28 thg 7, 2021

KHUYẾN CÁO CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI về 🏡 Phun Khử Khuẩn Tại Các Khu Vực Ngoài Trời ((outdoor settings)


 

Ở các khu vực ngoài trời, việc phun khử trùng quy mô lớn đường phố, chợ ngoài trời để diệt vi rút gây bệnh COVID-19 hay các tác nhân gây bệnh khác là KHÔNG ĐƯỢC KHUYẾN CÁO!!
Đường phố và vỉa hè không được xem như đường lây truyền của COVID-19. Việc phun chất diệt khuẩn, ngay cả khi thực hiện ngoài trời, có thể gây hại cho sức khỏe con người và gây kích ứng hoặc tổn thương mắt, đường hô hấp hoặc da.
☘️ Cách thực hiện này không hiệu quả vì sự có mặt của đất hoặc rác làm bất hoạt chất diệt khuẩn, trong khi việc lau sạch thủ công để loại bỏ tất cả vật chất là không khả thi.
Việc này còn ít hiệu quả hơn nữa khi thực hiện trên các bề mặt có lỗ, như vỉa hè hay đường đi không lát đá. Ngay cả khi không có đất và rác, việc phun hóa chất cũng không thể bao phủ đủ các bề mặt và trong khoảng thời gian tiếp xúc cần thiết để bất hoạt tác nhân gây bệnh.
☘️ Việc phun chất khử khuẩn lên người (ví dụ như qua tủ, buồng hoặc đường ống khử trùng) là KHÔNG ĐƯỢC KHUYẾN CÁO trong bất cứ trường hợp nào.
Cách thực hiện này sẽ làm hại cả về mặt thể chất và tinh thần, và không làm giảm khả năng lây truyền vi rút thông qua đường giọt bắn hay tiếp xúc của người mang bệnh.
Kể cả nếu người nhiễm COVID-19 đi qua buồng hay ống khử trùng đó, ngay khi họ bắt đầu nói, ho hoặc hắt hơi, họ vẫn có thể làm lây lan vi rút.
☘️ Ảnh hưởng độc hại của việc phun hóa chất, như là chất clo, lên người có thể dẫn tới kích ứng mắt và da, co thắt phế quản do hít phải hóa chất, và có nguy cơ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như buồn nôn và nôn. Ngoài những lo ngại về mặt an toàn sức khỏe, việc sử dụng clo trong các hoạt động phun quy mô lớn có thể ngăn ngừa việc sử dụng hóa chất này trong các can thiệp quan trọng như xử lý nước sinh hoạt và khử trùng môi trường trong các cơ sở y tế.

Nguồn:
Một số bằng chứng về ảnh hưởng nguy hại của clo
Mehtar S. và cộng sự (1) đã thực hiện một nghiên cứu điều tra cắtngang với 1550 người, bao gồm 493 nhân viên y tế, 550 người nhiễmEbola đã khỏi bệnh và 477 người đã được cách ly tập trung do tiếpxúc với ca nhiễm Ebola, ở Siera Leone. Tất cả những người này đềuđã bị phun chất diệt khuẩn (clo 0,5%) lên người ít nhất một lần.
Kếtquả nghiên cứu cho thấy việc chỉ bị phun clo 0,5% lên người mộtlần duy nhất cũng có thể gây ra kích ứng mắt, hô hấp và da. Việc bịphun hóa chất nhiều lần dẫn tới sự gia tăng có ý nghĩa thống kêđáng kể các triệu chứng kích ứng da và hô hấp, đặc biệt ở nhómnhân viên y tế.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng clo để phunkhử khuẩn phương tiện phòng hộ cá nhân khi nhân viên y tế đangmặc chúng trên người không chỉ là thực hành không có bằng chứngkhoa học hay bằng chứng về hiệu quả, mà còn gây hại cho sức khỏe(2).
Phương tiện phòng hộ cá nhân sử dụng bởi nhân viên y tế đãkhông bảo vệ họ khỏi những tác dụng phụ có hại của việc phun chấtclo, bởi vì khi clo được hít vào, nó chuyển thành axit hydrochloric trong đường hô hấp và gây ra các triệu chứng lâm sàng nặng (3,4).
Clo được sử dụng rộng rãi như một chất diệt khuẩn và có thể được sửdụng hiệu quả trong các tình huống phù hợp với các chỉ định chínhxác. Clo nên được dùng để lau khử khuẩn chứ không nên phun, vìbiện pháp phun tạo ra khí dung có thể gây ra các triệu chứng hô hấpvà sự kích ứng mắt, da.
Các nhà chuyên môn về sức khỏe nghề nghiệp, gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới, đã định nghĩa rõ ràng phơi nhiễm với việc phun clo dướidạng khí hoặc dung dịch là độc hại cho con người, đặc biệt cho mắt, hệ hô hấp và da (2). Mục tiêu chính của sự phơi nhiễm với khí clochính là đường thở và mắt. Phơi nhiễm chỉ có thể xảy ra qua việc tiếpxúc trực tiếp giữa khí clo được hít vào với niêm mạc đường hô hấp(3) hoặc qua việc tiếp xúc trực tiếp với mắt và da gây kích ứng quámức và loét giác mạc (2). Vô tình khử trùng clo với nồng độ quá caoở bể bơi là một loại phơi nhiễm ảnh hưởng tới trẻ em và người lớn đãđược báo cáo (2).
Bài đánh giá tổng quan của D’Alessandro và đồng nghiệp (4) đã ghinhận sự kích ứng về cảm giác và một số thay đổi thoáng qua ở phổicủa người phơi nhiễm với nồng độ clo 1 ppm gây ra tăng sức cảnđường thở và giảm lưu lượng khí. Yildirim và cộng sự (5) đã báo cáovề sự thay đổi hình thái trong niêm mạc mũi của chuột, bị mất lôngmao và biểu mô mũi, ở nồng độ clo > 5 ppm.
Tài liệu tham khảo
1. Mehtar S., et al. Deliberate exposure of humans to chlorine-the aftermath of Ebola in West Africa. Antimicrob Resist Infect Control. 2016;5:45. Published 2016 Nov 14. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5109677/
2. Agency for Toxic substances and Disease Registry (ATS), CDC. Medical Management Guidelines for Chlorine.
3. White CW, Martin JG. Chlorine gas inhalation human clinical evidence of toxicity and experience in animal models. Proc Am Thorac Soc. 2010;7:257–63.
4. D’Alessandro A., et al.. Exaggerated responses to chlorine inhalation among persons with nonspecific airway hyperreactivity. Chest. 1996;109:331–7
5. Yildirim C., et al. Long-term pulmonary histopathologic changes in rats following acute experimental exposure to chlorine gas. Inhal Toxicol. 2004;4(14):911–5.

Xin cảm ơn TS Bùi Khánh Chi và Nhóm Lab CDC Hoa Kỳ đã tổng hợp, dịch và chia sẻ cùng quý đồng nghiệp 💐

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét