30 thg 9, 2015

Nghề Dạy học. - Nguyễn Thị Nhường (k.9,SPSG )




     Ngày xưa
   
      Nếu Thầy Cô nào không khỏe thì nghề dạy học được gọi là   Nghề  Bán cháo phổi
    
       Nếu Thầy Cô nào gặp phải vài chuyện không vui thì nghề dạy học được gọi là  “Nghề Dưa đò”
    
      Còn nếu Thầy Cô nào có được những thành tựu tốt đẹp thì nghề dạy học được gọi là  
 Kỷ sư tâm hồn”.
    
      Cũng có những Thầy Cô bắt chước Cụ Trần Tế Xương tự giểu mình

                   “Chiều 30 Tết Thầy giáo tháo giầy ra chợ bán
           Sáng mùng một Giáo chức dứt cháo đón Xuân sang “
   
       Nhưng cho dù gọi là gì thì nghề dạy học cũng đươc xem trọng bởi “Không Thầy đố mày làm nên”  
   
      Và người Thầy luôn sồng gương mẫu , chuẩn mực. Là tấm gương cho học sinh noi theo. Truyền lại những kiến thức có được cho học sinh mình với tất cả tấm lòng .
  
      Nhưng  buồn thay !!!  khi rời bục giảng Thầy cô giáo thường bị lãng quên nhất là đến tuổi nghĩ hưu , sống âm thầm bên con cháu ,đôi khi gặp lai những học trò xưa , nhận một lời chào xã giao ,rồi thôi .
     
      Ngày nay
       
      Nghề dạy học được tôn vinh là “ Nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí
   
      Ngày Quốc Tế Hiến Chương các Nhà Giáo 20. 11 hằng năm đã thực sự là ngày Tết của các Thầy Cô giáo  còn đang giảng dạy cũng như các Thầy Cô giáo đã nghĩ hưu . Các em học sinh tặng hoa tặng quà cho Thầy Cô mình , các Thầy Cô giáo đang giảng dạy tặng hoa ,tặng quà cho các Thầy Cô đã nghĩ hưu .
   
      Và một sự kiện nữa ra đời là sự thành lập Hội Cựu Giáo Chức ,tất cả Thầy Cô giáo đã nghĩ dạy đều được  mời vào Hội .

      Đây là phát biểu của một Hội viên đã 86 tuổi nhân ngày QTHC CNG 20.11 đã nói lên ý nghĩa của Hội CGC .
 
       Hôm nay trong không khí dạt dào niềm vui của lễ kỷ niệm Ngày NGVN 20.11 , chúng tôi thật sự xúc động trước những nghĩa cử ,những ân tình mà Hội CGC TP Tây Ninh đã dành cho chúng tôi .
       Sau những năm tháng miệt mài cống hiến cho sự nghiệp giáo dục , chúng tôi rời buc giảng trở về cuộc sống đời thường .Những tưởng rằng chúng tôi đã là người đứng bên lề xã hội. Thế nhưng , sự ra đời của Hội CGC đã giúp chúng tôi không còn đơn độc, Hội là bong mát dưới trưa hè oi ả . Hội cho chúng tôi một mái ấm chung, một chỗ dựa tinh thần vững chắc.
        Nhiều hoạt động thiết thực được Hội triển khai nhằm hổ trợ đời song tinh thần và vật chất cho anh chị em hội viên.
        Khi hội viên và người thân đau ốm ,gặp rủi ro , hoạn nạn đều được Hội quan tâm thăm hỏi . động viên ,chia sẽ ,hổ trợ .
 
       Hội viên khó khăn về kinh tế được cấp thẻ BHYT hay trao tận tay những phần quà thiết thực để giúp họ qua cơn ngặt nghèo .
        Hội viên qua đời được Hội tổ chức phúng viếng , có điếu văn tiển đưa, việc làm này giúp an ủi ,làm vơi đi phần nào dau buồn cho người ở lại.
        Hội còn tổ chức mừng Thọ, tổ chức những chuyến tham quan du lịch phù hợp với tuổi già và qua những lần đi chung , ăn ,ở chung chúng tôi hiểu nhau hơn truyền cho nhau những kinh nghiệm sống ,tâm sự với nhau những gì mà từ lâu giữ kín trong lòng qua đó Hội nắm bắt được những tâm tư nguyện vong cua anh chị em để có cách giải quyết thấu tình đạt lý.
         Hội cũng thường xuyên nhắc nhở chúng tôi giữ gìn và phát huy truyền thong tốt đẹp cùa giáo giới .
   
        Hội đã tạo được sự thân thiết ,gắn bó , đoàn kết giữa các HV với HV ,giữa HV với tổ chức  Hội .
         Giờ đây Nghề dạy học không còn gọi là Nghề bán cháo phổi hay nghề đưa đò nữa
mà nghề dạy học đã được xem là Nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí .
                                                
                                        Thành phố Tây Ninh hè 2015

                                        Cgc/chs   Nguyễn thị Nhường.
(ảnh minh họa:từ Giai Điệu Tây Ninh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét