Cây cối không phải là vật vô tri chỉ biết đu đưa trong gió, thực ra, chúng có thể giao tiếp một cách chủ động với nhau theo một cách nói chuyện nhất định. Bạn đã bao giờ từng nghe nói cây cối trò chuyện, hờn dỗi hay di chuyển chưa? Những điều kỳ thú đó đã được các nhà khoa học phát hiện khiến ta không khỏi ngạc nhiên.
Nhớ dai như… thực vật
Nghiên
cứu mới của các nhà khoa học Australia cho thấy cây trinh nữ Mimosa
pudica có khả năng ghi nhớ sự việc đã xảy ra như động vật.
Trong
nghiên cứu, các chuyên gia của Đại học Tây Australia thử nghiệm các
hoạt động “huấn luyện” trí nhớ ngắn hạn và dài hạn cho cây trinh nữ (cây
xấu hổ) bằng cách tưới nước đều đặn cho chúng trong các điều kiện ánh
sáng khác nhau.
Thông thường, lá cây
mimosa sẽ cuộn lại khi bị dính nước. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này,
các nhà khoa học nhận thấy cây mimosa có thể hiểu được thí nghiệm không
gây ảnh hưởng đến chúng, do đó sau vài lần tác động, chúng không cuộn lá
lại ngay lập tức như phản ứng bình thường.
Nature
World News cho hay, vài tuần sau thử nghiệm, chúng có thể ghi nhớ phản
ứng được huấn luyện trước đó. Cây trinh nữ dường như thích nghi với các
tác động bên ngoài nhanh hơn trong điều kiện ánh sáng thấp.
Theo
các nhà khoa học, thực vật không có não bộ và các mô thần kinh như động
vật nhưng nhờ vào hệ thống canxi trong các tế bào, chúng có những phản
ứng ghi nhớ như kết quả thí nghiệm.
Thực vật “buôn dưa lê” với nhau?
Có
khi nào bạn nghe thấy cây cối “nói chuyện” không? Chắc chắn là không,
ngay cả khi bạn đi giữa một rừng cây. Tuy nhiên, các nhà thực vật học
lại cho rằng cây cối giao tiếp và kêu cứu đồng loại theo cách riêng của
chúng mà thường xuyên nhất là trong trường hợp báo động có nguy hiểm.
Chẳng
hạn, sau khi bị sâu bọ tấn công, cây cà chua ngấm ngầm báo cho họ hàng
biết bằng cách giải phóng một số phân tử mùi vào không khí. Bức thông
điệp này được các nhà thực vật học xác định là có mùi của thảm cỏ mới bị
xén. Ngay sau khi nhận được cảnh báo trên, các cây hàng xóm chuẩn bị
đối phó với sự tấn công của những kẻ phá hoại bằng cách dùi mài vũ khí
hóa học của chúng.
Không
chỉ có các loại cây trồng mới biết cảnh báo nguy hiểm cho nhau hay
“buôn dưa lê” mà trong vùng thảo nguyên Nam Phi, các cây keo khi bị
những chú koudou, loài động vật họ hàng với linh dương, tấn công ngay
lập tức cảnh báo cho các cây xung quanh bằng bức thông điệp khí. “Tiếng
kêu cứu” này giúp cho các cây khác tìm cách bảo vệ lá của chúng bằng
cách tập trung toàn bộ chất tanin có vị chua chát lên lá. Đây là cách
phòng thủ hữu hiệu để đẩy lùi những kẻ thù ăn lá.
Chiến thuật chống hạn của thực vật
Để
chống lại cái nóng, con người biết lắp điều hòa không khí, vậy thực vật
sẽ phản ứng như thế nào để tránh được “stress” về nước?
Thông
thường thực vật giữ lại trong mình rất ít nước hút được từ đất. Khi
nhựa cây đi từ dưới rễ lên ngọn, nó chứa 98% là nước. Lượng nước này khi
tới lá cây sẽ được bốc hơi thông qua các lỗ khí cực nhỏ trên bề mặt lá.
Tuy nhiên, cây sẽ bị “stress” về nước nếu khối lượng nước bốc hơi nhiều
hơn lượng nước mà cây hút được từ đất. Để tránh tình trạng này, trong
quá trình phát triển, thực vật tiến hành áp dụng rất nhiều phương pháp
nhằm tiết kiệm nước.
“Khi
rễ cây cảm nhận được tình trạng khan hiếm nước trong lòng đất, lập tức
nó tổng hợp ra một loại hoóc môn gây stress. Đó là axit abscissique.
Chất hóa học này theo nhựa cây lên đóng các lỗ khí bốc hơi nước trên bề
mặt lá lại. Như vậy hạn chế được lượng nước bốc hơi” – Thierry
Simonneau, nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm sinh lý môi trường thực
vật chịu stress thuộc Viện Nông học Montpellier (Pháp) giải thích.
Một
số loài thì “chống hạn” bằng cách cuộn lá lại như cây ngô hoặc làm héo
lá như cây hướng dương… Tuy nhiên như vậy cây sẽ chậm phát triển.
Cây di chuyển
Bạn
cho rằng cây cối thì không thể đi từ nơi này đến nơi khác? Không đúng,
có ít nhất 1 loài có khả năng này, đó là cây đước. Tại vùng nhiệt đới,
chúng mọc vắt qua những cửa sông không khác gì loài chim cao cẳng. Rễ
cây đước rất lạ, mọc ra từ những nhánh cây, có thể dài đến 25m, bắt giữ
khí oxy trong không khí trước khi cắm vào bùn để lấy nước.
Cây
càng lớn lên, những nhánh thấp (nhánh nhiều tuổi nhất) càng mọc rễ
nhiều. Dưới sức nặng của bản thân và dưới tác động của gió hay thủy
triều, các nhánh này sẽ nứt ra khỏi thân. Không được tiếp nhựa sống từ
thân cây, cũng không cần vì bản thân, chúng có thể tiếp được sức sống
trực tiếp từ lòng đất nhờ vào những chiếc rễ riêng. Do bị tổn thương,
phần ngoài cùng của nhánh cây cũng sẽ chết, mặc dù trước đó cũng đã kịp
tách ra hoàn toàn khỏi thân và tạo thành phần nhánh mới, sống độc lập
như cây đước sinh ra từ hạt.
Nhưng
khác với cây chính, cây này có thể chuyển động. Trong suốt thời gian
tăng trưởng, nó tạo ra những rễ mới hướng về trước, bất chấp phần phía
sau chết đi và tự hủy. Trong vòng 1 năm, cây mới này “đi” được 1 khoảng
cách khó tin đối với 1 vật thể được cho là bất động: 2 – 5cm. Nó chỉ
dừng lại nếu bị 1 cây khác cản đường hay tách quá xa khỏi bờ biển (lúc
này đáy biển quá sâu).
Cây sát thủ
Với
bộ rễ cắm chắc vào lòng đất, thân to, nhánh hướng thẳng lên trời, loài
cây này dường như vô hại. Nhưng không ai nghĩ rằng chúng đang giấu trong
mình những “vũ khí độc”. Tại vùng nhiệt đới, cây sung được xem là “kẻ
chuyên bóp cổ” loài cây khác.
Tất cả
bắt đầu bằng việc con chim nào đó nhấm nháp 1 quả sung mọng nước. Hạt
sung di chuyển đến hệ tiêu hóa chim. Do quá cứng nên hạt sung được thải
ra nguyên vẹn trong phân chim. Bất hạnh cho loài cây nào nhận được món
quà độc hại trời cho này. Vì nếu phân chim rơi xuống và kẹt trong chạc
cây, hạt sung sẽ nảy mầm. Từ đây, cây chủ bắt đầu lo lắng. Đầu tiên cây
sung nhỏ đâm rễ thẳng vào thân cây chủ. Dần dà những rễ khác mọc thêm,
bao bọc và quấn chặt lấy cây đã hậu đãi tiếp đón chúng.
Cây
càng mọc lên cao thì càng cần nước, nhưng do thân cây đã bị sung trói
chặt không thể to ra. Vì thế lượng nước dẫn từ rễ lên lá không đủ. Thiếu
nước, cây chết khát và “qua đời”.
Nó
phân huỷ hoàn toàn trong 1 – 2 năm. Tàn tích duy nhất của cuộc chiến âm
thầm này là chiếc bóng của nạn nhân. Nó hiện diện dưới dạng 1 khoảng
rỗng giữa những chiếc rễ sung sát thủ. Theo thời gian, rễ sung phát
triển tạo thành 1 thân cây thay thế.
Cây vòi nước
Garoe,
một loài thuộc họ thắng, có thể không bao giờ phát triển được tại đảo
Hierro. Chúng cần rất nhiều nước, trong khi trên hòn đảo vùng Canarie
này gần như trời không bao giờ mưa. Mặc dù vậy, thực tế thì garoe vẫn
sống khoẻ.
Không
có gì bí mật, vì lá cây của chúng có thể chảy nước thành vòi. Nước này
đến từ đâu? Từ lớp sương mù dày đặc thường xuyên ngự trị trên đảo ở độ
cao 600-1.500 m. Những giọt nước nhỏ bé tạo thành sương mù thường xuyên
bị gió đẩy đi. Gặp phải lá cây, chúng bám vào rồi tập hợp lại thành
những dòng nước nhỏ.
Tính ra thì một
cây garoe có thể tạo ra gần 80 lít nước/ngày nhờ giương ra một mạng lá
khổng lồ hàng trăm mét vuông (diện tích toàn bộ lá cây) để bắt những
giọt nước nhỏ trong sương mù. Chiến lược này xem ra rất hiệu quả vì hiện
nay có nhiều loài cây trên thế giới áp dụng, như ở Chile, Nam Phi… Từ
cây ôliu đến cây bách xù, bất kỳ loại nào cũng có thể tạo ra nước nếu
chúng có được tán lá đủ dày và điều kiện khí hậu ở đó giống như trên đảo
Hierro. Nguồn nước này hết sức quý giá cho dân chúng địa phương.
Theo VnExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét