PHÚC ÔNG TRĂM TRUYỆN TIẾP THEO
FUKUZAWA Yukichi (*)
Dịch : Nguyễn Sơn Hùng
Lời dịch giả
Tinh thần “ĐỘC LẬP TỰ TÔN” ( “TỰ TÔN” ở đây có thể hiểu
là “TỰ TRỌNG” trong tiếng Việt) là một chủ trương sống quan trọng của FUKUZAWA
Yukichi. Trong “Phúc Ông Trăm Truyện” tác giả đã đề cập đến chủ đề SỐNG
ĐỘC LẬP đến 5 lần. Tuy nhiên có lẽ tác giả thấy chưa đề cập đủ về đề tài này
nên tác giả đã bắt đầu lại đề tài SỐNG ĐỘC LẬP khi viết thêm “Phúc Ông Trăm
Truyện Tiếp Theo”. Tiếc là ông chỉ viết tiếp theo được 19 truyện thì mắc bệnh
và qua đời. Trong 19 truyện tiếp theo, tác giả đã luận về đề tài này trong 8
truyện (Truyện số 1, 3, 5, 6, 8, 9, 10 và 19), chiếm phân nửa của quyển truyện
tiếp theo. Tác giả thật sự là nhân vật xem trọng “ĐỘC LẬP” và “TỰ TÔN”. Viết đến
đây dịch giả nhớ đến lời của đức phật Thích Ca: “DUY NGÃ ĐỘC TÔN”. Fukuzawa
cũng đề cập tới tinh thần này trong truyện số 8 tiếp theo với tựa đề “Độc lập
về trí tuệ và đạo đức”. Dịch giả xin được phép lần lược giới thiệu đến độc
giả.
Truyện số 1
SỐNG ĐỘC LẬP
FUKUZAWA Yukichi (*)
Dịch : Nguyễn Sơn Hùng
***
Dùng văn từ để diễn giải cái gọi là sống độc lập có vẻ khó nhưng ý nghĩa của nó không thâm sâu khó hiểu. Sống độc lập chỉ là sống sao đừng để phải nhờ vả người khác đến mức làm phiền toái họ.
Con người một khi đã trưởng thành, sống rời cha mẹ không nên tìm bảo hộ nơi người khác. Đối với người khác là lẽ đương nhiên, ngay cả đối với cha mẹ nếu còn nhờ vả cũng là trái với ý nghĩa thật sự của sống độc lập.
Tuy nhiên có được cái ăn mặc ở không phải là việc dễ. Không có đủ cái ăn mặc ở thì không thể nói hoặc làm theo ý, lúc nào cũng phải thoái nhượng, nhún mình. Nhún mình còn có thể chịu đựng được, nhưng không phải không có người vì cái ăn mặc ở mà tự mình phải nói hay phải làm điều mình không muốn. Vì giao thiệp, phải cùng người khác làm việc khó coi, mặc dù tự mình cũng biết nhưng phải sống trái với bản tính của mình. Những người này vì muốn được cái độc lập vật chất mà quên mất đi cái độc lập tinh thần, kết cuộc không thể tránh thành người ti tiện.
Nếu nghiêm khắc phê phán thì trường hợp trên giống như kẻ định gạt gẫm người để có tiền sống an nhàn, nhưng rồi bị luật pháp bắt tội, thủ đoạn tìm an nhàn ngược lại thành cái làm mình khốn khổ. Thật đáng thương!
Tóm lại, con đường sinh sống không phải dễ, và nên hiểu rằng: hiểu từ “độc lập” dễ nhưng chính bản thân thực hành được là việc rất khó.
Tháng 6/2017
(*) Nguồn: Truyện số 1 trong quyển
“Phúc Ông Trăm Truyện Tiếp Theo” của Fukuzawa Yukichi, 1901, Thời Sự Tân Báo Xã
phát hành.
(1) Ý nói là “công ơn”.
Truyện số 3
NGƯỜI SỐNG ĐỘC LẬP KHÔNG NÊN CHỈ DỰA VÀO TÀI SẢN
FUKUZAWA Yukichi (*)
Dịch : Nguyễn Sơn Hùng
***
Để đạt được mục tiêu “sống
độc lập” cần tự lực làm việc để sinh sống, dù người dưng cũng không nên nương dựa
vào. Đó là lý do phải xem trọng tài sản, không phải nhiều lời giải thích thêm.
Tuy nhiên nếu chúng ta chỉ xem trọng tài sản, coi thường trí tuệ và đạo đức, tài sản sẽ không ích lợi gì cả và chúng ta sẽ rơi vào tình huống thảm thương. Cái đau khổ trong thực tế khi rơi vào tình huống thảm thương này có khi gấp trăm lần cái khổ sở của người nghèo khó.
Thí dụ trường hợp cha mẹ hay vợ con thân thương nhất ngã bệnh trầm trọng, chúng ta không đủ kiến thức để chọn đúng thầy thuốc giỏi để rồi phải lầm lẫn giao cho bác sĩ tầm thường. Phận làm chủ gia đình sẽ có tâm tình như thế nào khi thấy bệnh tình người thân ngày càng trầm trọng? Chắc chắn khi đó sẽ nghĩ rằng nếu như tiền bạc có thể trị lành bệnh, dù tốn bao nhiêu cũng không tiếc.
Những chuyện như sau cũng có nhiều trong thế gian. Nếu có người láng giềng đến cho biết có tiệm thuốc bán thuốc hay ở đâu đó, sẽ liền nhờ người đó mua giúp ngay. Hoặc nếu có người nói bệnh do báo ứng của việc xây giếng nước trúng vào nơi cấm kỵ liền nghe theo phá nhà lấp giếng. Hoặc xem bói để đổi thầy thuốc hay chọn ngày tốt để dọn nhà đi nơi khác cho hạp tuổi và được kiết tường. Hoặc đi lễ bái để thỉnh nước thánh cho người đang bệnh nặng uống, thực ra chỉ là nước đã để lâu hay nước tro giấy nhưng lại xem là quý hiếm.
Là chủ một gia đình mà vào những lúc quan trọng như trên lại không có ý kiến vững chắc lại nghe y theo lời người khác chẳng khác gì đem bệnh nhân thân yêu của mình ra làm vật đùa bỡn. Đúng là không có kiến thức sẽ sinh ra lầm lẫn, mê muội, rồi từ mê muội trở thành đùa bỡn. Vì đùa bỡn mà người bệnh thật ra có thể trị lại phải mất mạng.
quan
trọng, để rồi phải đau khổ vô ích.
Thêm một chuyện khác. Trong tổ ấm, gia đình hòa thuận, phẩm hạnh cha mẹ tốt và đúng đắn, lời nói và hành động đều thân yêu, tử tế. Trong môi trường này không cần phải dạy bằng lời, con cái vẫn thấm nhuần, cảm hóa được đạo đức. Giáo dục đạo đức không có phương pháp nào ngoài phương pháp này.
Lúc đó chắc chắn cha mẹ nào cũng nghĩ rằng, nếu như có phương pháp tu sửa sai trái của con cái, giữ con cái được như người thông thường, họ sẽ không tiếc rẻ gì ngoài cái sinh mạng của bản thân. Lúc đó, họ sẽ mong muốn được như gia đình của ông bà lão cạnh nhà, nghèo khó không dư dả tiền bạc, không tài sản, không ruộng đất nhưng gia đình hòa thuận sống chung trong cái ăn mặc đạm bạc.
Vì vậy, để sống độc lập đương nhiên không thể thiếu tài sản nhưng không phải chỉ cần có độc lập vật chất, muốn có được độc lập trong tâm hồn, trong tinh thần còn phải tự giác ngoài tiền bạc còn có cái quan trọng hơn. Suốt cả đời, lúc nào cũng nên ghi nhớ điều này.
Nguyễn Sơn Hùng
Tháng 6/2017
(*) Nguồn: Truyện số 3 trong quyển
“Phúc Ông Trăm Truyện Tiếp Theo” của Fukuzawa Yukichi, 1901, Thời Sự Tân Báo Xã
phát hành.
Chú thích:
(1) Bàn thấp có dụng cụ sưởi ấm
chân và mền phủ lên để giữ nhiệt không thoát ra ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét