Bài viết nầy do FB gia đình Phan Lê chia sẽ.
Trong bài nầy dùng nhiều thuật ngữ chuyên môn nhưng cũng không khó hiểu.Mời các bạn quan tâm đọc
DỊCH TỂ HỌC
THIẾU VITAMIN D
Thiếu hụt vitamin D
ảnh hưởng đến một tỷ người trên thế giới [1] trong khi chất này lại có vai trò
quan trọng trong chuyển hóa xương, phát triển não bộ và điều hòa hệ thống miễn
dịch. Quá trình tổng hợp vitamin D ở da dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời
hoặc tia cực tím và sự hấp thu vitamin D ở đường ruột là hai nguồn cung cấp
vitamin D chính của cơ thể.
Việt Nam tuy là một
quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới nắng nóng quanh năm nhưng độ lưu hành thiếu
hụt vitamin D ở vùng thành thị là 46% ở nữ giới và 20% ở nam giới[2]. Trong một
nghiên cứu khác ở miền Bắc Việt Nam, độ lưu hành của thiếu vitamin D trên phụ
nữ là 30%, gấp gần hai lần so với nam giới[5]. Khi tập trung khảo sát tìm
nguyên nhân thiếu hụt vitamin D trên phụ nữ và trẻ em tại 19 tỉnh thành của
Việt Nam, so với lượng khuyến cáo của IOM, khẩu phần vitamin D thực tế chỉ
chiếm khoảng 1% trong khi khẩu phần canxi thấp hơn 43% [4].
Các công trình tại
Việt Nam về tác hại của thiếu hụt vitamin D cho thấy có mối liên hệ giữa thiếu
hụt vitamin D với giảm phát triển ngôn ngữ của trẻ lúc 6 tháng tuổi cũng như là
một yếu tố nguy cơ của lao phổi trên nam giới[1],[3].
Tạ Bình Minh
...........................................................................
VITAMIN D & BỆNH
MÃN TÍNH
Vitamin D có vai trò
quan trọng cho sức khỏe. Nguồn vitamin D chủ yếu là từ sự tổng hợp
7-dehydrocholesterol trong da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tại gan,
vitamin D được chuyển hóa thành 25 – hydroxyvitamin D (25 (OH)2 D) sau đó được
thận chuyển thành 1,25 – dihydroxyvitamin D (1,25 (OH)2 D) – là thành phần hoạt
động của Vitamin D.
Theo kinh điển,
vitamin D có vai trò quan trọng cho sức khỏe của xương, nó kích thích ruột tăng
hấp thu can xi, magne, phospho. Tuy nhiên, người ta nhận thấy các thụ thể của
vitamin D (VDR – Vitamin D Receptor) còn hiện diện trên các loại tế bào khác
như tế bào β tụy, tế bào nội mạc mạch máu, tế bào thần kinh, tế bào miễn dịch
và nguyên bào xương. 1,25 (OH)2 D là một trong những chất ức chế sự tăng sinh
của cả tế bào ung thư và tế bào bình thường, nó cũng điều hòa hoạt động của tế
bào lympho T và B.
Tụy đáp ứng với tác
dụng của 1,25 (OH)2 D bằng cách tăng tiết Insulin. Thận không chỉ là cơ quan
tổng hợp 1,25 (OH)2 D mà còn là cơ quan đích của nó: 1,25 (OH)2 D kích thích
làm thận giảm tiết renin.
Tất cả điều này giải
thích vitamin D có liên quan đến một số bệnh mãn tính như ung thư, đái tháo
đường, tăng huyết áp, bệnh thận mãn, viêm khớp dạng thấp…Nhiều nghiên cứu quan
sát và nghiên cứu dịch tễ cho thấy vitamin D có vai trò trong bệnh tim mạch,
tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư…
Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều tranh cãi về vấn đề này do những hạn chế của các nghiên cứu cắt ngang và
dịch tễ. Điều trị bằng vitamin D trong dự phòng các bệnh mãn tính vẫn chưa được
khuyến cáo. Cần có các thử nghiệm lâm sàng lớn ngẫu nhiên, có nhóm chứng nhằm
khẳng định có hay không vai trò của vitamin D trong các bệnh tim mạch, đái tháo
đường, ung thư, miễn dịch…Một số thử nghiệm lâm sàng lớn ngẫu nhiên, có nhóm
chứng đang được tiến hành và hy vọng sẽ có câu trả lời trong khoảng 1-2 năm
nũa.
Hà Thị Kim Hồng
...............................................................................
VITAMIN D & BỆNH
NHIỄM TRÙNG
Vitamin D có vai trò
kinh điển trong việc duy trì mật độ xương với liều khuyến cáo hàng ngày khoảng
800 IU. Tuy nhiên, vitamin D cũng có tác động quan trọng “không kinh điển” trên
hệ miễn dịch thông qua tác dụng điều hòa miễn dịch đáp ứng và miễn dịch bẩm
sinh bằng cách tác động lên quá trình sản sinh các chất peptide kháng khuẩn nội
sinh cũng như điều hòa quá trình viêm.
Ngoài ra, việc phát
hiện ra thụ thể với vitamin D (VDR) cùng với men 1α-hydrolase có tác dụng
chuyển vitamin D thành dạng hoạt động ở các tế bào miễn dịch bao gồm bạch cầu
đơn nhân trong máu mở ra việc cách mạng hóa lĩnh vực miễn dịch học sinh tố D.
Kết quả từ nhiều
nghiên cứu quan sát cho thấy tình trạng thiếu vitamin D có thể làm gia tăng
nguy cơ nhiễm trùng cũng như mức độ nhiễm trùng trầm trọng, nhất là nhiễm trùng
hô hấp.
Hiện nay, có bằng
chứng mạnh mẽ cho việc điều trị bổ sung vitamin D trong các bệnh nhiễm
trùng như lao, cúm và nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.
Võ Tuấn Khoa*
và Nguyễn Thy Khuê
...............................................................................................
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ,
ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA THIẾU VITAMIN D
Đánh giá thiếu sinh
tố D
Để đánh giá tình
trạng thiếu sinh tố D, cần làm xét nghiệm đo 25(OH) D (25hydroxyvitamin D). Trị
số 25(OH)D <20ng/mL được định nghĩa là thiếu sinh tố D.
Nồng độ >30ng/mL
được xem là đủ, tuy nhiên do sự thay đổi của phương pháp xét nghiệm, nồng độ an
toàn cho cả người lớn và trẻ em nên nằm trong khỏang 40-60 ng/mL.
Mặc dù tình trạng thiếu
sinh tố phổ biến trên toàn thế giới, hiện nay các hiệp hội chuyên khoa Nội Tiết
vẫn khuyến cáo đo sinh tố D trên các đối tượng có yếu tố nguy cơ như béo phì,
người Mỹ gốc Phi, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị hội chứng kém hấp thu.
Khuyến cáo bổ sung
sinh tố D
Do tình trạng thiếu
sinh tố D phổ biến, các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung sinh tố D với liều
như sau:
- Trẻ sơ sinh cho đến 1 tuổi 400 UI sinh tố D/ngày
- Trẻ ≥ 1 tuổi, 600 IU/ngày tuy nhiên để đạt nồng độ sinh tố D trong máu luôn ở mức 30 ng/mL có khi cần đến 1000 IU/ngày
- Người trưởng thành từ 19-70 tuổi cần ít nhất 600 IU/ngày sinh tố D để bảo đảm sức khỏe của xương và cơ. Tuy nhiên để đạt mức sinh tố D > 30ng/mL, có thể cần ít nhất 1500-2000 IU/ngày sinh tố D
- Người ≥ 70 tuổi cần ít nhất 800 IU/ngày sinh tố D để bảo đảm sức khỏe xương và ngừa té ngã, cũng có thể cần ít nhất 1500-2000 IU/ngày để đạt đủ nồng độ sinh tố D trong máu.
- Phụ nữ có thai, cho con bú cần ít nhất 600 IU/ngày sinh tố D, và có thể cần đến 1500 IU/ngày để có nồng độ 25(OH) D trong huyết thanh > 30 ng/mL.
- Các bệnh nhân béo phì, đang dùng thuốc chống động kinh, glucocorticoid, thuốc chống nấm như ketoconazole, thuốc điều trị AIDS có thể cần liều gấp 2-3 lần liều cho từng nhóm tuổi.
Điều trị có thể uống
sinh tố D dạng cholecalciferol (D3) hoặc ergocalciferol (D2).
Có Hiệp Hội khuyến
cáo nên dùng D3 hơn D2, D2 dành cho những người ăn chay.
Điều trị thiếu sinh
tố D
Điều trị thiếu
Vitamin D
- Khi cần điều trị gấp tình trạng thiếu sinh tố D, thí dụ thiếu sinh tố D có triệu chứng lâm sàng hoặc trước khi điều trị bằng các thuốc chống tiêu xương mạnh (thí dụ zoledronate hoặc denosumab) có thể theo phác đồ sau:
- Điều trị tấn công với tổng liều khoảng 300 000 IU sinh tố D, chia dùng mỗi tuần một lần hoặc mỗi ngày trong khoảng thời gian 6-10 tuần lễ.
- Tiếp theo dùng liều duy trì, liều sinh tố D tương đương 800-2000 IU/ngày (có thể lên đến 4000 IU/ngày) hoặc liều cao hơn dùng cách khoảng
- Nếu tình trạng không khẩn cấp, hoặc bổ sung sinh tố D cùng thuốc chống tiêu xương, có thể dùng liều duy trì, không cần liều tấn công.
- Liều tấn công và liều duy trì có thể thay đổi theo khuyến cáo của các Hiệp Hội chuyên khoa, mục tiêu duy trì mức 25(OH)D>30ng/mL.
- Theo dõi nồng độ calci trong huyết thanh 1 tháng sau khi dùng liều tấn công hoặc
- sau khi bổ sung sinh tố D để loại trừ trường hợp có cường tuyến cận giáp tiềm ẩn.
- Đo 25(OH) D trong huyết thanh thường qui không cần thiết nhưng có thể đo khi bệnh nhân có triệu chứng thiếu sinh tố D hoặc hội chứng kém hấp thu hoặc khi nghi ngờ bệnh nhân không dùng thuốc
- Nếu bệnh nhân có tình trạng sản xuất 1,25(OH)2D ngoài thận, cần theo dõi nồng độ sinh tố D và calci huyết thanh để tránh tình trạng tăng calci huyết thanh.
- Ở bệnh nhân cường tuyến cận giáp đồng thời thiếu sinh tố D, điều trị sinh tố D theo nhu cầu, theo dõi nồng độ calci.
Ngộ độc sinh tố D:
Ngộ độc sinh tố D
được đặc trưng bởi tình trạng tăng calci máu, tăng calci nước tiểu, tăng
phophat máu lâu ngày sẽ đưa đến calci hóa tại các tổ chức mô và sạn đường tiết
niệu. Bệnh nhân thường có nồng độ sinh tố D >150 ng/mL. Đối với nam giới
trưởng thành, liều sinh tố D 10.000 IU/ngày cũng chưa có dấu hiệu ngộ độc,
không có tăng calci máu và calci niệu sau 5 tháng, dù liều này lớn hơn liều
khuyến cáo rất nhiều. Khi có dấu hiệu ngộ độc, ngưng sinh tố D, khoảng 2 tháng
sau nồng độ 25(OH)D sẽ xuống đến 100 ng/mL
Nguyễn Thy Khuê
Tài liệu tham khảo
thêm:
- Arash Hossein-nezhad, Michael Holick. Vitamin D for health: A Global Perspective. Mayo Clin Proc. July 2013; 88(7) 720-755
- Holick MF, Binkley NC, Bischoff-Ferrari HA, et al. Evaluation, treatment and prevention of vitamin D deficiency: an Endocrine Society clinical practice guideline. J Clin Endocrinol Metab. 2011;96(7): 1911-1930
- Terry J. Aspray; Claire Bowring; William Fraser et al. National Osteoporosis Society Vitamin D Guideline Summary. Age Ageing. 2014;43(5):592-595.
- (ảnh Nấm,nguồn BS VitD từ GDTĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét