Người
tên là tôi
bị tôi giam
trong toà tháp
của
lâu đài,
đang khóc than.
Tôi
mải miết xây tường bao quanh tháp; và khi ngày qua ngày
bức
tường lên cao tận trời xanh tôi đã quên đi chân
ngã trong bóng tối của nó.
Tôi
tự hào về bức tường vĩ đại
này, và trát vữa bằng bụi và cát kẻo còn một
lỗ hổng trong cái tên ấy; và với tất cả cẩn trọng
khi thực hiện, tôi đã quên đi chân ngã của mình.
Gitanjali
Thơ Hiến dâng,
bài 29
_____________________
He
whom I enclose with my name is weeping in this dungeon.
I
am ever busy building this wall all around; and as this wall goes up
into the sky day by day I lose sight of my true being in its dark
shadow.
I
take pride in this great wall, and I plaster it with dust and sand
lest a least hole should be left in this name; and for all the care I
take I lose sight of my true being.
Gitanjali (Song
Offerings), N°29
Chú thích :
Bài thơ này không có
tựa, chỉ được đánh số thứ tự như những bài khác
trong tập thơ Gitanjali
(Song Offerings),
xuất
bản năm 1912.
Gitanjali
(Song Offerings)
mang lại giải Nobel trao tặng tác giả năm 1913.
Nguyên tác tập thơ viết tiếng Bengal, do tác giả tự
dịch sang tiếng Anh. Tựa "Dungeon" do người sau
đặt. Người dịch cũng mạn phép đặt tựa như trên.
Dungeon là cấu trúc rất
quan trọng trong lâu đài của lãnh chúa thời châu Âu
Trung cổ. Nó là một cái tháp cao, rất ít đường ra vào,
nối với phần chính của lâu đài. Đó là chỗ được
bảo vệ, nơi cố thủ cuối cùng, kiên cố nhất. Dĩ
nhiên vòng bảo vệ bên ngoài là tường thành của lâu
đài. Trong dungeon có hầm ngục; đó là nơi giam giữ binh
lính đối thủ bị bắt, hay những kẻ phạm tội. Về
sau ý nghĩa của "dungeon" đối với dân chúng chỉ
còn là "hầm ngục", cho nên "hầm ngục"
trở thành nghĩa chính của tên này trong một số từ điển
thông thường.
Ở đây người bị
"enclose" trong tên tôi cũng là chính tôi, nên
ngữ cảnh bài thơ (một
cái tôi năng động trong cả toà lâu đài -- mà bản thân
nó là một ẩn dụ của ý thức con người) không
hợp với nghĩa "hầm ngục"...
Cũng do đó "enclose" nên dịch là "giam".
Theo thiển ý, trong bài
thơ tác giả nói lên ý nghĩa triết học của mình về
"cái tôi". Ông nhận
định rằng "cái
tôi", như sự
nhận thức của con người về chính mình,
không thể là "cái tôi đích thực", "my
true being", mà
người dịch gọi là "chân ngã",
theo một số tác giả. Như trong Một
số điểm cơ bản trong niềm tin Ấn giáo.
Giữ cho chân ngã toàn vẹn và trong sáng nhất là lý tưởng tu tập của
nguời theo Ấn giáo, vì chân ngã là một thành phần
trong tôi của "Đại Ngã",
Brahman, thực thể tinh thần tuyệt đối và bao trùm mọi
sinh linh. Đây là điều khác với Phật giáo, mà lý tưởng là đạt đến cái
"vô ngã".
Tóm lại, khi muốn xây dựng và bảo vệ "cái tôi",
tôi đã đánh mất chân ngã nên chỉ
có thể khóc than.
Hàn Thuỷ
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét