16 thg 7, 2021

Chữ Nghĩa Làng Văn -kỳ 15/7/2021 - Ngộ Không Phi Ngọc Hùng

Chữ nghĩa làng văn

***

rảng

Trảng : bãi rộng

 (Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)

 Bánh bò

 Dựa vào Ðại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản cách đây trên 110 năm. Trong sách này, tác giả ghi bánh vú bò 

Huỳnh Tịnh Của giải thích vì bánh đổ vào chén, trông giống như cái vú con bò. Về sau rút gọn thành…bánh bò.

 Ðây là hiện tượng tỉnh lược trong ngôn ngữ.

Các từ sau đây cũng bị hiện tượng tỉnh lược chi phối: dầu con rái => dầu rái, nấm tai mèo => nấm mèo...

 Lê Trung Hoa - Hiện tượng tỉnh lược trong ngôn ngữ)

 Chữ Việt cổ

 Do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ khảo sát những từ đã từng tồn tại là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại…

Vậc nhau: binh nhau

 (Đại Nam quốc âm tự vị - Huỳnh Tịnh Paulus Của)

 Chữ là nghĩa

 Chữ Việt gốc Tàu là một đặc thù của văn hóa Đồng Nai – Cửu Long, là những chữ, mà ta dùng thẳng từ của người Tầu và dùng âm của mẫu tự quốc ngữ viết lại.

 Như:

Phở nguồn gốc từ chữ “phảnh” của tiếng Quảng Đông.

 

Nạm là miếng thịt ở bụng con bò có một lớp mỡ đính sát vào miếng nạm.

Ngầu mà ta đọc là gầu. Hán Việt là “ngầu đục”, đúng nghĩa là…miếng thịt bò.

 

“oằn oại” hay “quằn quại”?

 Xưa nay bản thân tôi vẫn thường viết “oằn oại”, nhưng thỉnh thoảng lại thấy có nhiều sách viết là “quằn quại”.

Vậy xin hỏi ai biết nhóm chữ nào đúng xin chỉ bảo giùm.

 oằn oại : vặn mình nhè nhẹ

quằn quại : vặn mình dữ dội

 I think

 Chữ là nghĩa

 Lẩu, Quảng Đông đọc là “lò lửa”. Ta đọc là…”lẩ-u” là dụng cụ nấu nướng gồm cái lò và  nồi nước. Vì nồi nấu có nước bao quanh một cái ống nên còn được gọi là…cù lao.

 Lẫu còn gọi là “tả pín lù”. Hán Việt là “đả biên lư” nghĩa là “đánh bên lò”.. Từ “tả pín lù” của Tầu ta có…”thịt bò nhúng dấm”.

 

(Lê Ngọc Trụ – Tầm nguyên tự điển Việt Nam)

 Đã có một thời…

 

Nhà thơ Tô Kiều Ngân từ đời lính đến Tao Đàn

(Đinh Hùng – tranh Tạ Tỵ)

Người khai sinh và điều khiển chương trình Tao Đàn là thi sĩ Đinh Hùng.

  

Chương trình Tao Đàn có thể chia ra làm 3 bộ phận. Bộ phận quan trọng nhất là ban biên tập và diễn đọc gồm Đinh Hùng, Thanh Nam, Thái Thủy; vài năm sau có Huy Quang Vũ Đức Vinh. Bộ phận thứ 2 là ban ca ngâm gồm những tài tử nam, nữ trình diễn thường xuyên hay tùy hứng. Người “đa năng” nhất trong ban Tao Đàn là Tô Kiều Ngân. Anh vừa là tài tử diễn ngâm, vừa biên tập, vừa trong ban nhạc.

Tiếng sáo Tô Kiều Ngân réo rắt được coi là “indicatif” của Tao Đàn, hợp cùng tiếng đàn thập lục trầm bổng của Bửu Lộc, tiếng piano trầm ấm của Ngọc Bích, hay Phạm Đình Chương.

 

Về giọng ngâm nam ngoài họ Tô, còn có Hoàng Thư; một thời giọng ngâm Thanh Hùng cũng có góp tiếng trên đài. Tô Kiều Ngân tuy giọng không khỏe nhưng anh là người ngâm “khéo” nhất, ngâm giọng Bắc, giọng Trung đều nhuyễn. Hoàng Thư có chất giọng say sưa, mạnh mẽ được đời nhớ mãi trong Bài ca Ngư phủ của Vũ Hoàng Chương. Thanh Hùng với giọng thổ pha kim, xuất sắc trong những tác phẩm bi hùng. Có những giọng ngâm không có mặt lâu năm trên đài nhưng vẫn được đời ghi nhớ như Quách Đàm trong những bài lục bát hoặc Thiếu Lang trong Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác.

 

Về giọng ngâm nữ lúc khởi đầu phải nhắc tới cái ngọt ngào của Giáng Hương nhưng không thể nào quên giọng ngâm đổ hột đặc sắc của bà Đàm Mộng Hoàn, một danh tiếng vang lừng tại Khâm Thiên tiền chiến trong Tỳ bà Hành.

Giọng ngâm nữ nhiều năm làm thổn thức trái tim thính giả là Hồ Điệp trong những bài thơ nức nở TTKH. Về sau có một giọng nữ như sương như khói làm khởi sắc những vần ca dao dân tộc và những bài ca huyền sử. Đó là giọng ngâm Hoàng Oanh”.

 (Văn Quang)

 Chữ nghĩa lỗ mỗ ngu ngơ

 Tôi lấy vợ là vơ lấy tội, biết là tội mà vẫn cứ vơ

Tôi lấy chồng là trông thấy tồi, biết là tồi mà vẫn cứ lấy

 Đã có một thời…

 Thái Thủy

 Tôi không nhớ quen biết anh Thái Thuỷ từ năm nào, chỉ nhớ khoảng năm 1957, khi tôi từ Nha Trang về làm việc tại Ban Báo Chí Nha Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Quốc Phòng. Khi đó anh Thái Thuỷ đang làm chương trình Tao Đàn với các anh Đinh Hùng, Huy Quang, Thanh Nam, Hoàng Thư, Hồ Điệp, Phạm Đình Chương, Ngọc Bích, Tô Kiều Ngân, Quách Đàm. Có lẽ, qua một trong số những người bạn này, tôi gặp Thái Thuỷ.

 Hồi đó anh đang sống chung với Thanh Nam và Hoàng Thư. Ba chàng ngự lâm không biết bắn súng này sống trong một ngôi nhà ở đường Phan Văn Trị rồi sau đó chuyển về sau rạp hát Quốc Thanh, gần đường Cống Quỳnh và nơi trú ngụ sau cùng là building Cửu Long, nằm trên đường Hai Bà Trưng, nay vẫn còn. Ngày nay thì nó tàn tạ lắm rồi, trông bề ngoài nhơm nhếch, cứ như  “dân tứ xứ đi chiếm đất giành dân” vào ngự triï vậy.

Đôi lúc đi ngang qua mà bùi ngùi.

 ( xem Rạp hát xưa: Những thiên đường của Tết


Những ngày tháng đó chúng tôi mới có nhiều kỷ niệm. Leo lên hơn 80 bậc thang mới tới căn phòng số 7 C (nếu tôi nhớ không lầm) trên lầu 3, building Cửu Long.

Căn phòng toen hoẻn chỉ có một cái giường vừa đủ một người nằm, vậy mà 3 ông nghệ sĩ được coi là “lớn” của Sài Gòn thời đó, chung nhau ở trọ. Thời kỳ này cả 3 cùng độc thân, 1 ông nằm giường, hai ông nằm đất. Sau này ông Thái Thuỷ mới “tậu” được căn phòng 11 C. Lúc đó ông Thanh Nam mới mua được một cái tủ lạnh, chứa thức ăn thì ít, chứa la de thì nhiều. Nhưng thật ra Thanh Nam được mệnh danh là “ba 33”, tức là chỉ uống ba ly là chân tay quờ quạng rồi.

 (Một chút kỷ niệm xưa – Văn Quang)

 Thành ngữ hiện đại, hiện thực

 Con ta do vợ sanh ra

Chứ ta với vợ chẳng bà con chi.

Thực ra hôm vợ vu quy

Ta chỉ làm lính hầu đi bên nàng.

 151 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ

 

Nhà thơ Phan Khôi, chủ nhiệm chủ bút báo Nhân Văn, theo dư luận là người chủ xướng vụ chống lãnh đạo văn nghệ ở miền Bắc năm 1956, từ trần ngày 16 tháng 1, 1959 ở tuổi 72, tới nay đã là 55 năm vắng bóng. Ðộc giả miền Nam nhiều người biết đến ông qua cuốn “Trăm Hoa Ðua Nở Trên Ðất Bắc” của Hoàng Văn Chí.

 

Nói chung chung, vụ Nhân Văn-Giai Phẩm từng được hiểu là vụ nổi dậy chống đảng cộng sản của văn nghệ sĩ trí thức miền Bắc, song trên thực tế, và nhất là từ khi có những cuốn hồi ký của Trần Dần, Tô Hoài, những bài viết của người trong cuộc, sự thực đã khác hẳn. Không ai trong nhóm Nhân Văn dám công khai chống đảng cộng sản, họ chỉ chống lãnh đạo văn nghệ. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn viết: “Ðã lâu tôi không được đọc và biết tin gì rõ rệt về Phan Khôi. Tuy nhiên, nếu chỉ nói về sự chống đối của ông với chính quyền miền Bắc thì tôi nghĩ Phan Khôi không chống cả lãnh đạo (cộng sản) mà chỉ chống một số nhân vật lãnh đạo mà thôi.” (Thời Tập số 4, tháng 3, 1974)

Người biết rõ nội vụ Nhân Văn-Giai Phẩm không ai bằng họa sĩ Trần Duy, thư ký tòa soạn báo Nhân Văn. Nếu còn sống, năm nay ông cũng trên 80 tuổi. Ðọc bài ông kể lại những kinh nghiệm riêng liên hệ tới nội vụ, mà nhà văn Phạm Thị Hoài từ Ðức cho phổ biến trên Talawas, người đọc như rớt từ trên mây.

 Trần Duy viết: “Từ những ngày đầu tháng 3 năm 1955, thời gian mà Trần Dần, Hoàng Cầm, Tử Phác ở phòng Văn Nghệ Quân Ðội chủ trương phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Trong lúc ấy thì Xuân Diệu trong hai số báo Văn Nghệ (tháng 2, 1955) lại tung hô hết lời khen tập thơ này. Ông Phan Khôi nói với tôi: “Không ai cấm người làm thơ dở. Nhưng cái không may là người làm thơ dở lại làm người lãnh đạo”.

Trần Duy kết luận: “Như vậy... chỉ nhằm đánh chết nhóm cầm đầu chống Tố Hữu và thơ Tố Hữu. Chính vì họ chống Tố Hữu và thơ Tố Hữu nên Tố Hữu đã tìm mọi cách quy nhóm này vào tội chống cách mạng, chống đảng...”.


Nửa thế kỷ sau, văn học sử Việt Nam đang được viết lại, bởi chính những người trong cuộc, và các nhân chứng. Ðã không còn thấy ai ca ngợi thơ của lãnh đạo, song thơ của vị chủ nhiệm chủ bút Nhân Văn Phan Khôi vẫn như nắng, như gió.

 (55 năm ngày mất Phan Khôi – Viên Linh)

 Thành ngữ hiện đại, hiện thực

 Một con ngựa đau, cả tàu bỏ… chạy

 Đuờng văn ngõ chữ

 Hoài Thanh, con người sinh ra để đọc thơ, bình thơ

 Tôi được tiếp xúc với Hoài Thanh nhiều lần. Hầu hết những ghi chép của tôi về ông, tôi đã sử dụng trong bài chân dung đặt tên là “Hoài Thanh, con người sinh ra để đọc thơ, bình thơ”.ở đây tôi chỉ xin ghi một số điều về ông mà tôi chưa có dịp viết ra hoặc viết ra chưa đầy đủ. Hoài Thanh là con người sống bằng tình cảm. Cái tạng ông nó thế (Người ta từng cho ông thuộc loại phê bình tình cảm – để phân biệt với phê bình lý trí, phê bình khoa học chủ nghĩa scientisme). Cho nên, ông có quan hệ đặc biệt với Tố Hữu, viết rất say sưa về thơ Tố Hữu, tập thơ nào củaTố Hữu ra đời cũng lập tức có một bài phê bình rất tâm huyết của ông.

 Ông nói về Chế Lan Viên: “Chế Lan Viên sắc sảo, nhiều sáng tạo khá hấp dẫn. Nhưng tôi cứ lởn vởn ý nghĩ về chỗ trung thực của anh. Cuốn Thi nhân Việt Nam của tôi có nhiều sai lầm. Nhưng điều tôi ân hận hơn cả là…đã qúa khen Chế Lan Viên.

Thực thì chắc có thực, nhưng có thực đến mức ấy không? Có thật “Hồn ai trú ẩn ở đầu ta”, có thật có “tâm hồn Chàm” thế không? Có muốn trốn lên “một tinh cầu giá lạnh” thật không? Xuân Diệu thì chân chất, thật thà.”

 Về Nguyễn Đình Thi, ông nói vắn tắt: 

“Chưa bao giờ tôi đánh giá cao nhân cách của Nguyễn Đình Thi.

cũng đánh giá rất thấp con người Huy Cận:  người nhân cách tốt nhưng thơ lại không hay, như Thanh Tịnh.  người nhân cách kém  thơ lại hay, như Huy Cận”. Đây là ông nói Huy Cận trước năm 1945, Huy Cận “Lửa thiêng”. Thơ Huy Cận sau 1945, ông cho là tầm thường (vulgaire).

 Hoài Thanh nói về Nguyên Hồng:

Lắm lúc không biết anh ấy thật hay giả. Trên diễn đàn, đang nói, dừng lại: “Cho tôi khóc một lúc đã”. Nguyên Hồng cũng không gắn với một trách nhiệm cụ thể nào, nên chậm tiến bộ”.

 (Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh)

 Lang thang và chu cha


Trong ngôn ngữ Việt có 2 từ láy rất hay dùng , những từ này mang nặng phong cách dân dã chứng tỏ là nó thuộc về đại chúng. Là những từ nằm trong lòng phát ra ‘cửa miệng’ chẳng cần suy nghĩ lựa lời chi cả nhưng lại ít ai biết căn nguyên của nó; quen rồi cứ ‘xài’ không cần biết nó ở đâu ra và tại sao lại dùng như thế, sách vở chưa hề có lời giải thích ..., Tự điển tiếng Việt cũng vậy không có dòng nào đề cập đến vấn đề này.

Hai từ quen mà lạ này là: ‘lang thang ‘ và ‘chu cha’ hay ‘châu cha’

Lang thang .
Lang thang là đi hết chỗ này đến chỗ khác 1 cách bất định không có chủ đích rõ rệt , lạ là ở chỗ lang và thang trong tiếng Việt không mang ý nào liên quan đến sự đi lại cả .
Từ lang nghĩa thông thường là :
- Thày thuốc đông y : thầy lang , ông lang , lang băm , lang vườn
- 1 loại đồ ăn thức uống : khoai lang .

Từ thang :
- Vật dụng để trèo lên cao : bắc thang lên hỏi ông Trời ...
- Gói thuốc trong đông y : thang thuốc .

Vậy mà khi dùng lang đi liền với thang thành ‘lang thang’ lại chỉ sự di chuyển không mục đích rõ rệt ...thế mới lạ .

 (Vô danh thị)

 Xẩm

Xẩm hoạt động theo từng gia đình đơn lẻ. Trong những dịp hội làng, họ cũng thường hay kết nhóm. Trong từng vùng, các nhóm xẩm lại kết thành phường hội với sự sắp đặt trên dưới. Trùm phường có nhiệm vụ bảo ban, điều hành các nhóm làm ăn sao cho có nền nếp, trật tự. .


Xuân thu nhị kỳ, khoảng hạ tuần tháng Hai và tháng Tám âm lịch, cả phường xẩm lại tụ họp với nhau trong ngày giỗ Tổ nghề. Họ “mượn tạm” bãi đất hoang, góc chợ vắng hay ngôi điếm nhỏ ven đường làm nơi dựng đàn tế tổ. Phần nhiều, các nhóm sẽ “cát cứ”, khoanh vùng hoạt động riêng biệt và không “lấn sân” nhau. Như bốn phường xẩm “trấn giữ” bốn góc hồ Hoàn Kiếm.

Lịch sử đau thương nhất của xẩm là thời kỳ nạn đói năm Ất Dậu, rất nhiều nhóm xẩm đã bị xóa sổ. Nhóm của bu tôi, khi đó, với sự sáng suốt của người chồng - Trùm phường vùng Yên Mô - Ninh Bình đã nhanh chóng ly hương vượt dặm trường, thoát lên tới tận vùng người Mường xứ Thanh.

 

(Âm nhạc dân tộc – Bùi Trọng Hiển)

 

Bút đàm

 

Tại sao các cụ ta xưa học chữ Tàu, đi sứ sang Tàu nói họ không hiểu cứ phải dùng bút đàm?

Chữ Hán là tiếng nói của người Hoa Hạ ở phía bắc Trung Quốc. Người Quảng Đông, Quảng Tây ở phía nam lại nói khác nên phát âm chữ Hán bị biến dạng, ta học chữ Hán qua ngươi Quảng Đông. Giọng ta lại khác hẳn nên phát âm càng bị sai lạc thêm. Các sứ thần ta sang Tàu nói người Bắc Kinh họ nghe không hiểu, nên lấy bút ra viết họ phải xem chữ mới hiểu là như vậy.

 

(Vũ Anh Tuấn)

Tranh dân gian Kim Hòang, tranh Hàng Trống

 Làng tranh Kim Hoàng ở Hà Đông, tranh Hàng Trống ở Hà Nội cũng từ bản khắc gỗ như tranh Đông Hồ, nhưng in trên giấy bản.

 

Tranh Hàng Trống khổ lớn làm cho đền, chùa như bức Ngũ hổ hiện lưu giữ ở chùa làng Kim Liên. Những bức tranh đặc thù là Đức thánh Trần, Bà chúa mẫu, Đồng tử, Tiên dung hầu hết những bản khắc gỗ cổ nguyên bản nay đã thất truyền. Tranh Hàng Trống nay lan ra đến Hàng Mã nhờ trống tế trống hội, cờ phưỡn võng lọng, quần áo chầu của ông đồng bà bóng, mão với hia.

 Góp nhặt làng văn xóm chữ

 "Phong kiến" gồm 2 chữ "phong tước" (ban quan tước) và "kiến địa" (ban đất để dựng nước).

"Phong kiến" chỉ chế độ hoàng đế phong tước cho người có công và cấp cho một vùng đất rất rộng để thành lập quốc, với quân đội, luật lệ và chế độ thuế má riêng biệt.

Chế độ nầy hiện hữu ở đời nhà Chu bên Tàu với nước của thiên tử và nước của các chư hầu; từ nhà Tần trở đi thì chế độ phong kiến bị bị bãi bỏ và được thay bằng chế độ trung ương tập quyền. Chế độ phong kiến cũng tồn tại ở vài nước Âu châu như Pháp, chỉ vào thời Trung cổ mà thôi.

 Ở Việt Nam không bao giờ có chế độ phong kiến (féodalité) mà chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế (royalisme absolu). Gọi chế độ quân chủ ở Việt Nam bằng từ phong kiến là sai.

Có tài liệu còn bảo rằng sự cúng tế đình chùa là tàn tích của phong kiến thì càng sai hơn nữa.

(Triệu Thanh tạp chí)

 Cà phê Hà Nội xưa và nay

 Xưa những quán Nhân - Nhĩ - Dĩ - Giảng, là “bộ tứ” cà phê nổi tiếng một thời của Hà Nội

 Cà phê Nhân

 Khởi đầu là quán lá ở Vân Đình do ông bà Thi Kỳ thời kỳ tản cư (năm 1946). Sau (1948) mở thêm cửa hàng mang tên cà phê Nhân tại các vùng Cổng Thần, Chợ Đại (huyện Thường Tín) ở mé rừng thông (Nho Quan). Năm 1949, ông bà Thi trở về Hà Nội gây dựng lại quán cà phê Nhân tại số 100 phố Cầu Gỗ

(trong ngõ Bảo Khánh, gần phố Cầu Gỗ, trông sang quán kem Mụ Béo bên hồ Hoàn Kiếm).

 Ngày ấy Hà Nội có 2 quán nổi tiếng là cà phê Tống, cà phê Ngôn, đặt theo tên người chủ cửa hiệu. Ông Thi lấy từ “nhân” hàm nghĩa bạn bè làm tên hiệu cho quán, nhằm để trở thành một bộ ba cà phê nổi tiếng “Tống-Nhân-Ngôn” của Hà Nội sau này

(xem tiếp kỳ tới)

 Giai thọai xóm chữ làng văn

 Câu đối Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm - 1

Theo ông Đặng Đức Thư:

“Chúng ta ai cũng biết năm 1882, học giả Trương Vĩnh Ký là người đầu tiên (sic) đã hư cấu chuyện đối đáp giữa Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm” trong sách Truyện đời xưa (1)

(1) Tựa đề nguyên bản trên bìa sách là:

Chuyện đời xưa lựa nhốn (sic) những chuyện hay và có ích.

 Cũng vậy với chuyện hư cấu, trong tác phẩm Tuyển tập thơ của Ngô Thì Nhậm của hai tác giả Cao Xuân Huy và Thạch Can. Nxb KHXH, Hà Nội, 1978,  trang 10, 11 ghi:

“…Câu chuyện và đôi câu đối giữa Ngô Thì Nhậm với Đặng Trần Thường ở Văn Miếu chỉ có thể là một giai thoại hay truyền thuyết do dân gian dựng lên, cho đến nay chưa có một văn bản nào chính thức xác nhận sự có thật của hai vế đối đó…”

Truyền thuyết thứ nhất:

Đặng Trần Thường cùng quê, đồng thời cũng là đồng môn với Ngô Thì Nhậm. Họ Ngô đỗ đạt, thành tài, ra làm quan giúp sức cho triều đình Tây Sơn vinh danh dòng họ. Đặng Trần Thường tìm đến nhà đồng môn của mình để cầu cạnh nhưng Ngô Thì Nhậm nhưng bị từ chối. Sau đó, Đặng Trần Thường chạy vào Nam theo Nguyễn Ánh lật đổ được đổ được triều Tây Sơn. Đặng Trần Thường mang Ngô Thì Nhậm ra Văn Miếu đánh bằng gậy tẩm thuốc độc cho đến chết. (có nguồn 3 ngày sau thì chết)

Vốn có thù cũ, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai

(Vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ ai và có chữ trần là tên đệm của Đặng Trần Thường).

Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp lại:

Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế

(Vế đối lại cũng có 5 chữ thế, nói lên được hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng. Và vế đối cũng có chữ thời là tên đệm của Ngô Thời Nhiệm).

 Truyền thuyết thứ hai:

Sau Tết Quý Hợi 1803, Gia Long cho lính đi bắt ba vị tiến sĩ đồng khoa thi năm Ất Mùi 1775 là Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và Ngô Thì Nhậm ra Văn Miếu nhận đòn "đả trượng" (1) vì tội đã là sĩ phu, là triều sĩ đại khoa mà lại đi theo "Ngụy Tây".

(1) Đả truợg: đánh bằng gậy cho đến chết.

Nguyễn Thế Lịch và Phan Huy Ích về nhà sống một cuộc đời khác. Riêng Ngô Thì Nhậm về lại quê ở Tả Thanh Oai không bao lâu sau thì qua đời, hưởng thọ 57 tuổi.

 


(Chân dung Ngô Thì Nhậm)

 

Họa sĩ Đinh Cường vẽ lại dựa theo bản in gỗ “Điếu ngự giác hoàng, in vào đời Cảnh Thịnh (Bính Thìn 1796) của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm

 

Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ

 

Theo “Tự điển tiếng Viêt dành cho học sinh” ở Hà Nội (Vũ Chất):

Bóng đèn: Bóng làm bằng chai trong có tim đốt bằng hơi điện.

 Giai thọai xóm chữ làng văn

 Câu đối Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm - 2

 Tác giả Nguyễn Văn Xuân cho rằng: Xét về câu đối thì thấy rằng có điều tiểu xảo: Chữ “Thời” là tên đệm của Ngô với chữ “Trần” là tên đệm của Đặng.

Câu đối này có thực là của Đặng và Ngô đối lại không? Chắc chắn là không.

Ai công hầu, ai khanh tướng, trên trần ai, ai dễ biết ai

(câu đối của  Đặng Trần Thường có một chữ trần)

Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế

(câu đối của Ngô Thì Nhậm có...hai chữ thời)

Vì họ Ngô tên Thì Nhậm do Tự Đức có tên Hồng Nhậm, khi làm vua lấy thêm tên nữa là Thì nên chữ Thì và Nhậm đều phạm húy. Thời Tự Đức phải gọi chệch đi là Thời Nhiệm.

Vậy dưới thời Gia Long chưa có tên Thời Nhiệm, vế đối nọ phải là: “Gặp thời thế… mới đối được hoàn chỉnh do dưới còn chữ “thì” nếu đối là “thì thế”, vế đối có đến hai tiếng thì, tiếng trên đối với “trần”, tiếng dưới “thời” vế đối không chỉnh.

Vậy vế đối này chỉ được đặt ra dưới thời Tự Đức chứ không thể có dưới thời Gia Long được. Đôi câu đối nọ chỉ là câu đối của một ông đồ nho nào đó dưới thời Tự Đức ngồi rỗi rãi nghĩ ra vẻ tài tình chút ít rồi người ta gán ghép cho nhân vật lịch sử.

***

Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Xuân: Trước có tị hiềm nay được dịp đánh đòn báo thù cố ý sai người đánh mạnh cho phải chết, thì oán giận phải sâu, phải lớn lắm như đã bị giết cha, giết con chẳng hạn, sao lại có thể sai đánh đến chết được?

Truyện đôi câu đối Nguyễn Văn Xuân cho rằng: Ngày xưa những chuyện kể mà pha thêm câu đối một phần là do các ông nhà nho đặt ra rồi lắp vào cho thêm ý vị. Họ không nhìn ra Ngô vị tiến sĩ tài danh làm quan cho Lê-Trịnh, ông là người đầu tiên đã ra mắt phục vụ Tây Sơn. Dưới mắt sĩ phu đất Bắc Hà ông có thể là một nghĩa sĩ trung thành với lý tưởng phục vụ nhà Lê như Đặng Trần Thường vậy. Vì vậy Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm cùng một hoàn cảnh nên không hẳn hận thù như qua giai thoại

 Trại tị nạn – ký ức những bước đầu tiên trên đất Mỹ

 Cao điểm nhất vào mùa hè năm 1975, chương trình đã cung cấp chỗ ở cho gần 20.000 người Việt trú tại 8 trại khác nhau chung quanh Camp Pendleton.

 Rất nhiều người tị nạn rời khỏi Việt Nam với hai bàn tay trắng. Như Ken Nguyễn nhớ, anh chỉ có mỗi chiếc áo sơ mi trên người khi đặt chân đến Mỹ lúc 21 tuổi. Đúng tháng này cách đây 40 năm, khi miền Bắc Việt Nam đưa quân vào chiếm Saigon, Frances Nguyễn mới 12 tuổi. Chiếc tàu chở gia đình Nguyễn lên đênh không điểm đến cụ thể, nhưng may mắn  họ được tổ chức cứu hộ “Operation New Life” cứu giúp. Đây là chương trình tái định cư cho người tị nạn do Hoa Kỳ tiến hành, họ đã đưa hơn 130.000 người Việt đến Hoa Kỳ trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh. 

Sau khi đến đảo Guam, gia đình Nguyễn được phép chọn định cư trong 4 nơi: California, Florida, Pennsylvania ay Arkansas: “Chúng tôi chọn California vì nghe thời tiết ở những nơi khác lạnh lẽo. Vậy nên chúng tôi được đưa về trại Pendleton.”

Với sự giúp đỡ của quân đội, những người tị nạn Việt Nam tại Trại Pendleton California, sau khi được tái định cư ở đó trong năm 1975. Họ nhận thức ăn, chỗ ở và các dịch vụ khác để chuẩn bị cho thường trú tại Hoa Kỳ.

 (Hương Giang)

 Tình dục trong làng văn xóm chữ

 Những cơn khát dâm và khát tình

 Là một nữ độc giả sống ở Mỹ lâu năm, bị đầu độc bởi tài liệu dâm quá nhiều, tôi trở thành một độc giả hơi bị nhanh nhạy với những thứ có dâm ở trong. Tôi viết những dòng chữ này mà phải cầm cự ghê lắm mới không trích dẫn các thứ của những ông Tây Masters & Johnson và bà đầm Playmate of The Year nào để minh chứng hùng hồn là tôi đã bị đọc, xem, và nghe qúa nhiều đô lượng về dâm. Chỉ xin dùng hai chữ "Sex Sells" như là một biểu thị rằng tôi cũng có biết sơ về thứ hồi môn dâm này của Mỹ để chỉ một hiện tượng cũ mèm.

Ðây có lẽ là một trong vài điểm nổi bật về những câu thơ của một người con gái đôi mươi: Yêu cuồng nhiệt và sự cả tin vào đàn ông. Và đây cũng chính là điểm mà tôi muốn chỉ ra: khi Vi Thùy Linh tả những cơn khát dâm và khát tình, thì VTL đã bày đầy dẫy trong thơ cô ta tầm nhìn của một nữ nạn nhân. Nạn nhân này đã bị ảnh hưởng nặng nề từ phim ảnh và sách vở của một thế giới được hướng dẫn bởi bản tính nam.

Nạn nhân Vi Thùy Linh đã nhơn nhơn lập lại một phó bản cả ngợi thân xác mà cả thế giới đàn ông trong cuộc đời này đều nhất trí: trong tình ái, dâm đi đầu. Không điều gì mạnh mẽ hơn dâm. Tất cả mọi ngả đường đều dẫn đến La Mã dâm.
"Em vén áo lên để cho anh tràn tinh khôi và mãnh liệt"

Rất tiếc, câu thơ trên đã rất xa vời cái bản ngã nữ của những người con gái tuổi đôi mươi. Cơ thể và tình cảm ở tuổi đôi mươi chưa kịp phản ảnh trong lời phát biểu của cô thi sĩ này .
("Sex Sells": đọc thơ Vi Thùy Linh – Lê Thị Huệ)

 Chửi mất khoai

 Cha năm đời mười đời bố cụ nhà mày nhá, mày lấy thuổng mày đào, mày lấy dao mày cạo, mày bỏ thỏm vào nồi, mày đun sôi sùng sục, mày múc ra mâm, mày ăn ngấm ngầm, mày khen khoai nhà bà ngọt nhá.

 (Vùng sáng ký ức – Khuyết danh)

 Tình dục trong làng văn xóm chữ

 Tình dục của thân xác

Cơ thể người nữ bắt đầu từ tuổi 12-13 cho đến 22-25 là thời gian điều chỉnh, và kinh nghiệm với các thứ linh tinh như: trong một tháng thì ngày nào bị trứng rụng, ngày nào bị kinh rơi, ngày nào bị hóc môn nhả, ngày nào bị tiền kinh hành. Các thứ máu me, hóc môn, trứng rụng, xuất hiện qúa đều đặn hằng tháng này, tạo cho người con gái một thời gian dài mươi hay mười lăm năm này, chỉ để làm quen và điều chỉnh với những biến đổi của cơ thể và tâm lý ở lứa tuổi hậu dậy thì này.

Về mặt phát triển tâm sinh lý, người thiếu nữ trong thời gian này, chưa điều chỉnh kịp, và nhất là chưa thiết lập được một thái độ can đảm tự tin đủ để bỏ qua những sự cố thể xác hàng tháng. Ðể chạy theo nhu cầu phục vụ ham muốn về tình dục từ thân xác mình, như những người nam đồng trang lứa.

Kết quả rõ rệt nhất là những chu kỳ máu me hàng tháng này đã làm chậm tiến trình đòi hỏi và thoả mãn tình dục ở người nữ. Trong khi đó thì người thanh niên không bị những cơn kinh nguyệt hành hạ nên họ có thong thả một tháng ba mươi ngày, một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày để nghe tiếng réo của thân xác đòi hỏi ái tình. Nhưng có lẽ cái ngăn cản nhất không cho phép người con gái đôi mươi đòi phục vụ nhu cầu tình dục của thân xác mình như người con trai cùng trang lứa, chính là hiện thân của sự bầu bì sanh nở. Yêu cuồng nhiệt và cưa thân xác với "giai" là có bầu ngay lập tức. Sự e ngại bầu bì là một yếu tố mãnh liệt đã khiến những người con gái tuổi đôi mươi không thể yêu thả dàn như người con trai dậy thì.
("Sex Sells": đọc thơ Vi Thùy Linh – Lê Thị Huệ)

 Văn hoá chửi

 

Liên quan dến vấn đề này, xin chép tặng bạn đọc bài thơ của Trần Duy Ninh, sinh khoảng cuối thế kỷ 19 và mất vào khoảng giữa thế kỷ 20. Thơ còn lại chỉ có bài này:
Hẳn rằng con tạo ý ra răng,
Cặc dái sao mà mọc trước răng?
Lúc nhỏ cần răng thì mọc cặc,
Khi già còn cặc, lại không răng!
Già nua hết thú chèo queo cặc,
Lọm khọm cần nhai rụng quách răng!
Ngán nỗi cho răng, buồn với cặc,
Hẳn rằng con tạo ý ra răng!

(Nguồn: Nguyễn Hưng Quốc)

 Tình dục trong làng văn xóm chữ

 Nhu cầu dâm của thân xác

Nếu nhu cầu tình dục xảy ra mãnh liệt nhất vào lứa tuổi thanh niên của cuộc đời một người nam, thì đối với người nữ nhu cầu an toàn tình dục lại là một nhu cầu thôi thúc nhất trong giai đoạn thiếu nữ này. Khiến người con gái không thể và không bị dâm lái cho quên trời quên đất như người bạn trai khác phái được quyền hưởng thụ bên kia.

Các hiện thân này khiến cho sự mô tả rằng một người con gái vào tuổi đôi mươi khao khát lăn xả vào nhu cầu dâm của thân xác như người con trai tuổi đôi mươi, là một phát biểu dối trá về bản chất nữ ở lứa tuổi này.
"Tôi bắt đầu xe lửa mải miết, gầm lên tự trấn an, át đi trong tiếng thở đuổi theo mình, phía những cơ thể đầy ham muốn.
Tôi biết thân thể mình đang khô đi khi xe lửa không còn đường ray để chạy"

Phản ảnh tình yêu của người con gái đôi mươi bằng sự đòi hỏi tình dục cuồng say không để ý gì đến những mặt tâm lý trào dâng khác của cơ thể người phụ nữ, một thứ rắp láp mô thức tình ái đã được định kiến sẵn trong thế giới của đàn ông.

 ("Sex Sells": đọc thơ Vi Thùy Linh – Lê Thị Huệ)

 Chữ là nghĩa


Lâu nay bố nó vắng nhà
Muốn ấy một cái la cà sang đây

 Thói "ăn" nếp "ở" của người Việt

 Thói ăn

Không biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xưa, mà người Việt quan tâm tới miếng ăn. Ăn không phải chỉ để sinh tồn, mà còn để hưởng thụ. Ăn đứng đầu tứ khoái. Ăn cho sướng miệng cái đã, mấy chuyện khác tính sau.

Ở đâu lúc nào, một mình hay nhiều mình, cũng thấy ăn. Thui thủi, trơ trọi ở nhà, lục lọi trong bếp coi có cái gì ăn cho đỡ buồn. Ra đường, đi chơi hay lo việc, trước hay sau gì cũng phải kiếm thứ gì dằn bụng. Ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, ăn tối, ăn khuya. Vì vậy, trong kho tàng Việt ngữ có vô số động từ đôi đi chung với "ăn". Điểm này không thấy có trong ngôn ngữ của các dân tộc khác.

 Nhưng "ăn" nhiều khi lại không có nghĩa là "ăn", mới lạ.

Tụ họp đình đám, lễ lạt giỗ tết, người mình nói "ăn cưới", "ăn tết",  "ăn giỗ", "ăn cúng", "ăn đám ma", "ăn đầy tháng", "ăn thôi nôi", …

Từ "ăn" trong những nhóm từ này rõ ràng là đưa thực phẩm vào miệng, nhai rồi nuốt, không thoát đi đâu được. Giống như "ăn" trong "ăn khín", "ăn chực", cũng là "ăn".

 Nhưng "ăn chực" trong thành ngữ "ăn chực nằm chờ" lại ngụ ý: kiên nhẫn chờ được giải quyết một vấn đề gì đó. Nguyên nhân có lẽ bắt nguồn từ xưa: mỗi khi dân chúng từ những làng quê xa xôi có việc tới nhà quan ở chợ, ở tỉnh, ở kinh thành, thường đem theo đồ ăn thức uống để lót bụng, vì biết chắc thế nào cũng phải chờ đợi lâu lắc, lắm khi dăm ba ngày liên tiếp: Ăn để chực chờ tới lượt được vô hầu quan lớn.

Còn có chuyện "ăn ké" nữa kìa! Trong vở tuồng ăn uống này, có hai vai: chính và phụ. Vai chính là người quyết định chuyện ăn, còn vai phụ "ăn ké" là kẻ chầu rìa. Trong chuyện bài bạc, bài cào hay xì-dách, thường có người ít tiền hay nhát gan đứng ngoài, nhưng để ý coi tay con nào có số đỏ, lâu lâu lại chồng thêm tiền đặt ké, khi thắng gọi là..."ăn ké".

 (Ngô Nguyên Dũng)

 

Rạp hát xưa: Những thiên đường của Tết

 Những ngày Tết lên hương cho thằng nhỏ có tiền lì xì rủng rẻng tới các rạp hát rực rỡ ánh đèn chớp lóa, những tấm panô vẽ gương mặt những diễn viên, những tuồng tích sẽ diễn suốt ba ngày Tết, rạp chiếu bóng bày ra những bức vẽ cảnh trong phim chiếu Tết choán gần hết mặt tiền rạp.

 Trước đó, các tờ nhựt trình đã đăng đầy quảng cáo xôm tụ: “Trong những ngày xuân, rạp chiếu bóng Nam Quang sẽ chiếu

 

(rạp Nam Quang)

 một phim màu tuyệt đẹp Hải Khấu Đại Dương”, “Kiếm sĩ Người Dơi - Người lên xứ lạ . Hay là những phim quảng cáo rực rỡ màu sắc sẽ khai trương trong ba ngày Tết tại rạp Quốc Thanh”... Ngang qua các rạp hát, nhìn những panô, băngrôn chưng trước rạp là thấy Tết đã về rộn ràng.

 (Lê Văn Nghĩa)

 Phụ đính

 Tôi không nhớ coi phim nào đầu tiên: Seven samurai – 1954, hay

Bridge on the River Kwai – 1957. Mà chỉ nhớ Bảy võ sĩ đạo Nhật đánh kiếm, phóng dao với 40 tên cướp trong một cái làng nghèo khổ. Cả hai là phim trắng đen. Và cũng từ Seven samurai, sau này mới có phim màu The Magnificent Seven, vai chính là Yul Brynner, Steve McQueen, Charles Bronson, James Coburn.

 (xem kỳ tới rạp Cao Đồng Hưng)

🌸🌸🌸🌸🌸🌸

  Mời Xem :CHỬ NGHĨA LÀNG VĂN )1.7.2021 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét