, không trở lại nữa
Mây trắng nghìn thu lởn vởn hoài
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
Trời tối rồi, đâu là quê hương mình ?
Trên sông, khói tỏa, sóng gợn khiến người sinh buồn!
Bản dịch của Tản Đà
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Bản dịch của Trần Trọng Kim
Người đi cưỡi hạc từ xưa
Đất nầy Hoàng Hạc còn lưu một lầu
Hạc vàng đi mất đã lâu
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông
Hán Dương cây bóng lòng sông
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì
Chiều hôm lai láng lòng quê
Khói bay sóng vỗ ũ ê nổi sầu.
Bản dịch của Trần Trọng San
Người xưa cưỡi hạc bay đi mất
Riêng lầu Hoàng hạc hãy còn đây
Hạc đã một đi không trở lại
Man mác muôn đời mây trắng bay
Hán Dương sông tạnh, cây in thắm
Anh Vũ bờ thơm, cỏ biếc đầy
Chiều tối quê nhà đâu chẳng thấy
Trên sông khói sóng gợi buồn ai !
Bản dịch của Vũ Hoàng Chương
Xưa hạc vàng bay vút bóng người
Đây lầu Hoàng hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một mầu mây vạn vạn đời
Cây bên Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống đâu quê quán
Đừng dục cơn sầu nữa sóng ơi !
Bản dịch của Ngô Tất Tố
Người xưa cưỡi hạc đã lên mây
Lầu hạc còn suông với chốn nầy
Một vắng hạc vàng xa lánh mãi
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay
Vàng gieo bên Hán, vàng cây hứng
Xanh ngát châu Anh, lớp cỏ dầy
Trời tối, quê nhà đâu tá nhỉ
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây !
Bản dịch Trần văn Ân
Người xưa cưỡi hạc đi đâu tá
Hoàng Hạc lầu nay vẫn còn đây
Một phút hạc vàng thăm thẳm biệt
Ngàn năm mây trắng lững lờ bay
Hán Dương cây tỏ, sông quang tạnh
Anh Vũ bãi mờ cỏ mướt dầy
Chiều quạnh đâu là hương lý cũ ?
Trên sông khói sóng não lòng này.
Bản dịch Phạm khắc Trí
Xưa hạc chở Tiên về cõi thơ
Để lầu quạnh vắng đứng bơ vơ
Hạc vàng một thuở còn hun hút
Mây trắng nghìn năm vẫn lững lơ
Lồ lộ Hán Dương , cây rờn nắng
Ngạt ngào Anh Vũ, cỏ khoe tơ
Chiều hôm quê cũ phương nào nhỉ ?
Khói sóng trên sông luống thẫn thờ.
Bản dịch Nguyễn Đức Hiển
Lầu xưa Hoàng Hạc là đây
Người xưa hoàng hạc cưỡi bay chưa về
Từ phen hoàng hạc vút đi
Nghìn năm mây trắng lê thê vẫn còn
Hán Dương in bóng cây cồn
Một bờ Anh Vũ mấy bồn cỏ xanh
Bỏ quê nhập cuộc viễn hành
Sầu lên sông nước mênh mông khói chiều.
Bản dịch Lê Phương Nguyên
Người xưa cưỡi hạc vàng bay vút,
Hoàng Hạc lầu không nay vắng tênh
Một thoáng hạc vàng không trở lại,
Ngàn năm mây trắng mãi lênh đênh.
Hán Dương sông lặng, cây lồng lộng
Anh Vũ cồn xanh cỏ rập rình
Chiều muộn quê nhà đâu đó khuất,
Gợi sầu : khói sóng, nước mông mênh.
Bản dịch Nguyên Nhung
Hạc chở Tiên về nơi cõi xa
Nền cũ lầu hoang đứng thẫn thờ
Hạc đi, đi mãi không trở lại
Ngàn năm mây trắng lững lờ qua
Hán Dương bến nước cây im bóng
Ngút ngàn Anh Vũ cỏ chen hoa
Quê nhà biền biệt tìm đâu thấy
Sương khói trường giang mắt lệ nhòa.
Bản dịch của TH.Nguyen
Người xưa cưỡi hạc chẳng thấy về
Để lầu Hoàng Hạc vắng tư bề
Có phải một đi không trở lại
Mây trắng nghìn năm phủ sơn khê.
Hán Dương cây ủ rũ, sông buồn
Anh Vũ bãi xa rợp cỏ non,
Quê hương khuất bóng nơi đâu tá ?
Khói sóng trên sông quyện vấn vương.
Xin mời đọc :
Hoàng Hạc lầu
Có hai giả thuyết tương truyền rằng :
- Ngày xưa có một Tiên Ông tên Phí Văn Vĩ thường cưỡi hạc đi ngao du và đã có lần dừng chân tại lầu nầy.
- Có một Đạo Sĩ uống rượu xong không có tiền trả mới vẽ một con hạc trên vách rồi bảo chủ nhân khi nào có khách thì gọi hạc xuống múa. từ đó quán lúc nào cũng đông khách tới uống rượu xem hạc múa. Ít lâu sau, Đạo Sĩ tới trả tiền rượu và cưỡi hạc đi mất.
Ý nguyên bản
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi rồi
Lầu hạc vàng còn trơ lại đây.
Hạc vàng một khi đã bay đi, không trở lại nữa
Mây trắng nghìn thu lởn vởn hoài
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
Trời tối rồi, đâu là quê hương mình ?
Trên sông, khói tỏa, sóng gợn khiến người sinh buồn!
Bản dịch của Tản Đà
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Bản dịch của Trần Trọng Kim
Người đi cưỡi hạc từ xưa
Đất nầy Hoàng Hạc còn lưu một lầu
Hạc vàng đi mất đã lâu
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông
Hán Dương cây bóng lòng sông
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì
Chiều hôm lai láng lòng quê
Khói bay sóng vỗ ũ ê nổi sầu.
Bản dịch của Trần Trọng San
Người xưa cưỡi hạc bay đi mất
Riêng lầu Hoàng hạc hãy còn đây
Hạc đã một đi không trở lại
Man mác muôn đời mây trắng bay
Hán Dương sông tạnh, cây in thắm
Anh Vũ bờ thơm, cỏ biếc đầy
Chiều tối quê nhà đâu chẳng thấy
Trên sông khói sóng gợi buồn ai !
Bản dịch của Vũ Hoàng Chương
Xưa hạc vàng bay vút bóng người
Đây lầu Hoàng hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một mầu mây vạn vạn đời
Cây bên Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống đâu quê quán
Đừng dục cơn sầu nữa sóng ơi !
Bản dịch của Ngô Tất Tố
Người xưa cưỡi hạc đã lên mây
Lầu hạc còn suông với chốn nầy
Một vắng hạc vàng xa lánh mãi
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay
Vàng gieo bên Hán, vàng cây hứng
Xanh ngát châu Anh, lớp cỏ dầy
Trời tối, quê nhà đâu tá nhỉ
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây !
Bản dịch Trần văn Ân
Người xưa cưỡi hạc đi đâu tá
Hoàng Hạc lầu nay vẫn còn đây
Một phút hạc vàng thăm thẳm biệt
Ngàn năm mây trắng lững lờ bay
Hán Dương cây tỏ, sông quang tạnh
Anh Vũ bãi mờ cỏ mướt dầy
Chiều quạnh đâu là hương lý cũ ?
Trên sông khói sóng não lòng này.
Bản dịch Phạm khắc Trí
Xưa hạc chở Tiên về cõi thơ
Để lầu quạnh vắng đứng bơ vơ
Hạc vàng một thuở còn hun hút
Mây trắng nghìn năm vẫn lững lơ
Lồ lộ Hán Dương , cây rờn nắng
Ngạt ngào Anh Vũ, cỏ khoe tơ
Chiều hôm quê cũ phương nào nhỉ ?
Khói sóng trên sông luống thẫn thờ.
Bản dịch Nguyễn Đức Hiển
Lầu xưa Hoàng Hạc là đây
Người xưa hoàng hạc cưỡi bay chưa về
Từ phen hoàng hạc vút đi
Nghìn năm mây trắng lê thê vẫn còn
Hán Dương in bóng cây cồn
Một bờ Anh Vũ mấy bồn cỏ xanh
Bỏ quê nhập cuộc viễn hành
Sầu lên sông nước mênh mông khói chiều.
Bản dịch Lê Phương Nguyên
Người xưa cưỡi hạc vàng bay vút,
Hoàng Hạc lầu không nay vắng tênh
Một thoáng hạc vàng không trở lại,
Ngàn năm mây trắng mãi lênh đênh.
Hán Dương sông lặng, cây lồng lộng
Anh Vũ cồn xanh cỏ rập rình
Chiều muộn quê nhà đâu đó khuất,
Gợi sầu : khói sóng, nước mông mênh.
Bản dịch Nguyên Nhung
Hạc chở Tiên về nơi cõi xa
Nền cũ lầu hoang đứng thẫn thờ
Hạc đi, đi mãi không trở lại
Ngàn năm mây trắng lững lờ qua
Hán Dương bến nước cây im bóng
Ngút ngàn Anh Vũ cỏ chen hoa
Quê nhà biền biệt tìm đâu thấy
Sương khói trường giang mắt lệ nhòa.
Bản dịch của TH.Nguyen
Người xưa cưỡi hạc chẳng thấy về
Để lầu Hoàng Hạc vắng tư bề
Có phải một đi không trở lại
Mây trắng nghìn năm phủ sơn khê.
Hán Dương cây ủ rũ, sông buồn
Anh Vũ bãi xa rợp cỏ non,
Quê hương khuất bóng nơi đâu tá ?
Khói sóng trên sông quyện vấn vương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét