HỒ XUÂN HƯƠNG (tên chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ nữ người Việt nổi
tiếng. Không có một tài liệu nào ghi chép lại thân thế cũng như năm sinh, năm
mất của bà; nhiều nhà nghiên cứu văn học đã cùng đồng ý rằng có thể bà sinh năm
1772 tại làng Quỳnh Đôi, tỉnh Nghệ An
và mất năm 1822 tại Thăng Long, Hà Nội. Sống vào giai đoạn cuối thế
kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, nữ thi sĩ HỒ XUÂN HƯƠNG lớn lên trong giai đoạn đất nước
có những bất ổn về chính trị và xã hội – thời kỳ cuộc nổi dậy Tây Sơn và một
cuộc nội chiến kéo dài ba thập kỷ dẫn tới Nguyễn Ánh đoạt được chính quyền và bắt đầu
triều đại nhà Nguyễn. Chính những
thay đổi này cùng với tư tưởng "trọng
nam khinh nữ" thời phong kiến đã có ảnh hưởng rất lớn tới đề tài
sáng tác của HỒ
XUÂN HƯƠNG.
Thơ ca của HỒ XUÂN HƯƠNG được
viết bằng chữ Nôm với chất thơ vừa
thanh, vừa tục. Đọc thơ bà nếu nghĩ thanh thì rất là thanh; nếu nghĩ tục thì
hết sức gợi tục. Các tác phẩm sót lại được cho là của HỒ XUÂN HƯƠNG không
nhiều, chỉ còn khoảng vài chục bài. Bà được nhà thơ hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu mệnh danh là "Bà chúa thơ
Nôm". HỒ
XUÂN HƯƠNG được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học
trung đại Việt Nam và là một nhà
thơ phá cách: nhà thơ nữ viết về phụ nữ thời phong kiến.
HỒ XUÂN HƯƠNG kết
hôn sớm, song không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn; ở tuổi còn trẻ, HỒ XUÂN HƯƠNG đã
lấy chồng hai lần, song cả hai đều chịu cảnh làm lẽ. Người chồng đầu là ông
Tổng Cóc, là người giàu có, tài giỏi, lại vốn yêu thơ ca nên rất thích HỒ XUÂN HƯƠNG.
Để chiều lòng bà, Tổng Cóc đã cho xây nhà thủy tạ giữa hồ để vừa tránh sự đụng
độ với vợ cả, vừa thỏa sức ngâm thơ. Tuy nhiên, do tính tình nghệ sĩ nên HỒ XUÂN HƯƠNG thường
bị dân làng lẫn hai bà vợ cả soi mói, đồn thổi. Để giữ sự hạnh phúc cho gia
đình chồng, bà đã đi theo ông Phủ Vĩnh Tường khi đang mang thai đứa con với
Tổng Cóc.
Đến ngày HỒ XUÂN HƯƠNG sinh
nở, Tổng Cóc đến gặp xin đón con về nuôi, nhưng được người nhà ông Phủ Vĩnh
Tường cho biết con gái của hai người đã mất ngay lúc mới lọt lòng. Cuộc hôn
nhân với người chồng thứ hai cũng không mấy trọn vẹn, mối tình của Xuân Hương
với ông Phủ Vĩnh Tường kéo dài vỏn vẹn hai mươi bảy tháng, sau đó ông Phủ Vĩnh
Tường qua đời. Có giả thuyết cho rằng nữ thi sĩ sau đó đã lấy thêm một người
chồng thứ ba. Có có nguồn cho biết, sau hai kiếp vợ lẽ, bà sống độc thân đến cuối
đời và được cho là mất vào khoãng năm 1822.
Sau đây là mấy bài
thơ tiêu biểu của bà Hồ Xuân Hương:
1- TRỐNG THỦNG:
Của em bưng bít vẫn bùi ngùi,
Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi,
Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc,
Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi,
Khi giang thẳng cánh bù khi cúi,
Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi.
Nhắn nhủ ai về thương lấy với,
Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi,
Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc,
Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi,
Khi giang thẳng cánh bù khi cúi,
Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi.
Nhắn nhủ ai về thương lấy với,
Thịt da ai cũng thế mà thôi.
2- VỊNH CÁI QUẠT:
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dán tự bao giờ,
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
Duyên em dính dán tự bao giờ,
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
3- ĐÁNH ĐỦ:
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông.
Trai đu gối hạc khom khom cật,
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân có biết xuân chăng tá,
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông.
Trai đu gối hạc khom khom cật,
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân có biết xuân chăng tá,
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không.
4- CON ỐC NHỒI:
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi,
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi.
Quân tử có thương thì bóc yếm,
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi,
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi.
Quân tử có thương thì bóc yếm,
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.
5- HANG CÁC CỚ:
Trời đất sinh ra đá một chòm,
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom.
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,
Con đường vô ngạn tối om om.
Trời đất sinh ra đá một chòm,
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom.
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,
Con đường vô ngạn tối om om.
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc,
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm!
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm!
6- ĐÈO BA DỘI:
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắc lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắc lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
7- DỆT CỬI:
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,
Con cò mấp máy suốt đêm thâu.
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt đâm ngang thích thích mau.
Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,
Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau.
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ,
Chờ đến ba thu mới dãi màu.
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,
Con cò mấp máy suốt đêm thâu.
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt đâm ngang thích thích mau.
Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,
Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau.
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ,
Chờ đến ba thu mới dãi màu.
8- MẮNG HỌC TRÒ:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ,
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ,
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.
9- VỊNH CÁI GIẾNG:
Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,
Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá diếc le te lách giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai cũng biết,
Đố ai dám thả nạ dòng dòng.
Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,
Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá diếc le te lách giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai cũng biết,
Đố ai dám thả nạ dòng dòng.
10- ĐÁNH CỜ:
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Để đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Đem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Để đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Đem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.
11- THIẾU NỮ NGỦ NGÀY:
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc chải cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào nguyên nước chửa thông.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
Đi thì cũng dở, ở không xong.
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc chải cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào nguyên nước chửa thông.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
Đi thì cũng dở, ở không xong.
12- NHÀ SƯ:
Chẳng phải là Ngô, chẳng
phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà.
Oản dâng trước mặt, năm ba phẩm,
Vãi mọp sau lưng, bảy tám bà.
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ,
Giọng hì, giọng hí, giọng hi ha.
Tu lâu có lẽ lên sư cụ,
Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà!
Đầu thì trọc lốc, áo không tà.
Oản dâng trước mặt, năm ba phẩm,
Vãi mọp sau lưng, bảy tám bà.
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ,
Giọng hì, giọng hí, giọng hi ha.
Tu lâu có lẽ lên sư cụ,
Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà!
13- CẢNH LÀM LẼ:
Năm thì mười họa, nên chăng chớ,
Một tháng đôi lần, có cũng không ...
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong
14- DỆT VẢI:
Thắp ngọn đèn lên thấy
trắng phau,
Con cò mấp máy suốt đêm thâu.
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt đâm ngang thích thích mau.
Rộng, hẹp, nhỏ, to, vừa vặn cả.
Ngắn, dài, khuôn khổ cũng như nhau.
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ,
Chờ đến ba thu mới dãi mầu.
Con cò mấp máy suốt đêm thâu.
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt đâm ngang thích thích mau.
Rộng, hẹp, nhỏ, to, vừa vặn cả.
Ngắn, dài, khuôn khổ cũng như nhau.
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ,
Chờ đến ba thu mới dãi mầu.
Tác giả: HỒ
XUÂN HƯƠNG
15- TÁT NƯỚC:
Đang cơn nắng cực chửa mưa tè,
Rủ chị em ra tát nước khe.
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm,
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.
Xì xòm đay nước mình nghiêng ngửa,
Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve.
Mãi việc làm ăn quên cả mệt,
Dang hang một lúc đã đầy phè.
Đang cơn nắng cực chửa mưa tè,
Rủ chị em ra tát nước khe.
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm,
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.
Xì xòm đay nước mình nghiêng ngửa,
Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve.
Mãi việc làm ăn quên cả mệt,
Dang hang một lúc đã đầy phè.
HỒ NGUYỄN xin kính họa bài “TÁT NƯỚC”
Qua cơn nắng cực đón mưa tè,
Mấy chị se quần tát nước khe.
Lỏm bỏm gầu khua ba gái chụm,
Lu bu mấy gả đấp bờ be.
Ầm ầm nước đổ thân hì hục,
Ủng ủng gàu kêu …đít tét ve.
Tát nước cong lưng le lưỡi mệt,
Vun bờ chống chỏi thở phè phè.
HỒ
NGUYỄN
🌲🌲🌲
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét