29 thg 9, 2015

3 cách để hóa giải cảm xúc tiêu cực

3 cách để hóa giải cảm xúc tiêu cực

(MiaZeus/iStock)
Thiền định không phải là việc hướng ra bên ngoài mà là nhìn vào bên trong, tìm ra con đường đi đến sự tĩnh lặng bên trong tâm hồn thay vì chạy trốn những hỗn loạn bên ngoài. (MiaZeus/iStock)
Trong cuộc đời mỗi người, dù ít hay nhiều, chúng ta vẫn luôn gặp phải những người làm cho ta oán giận. Chúng ta thầm nghĩ: “Họ dám làm vậy sao!”,  “Mình sẽ không bao giờ làm điều đó”, “Chắc chắn mình không bao giờ ích kỷ như vậy”. Thậm chí chúng ta còn trở nên suy sụp tinh thần trước một số người hoặc tình huống mà chúng ta cảm thấy thật quá bất công. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn để đón nhận sự việc theo một cách khác và không cho phép những cảm xúc tiêu cực trở nên lấn át.
Bạn có thể học hỏi từ bất cứ nơi nào. Nhưng nếu bạn lựa chọn đi theo quan điểm Phật giáo truyền thống, bạn sẽ nhận ra rằng những sự việc ở trên đời hết thảy đều là hư ảo, chúng chỉ giống như một giấc mơ, nơi mà chúng ta không ngừng học hỏi và có cơ hội để thay đổi chính mình trong những cảm xúc tiêu cực và sự việc bất công. Phật gia dạy rằng có ba yếu tố cốt lõi có thể giúp chúng ta hóa giải những cảm xúc tiêu cực của mình.

“Khi bạn thay đổi cách nhìn nhận sự việc, thì sự việc ấy tự nhiên sẽ thay đổi.”

1. Lắng nghe

Đầu tiên là lắng nghe – lắng nghe thực sự, chứ không phải là vừa nghe vừa xem ti vi hoặc tranh thủ làm việc khác. Thực sự lắng nghe khi chúng ta tỉnh táo và tập trung. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ có thể nghe thấy được mọi thứ theo một cách khác thay vì cách lắng nghe hời hợt thông thường. Nó có khả năng chạm đến trí tuệ sâu xa bên trong mỗi chúng ta và tìm ra câu trả lời mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới.
(StockPhotosArt/iStock)
Suy ngẫm là việc tĩnh lặng suy nghĩ về những gì chúng ta nghe được, về những điều mà trí tuệ của nội tâm nhận ra và ý nghĩa của chúng đối với chúng ta. (StockPhotosArt/iStock)

2. Suy ngẫm

Thứ hai là suy ngẫm. Chúng ta đang sống trong một xã hội hối hả và thực dụng đến nỗi việc giành ra ba hay bốn ngày để suy nghĩ về một vấn đề là điều quá xa xỉ. Chúng ta được rèn luyện để hài lòng một cách tức thời và sự chú ý của chúng ta chỉ có thể kéo dài 30 giây cho một quảng cáo thương mại. Suy ngẫm là việc tĩnh lặng suy nghĩ về những gì chúng ta nghe được, về những điều mà trí tuệ của nội tâm nhận ra và ý nghĩa của chúng đối với chúng ta.

3. Thiền định

Thứ ba là thiền  định. Sogyal Rinpoche, trong cuốn sách Phật giáo cổ của ông, The Tibetan Book of Living and Dying (Tạng thư sống chết), gợi ý rằng chúng ta có thể ngồi thiền với đôi mắt mở. Thiền định không phải là việc hướng ra bên ngoài mà là nhìn vào bên trong, tìm ra con đường đi đến sự tĩnh lặng bên trong tâm hồn thay vì chạy trốn những hỗn loạn bên ngoài. Thiền định không phải là tụng kinh hoặc ngồi bất động. Sự tĩnh lặng chân chính có thể đến trong một vài khoảnh khắc trong thiền định khi tâm trí được thông tỏ. Thiền định giống như một sự sàng lọc tinh thần.
7027695531_c85d3f1bd4_z
Sự tĩnh lặng chân chính có thể đến trong một vài khoảnh khắc trong thiền định khi tâm trí được thông tỏ. (jean-daniel pauget/Flickr/CC BY)
Đây là quá trình để chúng ta tháo gỡ những phán xét và cảm xúc tiêu cực. Điều đó không hề dễ dàng, nhưng nếu chúng ta nhẫn nại và siêng năng, chúng ta có thể thay đổi cách thức nhìn nhận sự việc, giống như tiến sĩ Wayne Dyer đã từng nói: “Khi bạn thay đổi cách nhìn nhận sự việc, thì sự việc ấy tự nhiên sẽ thay đổi”.
Bài viết này được đăng lần đầu trên www.NaturallySavvy.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét