Tiền thân của trường Sư Phạm Sài Gòn khi xưa chính là trường Sư Phạm Nam Việt, được thành lập năm 1950. Lúc đầu nằm trong khuôn viên trường Đỗ Hữu Vị, gần Chợ Bến Thành, phía sau Bệnh Viện Saigon trên đường Huỳnh Thúc Kháng ( Ngày nay là Trường Kỹ Thuật Cao Thắng ).
Năm 1955 trường Sư Phạm Nam Việt di chuyễn về đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần Thảo Cầm Viên, sau nầy là trường Trung học Võ Trường Toản.
Năm 1956 trường được dời về và sát nhập vào trường Quốc Gia Sư Phạm, trước khi trường nầy được xây dựng mới tọa lạc tại góc đường Thành Thái - Cộng Hòa (nay là An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ).
Trường Quốc Gia Sư Phạm có một cơ sở trực thuộc là trường Sư Phạm Thực Hành - nằm trên đường Trần Bình Trọng.
Trường Sư Phạm Nam Việt lúc bấy giờ tuyển giáo sinh có bằng tiểu học - đào tạo trong thời gian 4 năm. Trong 2 năm đầu học tập dưới dạng tổng quát như bậc trung học. 2 năm kế tiếp học thêm các môn nghiệp vụ như : Sư Phạm Lý Thuyết, Sư Phạm Thực Hành, Tâm Lý Giáo Dục, Quản Trị Học Đường…và thực tập. Cuối năm thứ 4, giáo sinh thi tốt nghiệp lấy Chứng Chỉ Khả Năng Sư Phạm CAP ( Certificate d’ Aptitude Pédagogique ) và thi lấy bằng trung học DEPSI ( Diplôma d’ Éudes Primaire Supénieures Indochinoise ) Tương đương bằng trung học đệ nhất cấp sau nầy.
Trường Quốc Gia Sư Phạm sau nầy đổi tên là trường Sư Phạm Sài Gòn bắt đầu tuyển sinh năm 1955. Giáo sinh phải có bằng trung học Đệ Nhất Cấp và được đào tạo phân ra 2 hệ : học 1 năm ngạch giáo viên tiểu học, học 3 năm ngạch Giáo Học Bổ Túc (Ra trường có thể được bổ nhiệm dạy những lớp đầu cấp của bậc trung học).
Từ năm 1962 trình độ dự tuyển vào trường của giáo sinh được nâng lên cao, phải có bằng Tú Tài phần I, học trong 2 năm. Chương trình đào tạo được cải tiến, học thêm nhiều môn học mới, cụ thể và chuyên sâu hơn trong nghiệp vụ giảng dạy trong lớp, quản trị học đường, giao tiếp cộng đồng…
Trong nổ lực nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên như nhiều nước phát triễn khác, dạy bậc tiểu học cũng phải là người tốt nghiệp ngành Sư Phạm bậc đại học, kể từ năm 1973, trình độ dự tuyển của giáo sinh cũng được nâng lên là phải có bằng Tú Tài phần II, học 2 năm chuẩn bị cho bước đầu đổi tên trường là Cao Đẳng Sư Phạm.
Không chỉ cung cấp cho bậc tiểu học toàn miền nam nhiều giáo viên giỏi,trường Sư Phạm Sài Gòn còn cung cấp cho bậc trung học nhiều giáo viên ưu tú, vì đa số giáo sinh sau khi tốt nghiệp đi dạy học vẫn phấn đấu học thêm ở các trường Đại Học Luật Khoa, Văn Khoa, Khoa Học…
Tính chung từ năm 1962 đến năm 1975 trường Sư Phạm Sài Gòn đào tạo tất cả 13 Khóa. Sau tháng 4-1975 giáo sinh tốt nghiệp vẫn được tiếp tục nhiệm vụ giảng dạy sau khi đã qua khóa bồi dưỡng nghiệp vụ và chính trị.
Kinh qua những năm học dưới mái trường Sư Phạm Sài Gòn, cùng với những khóa bồi dưỡng ngắn hạn về chính trị, nghiệp vụ…Các giáo viên giờ đây đã trưởng thành trong vai trò chủ chốt của ngành giáo dục là giáo viên dạy gỏi, nhà giáo ưu tú…và thành công trong vai trò cấp lãnh đạo của ngành giáo dục quận, huyện, tỉnh, thành…
Gs. Nguyễn Duy Linh
http://suphamsaigon.blogspot.com
SAIGON 1920-1929 - Entrée de l'École Normale d'Instituteurs -
TRƯỜNG SƯ PHẠM, Rue Rousseau nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa chỉ Số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nơi nầy sau 1954 được chia thành ba phần: trường Trưng Vương (phần bên trái), Võ Trường Toản (phần bên phải) và phần giữa là Nha Tổng Giám Đốc Trung Học (nơi sau này là Nha Khảo Thí, lo về các kỳ thi Trung học và Tú Tài tại miền Nam VN).
SAIGON 1920-1929 - Entrée de l'École Normale d'Instituteurs -
TRƯỜNG SƯ PHẠM, Rue Rousseau nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa chỉ Số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nơi nầy sau 1954 được chia thành ba phần: trường Trưng Vương (phần bên trái), Võ Trường Toản (phần bên phải) và phần giữa là Nha Tổng Giám Đốc Trung Học (nơi sau này là Nha Khảo Thí, lo về các kỳ thi Trung học và Tú Tài tại miền Nam VN).
Ảnh SPSG hải ngoại hop cách nay 3 năm
Ngồi Thầy Lẹ Thanh Hoàng Dân,Dương Ngoc Sum,Doãn Quốc Sỹ,Nguyễn Duy Linh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét