Năm 1929, một nông dân vùng Gò Ba Sao thành phố Nam Tinh (南星), huyện Quảng Hán (广汉), khu Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc, trong khi đào giếng đã khám phá một kho lớn các món ngọc bích quý giá. Suốt nhiều năm các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm kiếm di chỉ mà không thành công cho đến năm 1986, khi công nhân tình cờ tìm thấy hai hố cúng tế có chứa hàng ngàn vật dụng bằng vàng, đồng, ngọc bích, và các mảnh gốm đã bị đập vỡ, đốt cháy và chôn cất cẩn thận. Các hiện vật bằng đồng được tìm thấy bao gồm các tượng nam giới, chuông, động vật trang trí như rồng, rắn, gà, các loài chim và rìu. Thẻ bài, mặt nạ và thắt lưng là một số hiện vật làm bằng vàng, cùng nhiều vật bằng ngọc bích như thẻ bài, nhẫn, dao và ống. Nổi bật là bức tượng lớn nhất thế giới với kích thước cao 260 cm, nặng 180 kg và một cây bằng đồng với chim, hoa và đồ trang trí (396 cm, nặng 800 kg), mà một số học giả đã xác định là hình tượng của cây phát sinh (fusang) trong thần thoại Trung Quốc. Những hiện vật nổi bật nhất là hàng chục mặt nạ bằng đồng lớn và tượng đầu người (ít nhất là 6 mặt nạ giát vàng) tiêu biểu với khuôn mặt có góc cạnh, đôi mắt hình quả hạnh được phóng đại, với đồng tử nhô ra, vành tai trên lớn. Ngoài ra còn có một số lượng lớn ngà voi và vỏ sò. Các nhà nghiên cứu ngạc nhiên khi tìm thấy một phong cách khác lạ so với nghệ thuật Trung Quốc, mà cơ bản được cho là lịch sử đồ tạo tác của văn minh sông Hoàng Hà.
Mở rộng khảo sát, các nhà khảo cổ phát hiện một thành phố có tường bao quanh, được xây dựng khoảng 1.600 năm TCN. Thành phố cổ có một bức tường dài 2.000 m ở phía đông, phía nam một bức tường 2.000 m, tường phía tây 1.600 m bao quanh diện tích 3,6 km2. Thành phố được xây dựng trên bờ sông Giản Hà (涧河) và một phần của nhánh sông Mamu. Các bức tường có đáy 40 m, bề mặt 20 m, chiều cao từ 8-10 m, được bao quanh bằng hệ thống kênh rộng 25-20 m, sâu 2-3 m. Kênh được sử dụng cho tưới tiêu, vận chuyển nội bộ, phòng thủ và thoát lũ. Thành phố được chia thành vùng công nghiệp và khu dân cư, khu vực tôn giáo xung quanh một trục trung tâm. Dọc theo trục này hầu hết hố chôn cất đã được tìm thấy trên bốn nghĩa trang. Các hội trường có khung gỗ hình chữ nhật, lớn nhất là một hội trường khoảng 200 m2.
Văn hóa Gò Ba Sao được chia thành nhiều giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên tương ứng với giai đoạn I của di chỉ Bảo Đôn (宝墩). Giai đoạn II-III cùng thời với triều đại nhà Thương. Tuy nhiên nơi đây đã phát triển một phương pháp chế tác đồng khác so với nhà Thương, là ngoài thiếc, đồng được pha thêm chì. Giai đoạn cuối cùng (giai đoạn IV) sáp nhập với các nền văn hóa Ba và Thục. Văn hóa Gò Ba Sao kết thúc, có thể hoặc là do thiên tai (bằng chứng của lũ lụt lớn đã được tìm thấy), hoặc cuộc xâm lược bởi một nền văn hóa khác. Văn hóa Gò Ba Sao ghi dấu một chế độ thần quyền trung ương mạnh với việc buôn đồng từ nhà Ân (Yin) và ngà từ Đông Nam Á. (1)
Nhiều nhà khảo cổ xác định văn hóa Gò Ba Sao liên quan với vương quốc Thục cổ xưa và liên kết các đồ tạo tác được tìm thấy tại các di chỉ thuộc về các vị vua huyền thoại đầu của Thục. Các tài liệu tham khảo về vương quốc Thục có rất ít trong hồ sơ lịch sử của Trung Quốc (được đề cập trong Sử ký và kinh Thư như là một đồng minh của nhà Chu trong việc đánh bại nhà Thương). Nhưng thông tin về các vị vua huyền thoại của Thục có thể được tìm thấy trong biên niên sử địa phương. Theo Hoa Dương quốc chí biên soạn thời nhà Tấn (265-420), vương quốc Thục được thành lập bởi Tàm Tùng (Cancong 蚕 丛). Cancong được mô tả là có mắt lồi, một đặc điểm được tìm thấy trong các văn vật của Gò Ba Sao. Các đối tượng hình mắt khác cũng được tìm thấy, từ đó có thể suy luận về tục thờ mắt trong văn hóa Gò Ba Sao. Các nhà lãnh đạo khác được đề cập trong Hoa Dương quốc chí còn có Bách Quán (Boguan 柏 灌), Ngư Phù (Yufu 鱼 凫), và Đỗ Vũ (Duyu 杜宇). Nhiều tượng cá và chim, gợi ý về totems của Boguan và Yufu (Yufu tên thực sự có nghĩa là chim cốc), và gia tộc của Yufu đã được đề xuất như là một trong nhiều khả năng được liên kết với Gò Ba Sao. Phát hiện gần đây tại Kim Sa cũng được giả định là việc dời đô của vương quốc Thục và là sự tiếp tục của văn hóa Gò Ba Sao.
Phát hiện năm 1986 đã đưa Gò Ba Sao thành di tích hàng đầu của văn hóa Trung Hoa, cho thấy, ở các vùng khác nhau của Trung Quốc có những nền văn hóa độc lập, thách thức quan niệm truyền thống cho rằng nền văn minh Trung Quốc lan tỏa từ đồng bằng trung du sông Hoàng Hà. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã bắt đầu nói về “nhiều trung tâm sáng tạo làm nên nền văn minh cổ Trung Hoa.”
Năm 2019, phát hiện thêm sáu hố hiến tế chứa đầy đồ tạo tác nghi lễ. Những đồ tạo tác bằng ngọc được tìm thấy trong các hố hiến tế có kiểu dáng tương tự như những hiện vật được phát hiện ở văn hóa Lương Chử nổi tiếng thuộc tỉnh Chiết Giang cách đấy gần 2.000 km về phía đông. Lượng lớn vỏ sò, một hình thức tiền tệ vào thời điểm đó, lấp đầy các hố, được cho là có nguồn gốc từ Nam Á. Điều này một lần nữa lôi kéo sự chú ý của công luận đối với Sanxingdui. (2)
Số lượng khổng lồ ngà voi bên trong hố hiến tế là một trong những đặc điểm khác thường nhất của Sanxingdui. Trong hố số 3, hơn 100 chiếc ngà đã được khai quật. Các hố mới đã tạo ra một số phát hiện đáng kinh ngạc, bao gồm một mặt nạ đồng khổng lồ rộng hơn một mét – một trong những hiện vật lớn nhất của loại hình này từng được tìm thấy. Trong văn hóa Sanxingdui con số 3 có vai trò quan trọng: Hiện vật trong hố tế lễ được chia thành ba lớp. Bức tượng khổng lồ bằng đồng trên cây không có mái che ở Hố 2 có 3 tầng, mỗi tầng có 3 nhánh, với tổng số 9 con chim thiêng ngự giữa chúng. Số lượng nhiều loại hiện vật khác được tìm thấy bên trong hố là bội số của 3.
Việc thiếu các tài liệu thành văn bên trong các hố tế lễ đã khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên. Với sự tinh vi rõ ràng của Sanxingdui và giao thương với các vương quốc Trung Quốc khác, việc không có chữ viết nào được tìm thấy là điều đáng chú ý.
Do không xác định được chủ nhân của di chỉ qua hình thái sọ hay giải trình tự DNA cùng với hồ sơ lịch sử sơ sài đã tạo điều kiện cho các giả thuyết thần bí Sanxingdui. Trong nhiều năm, một thuyết âm mưu cho rằng địa điểm này là tàn tích của một nền văn minh ngoài hành tinh đã lan truyền ở Trung Quốc. Theo đó, người ngoài hành tinh đã đến Trái đất hơn 5.000 năm trước và xây dựng một chuỗi các khu định cư dọc theo vĩ tuyến 30 về phía bắc. Điều này dẫn đến việc tạo ra các kim tự tháp Ai Cập, Vườn treo Babylon, nền văn minh Maya, cũng như thành phố đã mất ở tỉnh Tứ Xuyên. Những người ngoài hành tinh sau đó đã rời khỏi hành tinh thông qua một hố sâu ở Bermuda. Mặc dù xác định niên đại bằng carbon cho thấy các hố hiến tế được tạo ra 2.000 năm sau khi người ngoài hành tinh được cho là tới Trái đất, nhưng giả thuyết về người ngoài hành tinh đã thu hút được sự quan tâm đáng kể trên Internet Trung Quốc. Các tác phẩm điêu khắc Sanxingdui nhấn mạnh đôi mắt của đối tượng theo cách tương tự như các hiện vật được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại. Trong khi đó, ngà voi và chùy vàng được tìm thấy trong các hố tế lễ, có một số đặc điểm với các di tích Trung Đông. Từ đó dẫn tới giả thuyết về mối liên hệ với Ai Cập và Trung Đông của Sanxingdui.
II. Giải mã bí mật Gò Ba Sao.
Để hiểu một nền văn hóa, điều quan trọng nhất là phải xác định được chủ chân nền văn hóa đó. Đáng tiếc là cho đến nay chưa có báo cáo nào về nhân chủng của dân cư Sanxingdui. Do vậy, chủ nhân của nền văn hóa này vẫn chỉ là đồn đoán mang ít nhiều dáng dấp của thuyết âm mưu.
Từ khảo cứu trong nhiều năm qua về lịch sử hình thành dân cư Đông Á, chúng tôi biết rằng, cũng như dân cư Trung Quốc, người Ba Thục Tứ Xuyên là người Indonesian (Lạc Việt) từ Việt Nam đi lên. Trong môi trường địa phương, hình thành nhánh Tày-Thái. Muộn nhất là khoảng 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từng săn bắn hái lượm ở đây. Khoảng 5000 năm trước, Ba Thục trở thành trung tâm văn hóa nông nghiệp phát triển, trồng lúa, kê, nuôi gà, chó, lợn, trâu bò. Khoảng 2879 TCN, trên đất Đông Á xuất hiện ba nhà nước cổ: Xích Quỷ-Văn Lang ở lưu vực Dương Tử. Nhà nước của Đế Lai ở lưu vực Hoàng Hà. Nhà nước Ba Thục của Tàm Tùng thuộc vùng Tứ Xuyên. Vào cuối Thời đá mới, khoảng 4000 năm trước, cũng như đại bộ phận dân cư Trung Quốc, người Ba Thục chuyển hóa di truyền từ loại hình Việt cổ Australoid sang người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam. Do sống trên địa bàn rừng núi và bồn địa chia cắt, người Ba Thục hình thành bản sắc văn hóa riêng. Có thể, do vị vua thần Tàm Tùng có đặc điểm với đôi mắt lồi nên nẩy sinh tín ngưỡng thờ mắt (Nhãn thần), đề cao uy lực của đôi mắt trong việc chống lại thiên nhiên hùng vĩ bằng cách tạo ra đôi mắt xếch mang tính đe dọa cùng mãnh lực của cái nhìn bằng đồng tử lồi ra ngoài. Người Ba Thục liên hệ với Trung Nguyên, từng hợp sức với nhà chu chống lại nhà Thương. Trong khi đó cũng gần gũi với dân Nam Dương Tử. Đồ đồng Ba Thục được pha thêm chì giống với đồ đồng Việt Nam và Nam Dương Tử, trong khi đồ đồng Trung Nguyên của nhà Thương chỉ có hai thành phần là đồng và thiếc. Việc cho rằng văn hóa Sanxingdui hoàn toàn khác biệt với phần còn lại của Đông Á là không đúng với sự thật.
So sánh hiện vật cho thấy, tượng đầu người Sanxingdui rất giống với thao thiết của văn hóa Lương Chử, nhiều mẫu ngọc của Sanxingdui giống với ngọc của Lương Chử, Thạch Gia Hà. Nha chương (thẻ bài) Sanxingdui rất giống thẻ bài Việt Nam. Việc có nhiều ngà voi tại Sanxingdui là dễ hiểu vì có thể đất của vương triều Thục xuống tới địa phận nước Lào và Thái Lan hiện nay, nơi có nhiều voi châu Á. Vỏ sò có thể nhận từ Việt Nam và Nam Dương Tử.
III. Kết luận.
Không phải trên trời xuống, cũng không phải du nhập từ Ai Cập hay châu Mỹ, chủ nhân văn hóa Sanxingdui là người Lạc Việt từ Việt Nam đi lên. Có thể suy đoán rằng, lịch sử quốc gia Ba Thục bắt đầu từ vị vua thần Tàm Tùng khoảng 5000 năm trước (cùng thời với Thần Nông trong văn hóa Lương Chử) trải qua thời đại của Bách Quán (Boguan 柏 灌), Ngư Phù (Yufu 鱼 凫), Đỗ Vũ (Duyu 杜宇) và cuối cùng là gia tộc Khai Minh, kết thúc năm 316 TCN do cuộc xâm lăng của nhà Tần. Tránh họa diệt vong, hậu duệ của dòng họ Khai Minh là Thục Chế, Thục Phán trở về quê cũ Việt Nam, cùng người Việt chống quân Tần rồi lập nước Âu Lạc, xây dựng thành Cổ Loa theo hình tượng tòa thành cũ Sanxingdui. Gò Ba Sao là một trong ba nền văn hóa bản địa của người Việt hình thành trên địa bàn Đông Á. Việc phát hiện văn hóa Sanxingdui cho thấy trong lịch sử, người Việt ở Đông Á đã sáng tạo những nền văn hóa rực rỡ.
Sài Gòn, 22.7.2021
Tài liệu tham khảo.
Sanxingdui. http://en.wikipedia.org/wiki/Sanxingdui
Wu Haiyun and Ye Ruolin. The Mysterious Ancient City That’s Rewriting Chinese History http://www.sixthtone.com/news/1007903/The%20Mysterious%20Ancient%20City%20That%E2%80%99s%20Rewriting%20Chinese%20History/
Nhiều nhà khảo cổ xác định văn hóa Gò Ba Sao liên quan với vương quốc Thục cổ xưa và liên kết các đồ tạo tác được tìm thấy tại các di chỉ thuộc về các vị vua huyền thoại đầu của Thục. Các tài liệu tham khảo về vương quốc Thục có rất ít trong hồ sơ lịch sử của Trung Quốc (được đề cập trong Sử ký và kinh Thư như là một đồng minh của nhà Chu trong việc đánh bại nhà Thương). Nhưng thông tin về các vị vua huyền thoại của Thục có thể được tìm thấy trong biên niên sử địa phương. Theo Hoa Dương quốc chí biên soạn thời nhà Tấn (265-420), vương quốc Thục được thành lập bởi Tàm Tùng (Cancong 蚕 丛). Cancong được mô tả là có mắt lồi, một đặc điểm được tìm thấy trong các văn vật của Gò Ba Sao. Các đối tượng hình mắt khác cũng được tìm thấy, từ đó có thể suy luận về tục thờ mắt trong văn hóa Gò Ba Sao. Các nhà lãnh đạo khác được đề cập trong Hoa Dương quốc chí còn có Bách Quán (Boguan 柏 灌), Ngư Phù (Yufu 鱼 凫), và Đỗ Vũ (Duyu 杜宇). Nhiều tượng cá và chim, gợi ý về totems của Boguan và Yufu (Yufu tên thực sự có nghĩa là chim cốc), và gia tộc của Yufu đã được đề xuất như là một trong nhiều khả năng được liên kết với Gò Ba Sao. Phát hiện gần đây tại Kim Sa cũng được giả định là việc dời đô của vương quốc Thục và là sự tiếp tục của văn hóa Gò Ba Sao.
Phát hiện năm 1986 đã đưa Gò Ba Sao thành di tích hàng đầu của văn hóa Trung Hoa, cho thấy, ở các vùng khác nhau của Trung Quốc có những nền văn hóa độc lập, thách thức quan niệm truyền thống cho rằng nền văn minh Trung Quốc lan tỏa từ đồng bằng trung du sông Hoàng Hà. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã bắt đầu nói về “nhiều trung tâm sáng tạo làm nên nền văn minh cổ Trung Hoa.”
Năm 2019, phát hiện thêm sáu hố hiến tế chứa đầy đồ tạo tác nghi lễ. Những đồ tạo tác bằng ngọc được tìm thấy trong các hố hiến tế có kiểu dáng tương tự như những hiện vật được phát hiện ở văn hóa Lương Chử nổi tiếng thuộc tỉnh Chiết Giang cách đấy gần 2.000 km về phía đông. Lượng lớn vỏ sò, một hình thức tiền tệ vào thời điểm đó, lấp đầy các hố, được cho là có nguồn gốc từ Nam Á. Điều này một lần nữa lôi kéo sự chú ý của công luận đối với Sanxingdui. (2)
Số lượng khổng lồ ngà voi bên trong hố hiến tế là một trong những đặc điểm khác thường nhất của Sanxingdui. Trong hố số 3, hơn 100 chiếc ngà đã được khai quật. Các hố mới đã tạo ra một số phát hiện đáng kinh ngạc, bao gồm một mặt nạ đồng khổng lồ rộng hơn một mét – một trong những hiện vật lớn nhất của loại hình này từng được tìm thấy. Trong văn hóa Sanxingdui con số 3 có vai trò quan trọng: Hiện vật trong hố tế lễ được chia thành ba lớp. Bức tượng khổng lồ bằng đồng trên cây không có mái che ở Hố 2 có 3 tầng, mỗi tầng có 3 nhánh, với tổng số 9 con chim thiêng ngự giữa chúng. Số lượng nhiều loại hiện vật khác được tìm thấy bên trong hố là bội số của 3.
Việc thiếu các tài liệu thành văn bên trong các hố tế lễ đã khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên. Với sự tinh vi rõ ràng của Sanxingdui và giao thương với các vương quốc Trung Quốc khác, việc không có chữ viết nào được tìm thấy là điều đáng chú ý.
Do không xác định được chủ nhân của di chỉ qua hình thái sọ hay giải trình tự DNA cùng với hồ sơ lịch sử sơ sài đã tạo điều kiện cho các giả thuyết thần bí Sanxingdui. Trong nhiều năm, một thuyết âm mưu cho rằng địa điểm này là tàn tích của một nền văn minh ngoài hành tinh đã lan truyền ở Trung Quốc. Theo đó, người ngoài hành tinh đã đến Trái đất hơn 5.000 năm trước và xây dựng một chuỗi các khu định cư dọc theo vĩ tuyến 30 về phía bắc. Điều này dẫn đến việc tạo ra các kim tự tháp Ai Cập, Vườn treo Babylon, nền văn minh Maya, cũng như thành phố đã mất ở tỉnh Tứ Xuyên. Những người ngoài hành tinh sau đó đã rời khỏi hành tinh thông qua một hố sâu ở Bermuda. Mặc dù xác định niên đại bằng carbon cho thấy các hố hiến tế được tạo ra 2.000 năm sau khi người ngoài hành tinh được cho là tới Trái đất, nhưng giả thuyết về người ngoài hành tinh đã thu hút được sự quan tâm đáng kể trên Internet Trung Quốc. Các tác phẩm điêu khắc Sanxingdui nhấn mạnh đôi mắt của đối tượng theo cách tương tự như các hiện vật được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại. Trong khi đó, ngà voi và chùy vàng được tìm thấy trong các hố tế lễ, có một số đặc điểm với các di tích Trung Đông. Từ đó dẫn tới giả thuyết về mối liên hệ với Ai Cập và Trung Đông của Sanxingdui.
II. Giải mã bí mật Gò Ba Sao.
Để hiểu một nền văn hóa, điều quan trọng nhất là phải xác định được chủ chân nền văn hóa đó. Đáng tiếc là cho đến nay chưa có báo cáo nào về nhân chủng của dân cư Sanxingdui. Do vậy, chủ nhân của nền văn hóa này vẫn chỉ là đồn đoán mang ít nhiều dáng dấp của thuyết âm mưu.
Từ khảo cứu trong nhiều năm qua về lịch sử hình thành dân cư Đông Á, chúng tôi biết rằng, cũng như dân cư Trung Quốc, người Ba Thục Tứ Xuyên là người Indonesian (Lạc Việt) từ Việt Nam đi lên. Trong môi trường địa phương, hình thành nhánh Tày-Thái. Muộn nhất là khoảng 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từng săn bắn hái lượm ở đây. Khoảng 5000 năm trước, Ba Thục trở thành trung tâm văn hóa nông nghiệp phát triển, trồng lúa, kê, nuôi gà, chó, lợn, trâu bò. Khoảng 2879 TCN, trên đất Đông Á xuất hiện ba nhà nước cổ: Xích Quỷ-Văn Lang ở lưu vực Dương Tử. Nhà nước của Đế Lai ở lưu vực Hoàng Hà. Nhà nước Ba Thục của Tàm Tùng thuộc vùng Tứ Xuyên. Vào cuối Thời đá mới, khoảng 4000 năm trước, cũng như đại bộ phận dân cư Trung Quốc, người Ba Thục chuyển hóa di truyền từ loại hình Việt cổ Australoid sang người Việt hiện đại chủng Mongoloid phương Nam. Do sống trên địa bàn rừng núi và bồn địa chia cắt, người Ba Thục hình thành bản sắc văn hóa riêng. Có thể, do vị vua thần Tàm Tùng có đặc điểm với đôi mắt lồi nên nẩy sinh tín ngưỡng thờ mắt (Nhãn thần), đề cao uy lực của đôi mắt trong việc chống lại thiên nhiên hùng vĩ bằng cách tạo ra đôi mắt xếch mang tính đe dọa cùng mãnh lực của cái nhìn bằng đồng tử lồi ra ngoài. Người Ba Thục liên hệ với Trung Nguyên, từng hợp sức với nhà chu chống lại nhà Thương. Trong khi đó cũng gần gũi với dân Nam Dương Tử. Đồ đồng Ba Thục được pha thêm chì giống với đồ đồng Việt Nam và Nam Dương Tử, trong khi đồ đồng Trung Nguyên của nhà Thương chỉ có hai thành phần là đồng và thiếc. Việc cho rằng văn hóa Sanxingdui hoàn toàn khác biệt với phần còn lại của Đông Á là không đúng với sự thật.
So sánh hiện vật cho thấy, tượng đầu người Sanxingdui rất giống với thao thiết của văn hóa Lương Chử, nhiều mẫu ngọc của Sanxingdui giống với ngọc của Lương Chử, Thạch Gia Hà. Nha chương (thẻ bài) Sanxingdui rất giống thẻ bài Việt Nam. Việc có nhiều ngà voi tại Sanxingdui là dễ hiểu vì có thể đất của vương triều Thục xuống tới địa phận nước Lào và Thái Lan hiện nay, nơi có nhiều voi châu Á. Vỏ sò có thể nhận từ Việt Nam và Nam Dương Tử.
III. Kết luận.
Không phải trên trời xuống, cũng không phải du nhập từ Ai Cập hay châu Mỹ, chủ nhân văn hóa Sanxingdui là người Lạc Việt từ Việt Nam đi lên. Có thể suy đoán rằng, lịch sử quốc gia Ba Thục bắt đầu từ vị vua thần Tàm Tùng khoảng 5000 năm trước (cùng thời với Thần Nông trong văn hóa Lương Chử) trải qua thời đại của Bách Quán (Boguan 柏 灌), Ngư Phù (Yufu 鱼 凫), Đỗ Vũ (Duyu 杜宇) và cuối cùng là gia tộc Khai Minh, kết thúc năm 316 TCN do cuộc xâm lăng của nhà Tần. Tránh họa diệt vong, hậu duệ của dòng họ Khai Minh là Thục Chế, Thục Phán trở về quê cũ Việt Nam, cùng người Việt chống quân Tần rồi lập nước Âu Lạc, xây dựng thành Cổ Loa theo hình tượng tòa thành cũ Sanxingdui. Gò Ba Sao là một trong ba nền văn hóa bản địa của người Việt hình thành trên địa bàn Đông Á. Việc phát hiện văn hóa Sanxingdui cho thấy trong lịch sử, người Việt ở Đông Á đã sáng tạo những nền văn hóa rực rỡ.
Sài Gòn, 22.7.2021
Tài liệu tham khảo.
Sanxingdui. http://en.wikipedia.org/wiki/Sanxingdui
Wu Haiyun and Ye Ruolin. The Mysterious Ancient City That’s Rewriting Chinese History http://www.sixthtone.com/news/1007903/The%20Mysterious%20Ancient%20City%20That%E2%80%99s%20Rewriting%20Chinese%20History/
Xem Thêm :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét