Chữ nghĩa làng văn
***
Chữ Việt cổ
Thù: nhện
Thử: chuột
(Đại Nam quốc âm tự vị - Huỳnh Tịnh Paulus Của)
Hát chèo
Tào Mạt là người có đóng góp lớn trong sự phát triển chèo hiện đại. Tác phẩm nổi tiếng nhất (1) của ông là bộ ba vở chèo Bài ca giữ nước kể về lịch sử Việt Nam thời nhà Lý với nhân vật chính là Lý Thánh Tông, Nguyên phi Ỷ Lan và Lý Nhân Tông.
(nguồn: ttvhq5.com.vn)
(1) Tác phẩm nổi tiếng khác là Cành đào Quang Trung
Tờ
Tờ : im lặng
(im lặng như tờ)
(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)
Phủ là gì?
Phủ là tín ngưỡng thờ Mẫu. Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ.
Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.
Phủ là ngôi đền mà nơi đó thờ vị thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử đó là thánh mẫu Liễu Hạnh, tín ngưỡng thờ mẫu. Việt Nam chỉ có 3 Phủ: Phủ Chính, Phủ Vân (ở Nam Định), Phủ Tây Hồ (ở Hà Nội)
(Khuyết danh)
Mắm còng
Tới mùa nước chuẩn bị ghe, gạo, nước mấm, dầu hôi, vài người chèo tới kinh Nước Mặn, trên sông Soai Rạp chảy ra biển Tân Thành Gò Công. Kinh nước mặn thuộc Cần Đước có bải bùn . Còng tới hội nên ngưới bắt chỉ có hốt bỏ vào thùng thiếc. Hốt trong vài ngày chèo ghe về .
Còng có thể rang muối ớt ăn cơm, nếu trúng mùa và làm mắm để dành ăn quanh năm. Ở Đức Hoà chỉ có thơm mà thơm sắt nhỏ trộn với mắm cò, ớt (khỏi dấm, khỏi đường) chấm thịt luộc .
Các cụ xưa nói
Cha thương, cha cho ăn thịt luộc chấm mắm còng.
Vợ thương, vợ cởi tuột quần ra…
Chữ nghĩa làng văn xóm chữ
- “Ngày xưa Hoàng thị” có phải là bài thơ tình đầu tiên của ông?
- Không. Bài thơ đó nổi tiếng và ra đời trong khoảng thời gian tôi mới chập chững bước vào làng thơ nên nhiều người đã nghĩ như vậy. Còn bài thơ tình đầu tiên chính là bài Vết chim bay tôi viết năm 24 tuổi, lúc đã bước vào cửa chùa.
Năm đó, khi trở lại ngôi chùa mà gần 10 năm trước tôi đã gặp một cô nữ sinh vào đó học bài, thì tình cờ nhìn thấy nét phấn trắng tôi viết tên hai đứa vẫn còn in trên gác chuông. Chúng tôi chỉ quen nhau độ một tuần, rồi tự dưng cô ấy “biến mất” nhưng tôi cứ nhớ hoài vì khuôn mặt đẹp, thánh thiện như hình tượng Quan Thế âm Bồ Tát của cô ấy.
Bâng khuâng chuyện cũ, tôi đã làm bài thơ này:
“Ngày xưa anh đón em
Nơi gác chuông chùa nọ
Con chim nào qua đó
Còn để dấu chân in…
Anh một mình gọi nhỏ
Chim ơi biết đâu tìm…”.
- Khi về già, người ta thường sống trong hoài niệm. Ông có hay nhớ đến những “nàng thơ” của mình?
- Tôi thường nghĩ về họ. Những người đẹp của lòng tôi thì dù đã thuộc về ai đó vẫn cứ nguyên khôi như thuở nào.
- Vì sao ông đã chọn cửa chùa để gửi cuộc đời mình vào đó và vì sao sau 10 năm lại chọn con đường hoàn tục?
- Tôi vào chùa vì một biến cố cá nhân. Còn sau đó, khi đã trải qua ngần ấy năm trong cửa Thiền, tôi đã hiểu Thiền và quyết định hoàn tục với cái lý “người ta có thể tìm thấy chân lý của Thiền ngay trong cõi trần tục”.
(Phạm Thiên Thư - hồn thơ “không ngủ yên” – Vương Trí Nhàn)
Ca dao lơ mơ lỗ mỗ
Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm bữa cỗ chả sai tí nào
(Bùi Kim Chi – Khảo luận về ca dao, thành ngữ)
Đã có một thời…
Thanh Nam
Tôi quen biết Thanh Nam từ năm 1951 hay 1952 gì đó khi tôi từ Hải Phòng lên Hà Nội. Tôi gặp Nguyễn Minh Lang, Thanh Nam, Huy Quang, Phan Nghị trong khu hội chợ bên Hồ Gươm. Lúc đó các ông này làm thành một tổ phụ trách về công việc phát thanh trong hội chợ. Toàn những anh mới lớn mà đã được giao một nhiệm vụ khá quan trọng.
Bởi dù sao thì những anh “nhóc mới lớn” này, mỗi anh đều đã từng có tiểu thuyết xuất bản hẳn hoi. Người lớn tuổi và nổi tiếng nhất thời đó vẫn là Nguyễn Minh Lang với những cuốn tiểu thuyết đầy vẻ “lãng đãng” như “cuộc đời một thiếu nữ”. N.M.Lang như cái đầu tàu. Sau đó là Thanh Nam, hai người như lá bài trùng, chỉ khác cái là Nguyễn Minh Lang đã có vợ con và còn có cả một người yêu mà anh thường tự phụ là “đệ nhất danh ca Bắc hà”. Sau này Nguyễn Minh Lang cũng điêu đứng vì niềm tự hào ấy. Chỉ có Thanh Nam là vẫn nhởn nhơ ngoài vòng cương tỏa.
Bẵng đi một thời gian, động viên vào trường Thủ Đức, ra trường tôi ở Trường commandos Nha Trang rồi sau đó về làm ở ban Báo Chí cục Tâm lý chiến, tôi mới có dịp gặp Thanh Nam nhiều hơn.
(Thanh Nam trong hoài niệm – Văn Quang)
Câu đố dân gian
Cây chi nhánh sắt, cội ngà
Đố chàng nho sĩ biết là cây chi
(cây ô)
Đã có một thời…
Nhà thơ Tô Kiều Ngân từ đời lính đến Tao Đàn
Mừng cho người chết trong nhà tù “cải tạo”
Anh Tô Kiều Ngân không ở cùng trại tù với tôi, anh đi “lao động” bị ngã gãy tay, phải đưa về trạm xá gần trại giam tôi ở từ năm 1976 khi được đưa ra Sơn La “học tập”.
Dịp đó, nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, ở cùng đội trồng rau với tôi, anh bị đau gan đến vàng mắt. Thục Vũ được đưa sang bệnh xá. Nói là bệnh xá, chứ ở đây cũng chẳng có thuốc men gì chữa chạy cho bệnh nhân. Thậm chí mỗi lần lên khám bệnh “cán bộ y tế” nhỏ cho vài giọt nước củ tỏi vào mũi. Thế là xong. Bệnh nhân nặng chỉ còn việc nằm chờ chết. Thục Vũ cũng ở trong trường hợp ấy.
Một buổi sáng sớm, tôi đang lúi húi trồng luống xu hào, bỗng thấy bên mình có cái gì kêu phần phật. Từ từ ngước lên, tôi thấy một mảnh quần trây-di rách bị gió thổi bay lắc lư làm nên tiếng động nghe cũng…vui tai. Tôi nhận ra ông Phan Lạc Phúc, khoác chiếc áo trây di cũng tả tơi “đồng bộ” với cái quần rách. Nước mắt ông Phúc chảy rất chậm trên mặt, ông nghẹn ngào cất tiếng:
- Thằng Sâm chết ở bệnh xá đêm qua rồi.
Tôi lặng người, mới hôm qua lẻn sang bệnh xá thăm, anh Tô Kiều Ngân ở trạm xá này cũng đến ngồi chơi. Tôi thấy Thục Vũ vẫn còn khỏe, vậy mà đêm qua đã ra đi. Sau đó, anh Tô Kiều Ngân nói với tôi lời an ủi đúng nhất, ngắn nhất và cũng bi thảm nhất: “Mừng cho nó, từ nay nó không còn biết đói rét và không ai hành hạ được nó nữa”.
(Văn Quang)
Tuổi già lơ mơ lỗ mỗ
Người già không muốn nhắc nhở đến ngày sinh nhật.
Họ mở báo đọc hay tìm trang cáo phó đọc trước
Văn nghệ sĩ miền Bắc như tôi biết
Hoàng Cầm trở lại với Lá diêu bông
Tôi mãi mãi tôn vinh Hoàng Cầm, Văn Cao, những nghệ sĩ đã đốt pháo giao thừa cho mùa xuân thanh bình của dân tộc...Kể từ sau Nhân Văn Giai Phẩm, văn nghệ Hà Nội có gì? Thơ hết còn là thơ, nhạc hết còn là nhạc. Và văn chỉ là đất cục bỏ trên giấy trộn lẫn khẩu hiệu. Văn Cao ở lại mòn mỏi và chết dần, đến nay thì chết hẳn. Sau khi đè bẹp Nhân Văn Giai Phẩm, treo bút Hoàng Cầm, thơ chết, Tố Hữu múa gậy một mình. Nhà phê bình Hồ Ngọc đã phải than thở và nói thẳng mặt Nguyễn văn Linh: "Văn học ta nghèo nàn thảm hại như đất nước ta vậy!". Bởi tại "đảng dùng dao mổ bò làm cỏ vườn nên nát hết cả hoa thơm."
Hoàng Cầm nhà thơ của dân tộc như bao nhiêu nhân tài khác bị dao mổ bò chém bổ, nhưng Hoàng Cầm vẫn còn sống, sống mãi, đi khắp bốn phương trời với Lá diêu bông trên tay.
(Xuân Vũ)
Ca dao tục ngữ hiện đại hiện thực
Đất lành chim đậu
Đất…nhậu chim thành…mồi
Văn nghệ sĩ miền Bắc như tôi biết
Vũ Ngọc Phan với Nhà văn Hiện đại - 1
Những nhà văn tiền chiến không nói gì, không viết gì mà tôi biết ở Hà Nội là Vũ Ngọc Phan. Thảng như anh có viết ở đâu đấy mà tôi không được đọc thì chắc chắn là không phải Vũ Ngọc Phan trong Nhà Văn Hiện Đại mà tôi vừa đọc lại năm nay, 1998.
Các nghệ sĩ tiền chiến có thái độ lạnh lùng với chế độ hiện hẳn ra trên nét mặt, như tôi thấy là Thế Lữ, Tú Mỡ, Nguyễn Xuân Khoát. Còn ai nữa tôi không biết. Quyển Nhà Văn Hiện Đại là một quyển sách có giá trị đối với những người đã hoặc sẽ du nhập vào làng văn trận bút. Trong quyển này Vũ Ngọc Phan đã phê phán một cách công bằng và không nhân nhượng những khuyết điểm, vạch ra những chỗ yếu của các nhà văn từ lớp trẻ đến lớp già thời đó. Những ai không đọc tác phẩm của họ, đọc Vũ Ngọc Phan cũng biết được họ và yêu mến họ. Có thể nói Vũ Ngọc Phan là một nhà phê bình hiếm có, hoặc độc nhất của văn học Việt Nam từ thời Pháp thuộc cho đến nay ở trong nước cũng như ở ngoài nước.
Vũ Ngọc Phan có kiến thức rộng, và có tấm lòng yêu nhà văn mà ca ngợi hoặc chỉ cho họ những chỗ yếu chỗ mạnh. Phê bình đúng đắn giúp cho nhà văn tiến mạnh, phê bình tư vị, tâng bốc hoặc ve vuốt sẽ chẳng giúp gì cho nhà văn trái lại còn làm hại họ.
(Xuân Vũ)
Thành ngữ hiện đại, hiện thực
Bé cậy cha, già cậy…lương
Văn nghệ sĩ miền Bắc như tôi biết
Vũ Ngọc Phan với Nhà văn Hiện đại - 2
Tôi chưa có ý định viết về Vũ Ngọc Phan nhưng khi sắp xếp các bài vở thì tôi tự hỏi: "Sao mình không viết về Vũ Ngọc Phan một nhà văn kỳ cựu cùng thời với Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng và là một người rất mực thước mà mình có quen, như một người lớn, chớ không phải một người bạn?"
Tôi xin nói về Vũ Ngọc Phan, nhà phê bình văn học Việt Nam, bằng hồi ức và qua bộ sách Nhà Văn Hiện Đại. Trước nhất về con người Vũ Ngọc Phan. Anh Phan người cao gầy, nước da trắng. Lúc tôi gặp thì anh đã ngoài năm mươi nhưng còn khỏe mạnh và phong độ. Có điều là anh cũng như Thế Lữ, Nguyễn Xuân Khoát, không bao giờ tôi thấy anh cười, hoặc nói trước đám đông. Gương mặt lạnh như tiền, như Nguyễn Bính mô tả người chị trong Lỡ Bước Sang Ngang:
Mười năm lòng lạnh như tiền
Máu tim đi hết cái duyên không về
Mười năm lòng những ủ ê.
Hay trong Kiều. "Ai tri âm đó mặn mà với ai."
Trong khi lũ trẻ hăng hái đi thực tế, tìm đề tài thì Thế Lữ dửng dưng; trong khi lũ trẻ in sách này truyện nọ thì Tú Mỡ vẫn ngày ngày tháng tháng làm công chức văn nghệ. "Sáng vác ô đi tối vác về”. Tôi có hỏi xin bài cho báo Văn Nghệ, các cụ hứa cho qua và không bao giờ cho một chữ nào. Riêng cụ Thế Lữ thì bảo: "Tôi còn đang chỉnh cái đầu!". Chỉnh gì lâu vậy. Những mười năm ở Việt Bắc. Rồi mười năm ở Hà Nội mà chỉnh chưa xong rồi cho tới chết cũng chưa xong. Nói tóm lại cụ Thế Lữ không có làm một bài thơ đăng báo từ 1945 cho tới ngày cụ mãn phần.
(Xuân Vũ)
Thành ngữ hiện đại, hiện thực
Con hơn cha là...nhà cãi lộn
Giai thoại làng văn
Bài thơ “Cho một nhà văn nằm xuống” viết nhân cái chết của nhà văn Nguyên Hồng của Trần Mạnh Hảo (1982) bị phê phán kịch liệt. Võ Văn Kiệt, lúc ấy là Bí thư thành uỷ thành phố Sài Gòn, cho gọi Trần Mạnh Hảo đến gặp. Trần Mạnh Hảo rất sợ. Thế nhưng cảm giác sợ hãi ấy tiêu tan ngay khi ông nghe câu nói đầu tiên của Võ Văn Kiệt: “Hảo à! Đù má…Mày làm cái gì mà dữ vậy?”
Trần Mạnh Hảo giải thích: “Anh phải hiểu tính cách người Nam Bộ là thế. Sống với nhau trong cơ quan hay lúc sinh hoạt thường hay dùng câu ĐM kèm theo. Thân tình mới có câu ĐM. Còn đã gọi nhau bằng…đồng chí là…‘có chuyện’. Nghe được lời mắng của anh Sáu (ông Kiệt) lại có kèm ĐM, tôi biết ngay là ‘thoát’.
(Phạm Xuân Nguyên)
Viện Viễn đông Bác cổ
Ngay năm 1886, khi vừa được bổ nhiệm làm công sứ Trung-Bắc Kỳ, Paul Bert đã có ý tưởng thành lập Bắc kỳ Hàn lâm viện (Académie tonkinoise) nhằm tạo bầu không khí hữu hảo của người dân Bắc Kỳ với bảo hộ Pháp. Sau trở thành cơ sở cho các sáng lập viên của Viện Viễn đông Bác cổ.
Tiền thân của viện là Hội Nghiên cứu Khảo cổ Đông Dương (Mission archéologique d’Indo-Chine) được thành lập tại Sài Gòn năm 1898 với hai nhiệm vụ chính : khuyến khích các nhà nghiên cứu Pháp đến thực địa tại châu Á và bảo quản di sản văn hóa Đông Dương.
Năm 1900, theo quyết định của toàn quyền Paul Doumer, tên gọi và cơ cấu của hội được thay đổi, trở thành Viện Viễn đông Bác cổ. Quyết định này đánh dấu vai trò quan trọng của viện trong việc: “Nghiên cứu và phổ biến kiến thức về lịch sử các công trình và chữ tượng hình mà quá khứ còn xa xưa hơn lịch sử của chúng ta vẫn chưa tiết lộ hết những bí mật”.
(Thu Hằng)
Ði thì phải lột quần chồng sao đang?
Gia Long thống nhất sơn hà, lập nên triều Nguyễn, truyền được 13 đời vua. Kế tục sự nghiệp mở nước của Gia Long, Minh Mạng đã có công dẹp các vụ nổi loạn ở Bắc và Nam.
(Minh Mạng)
Về nội trị, vua chấn chỉnh thành một nước có kỷ cương, văn hiến. Trong việc bảo vệ phong tục, vua đã chạm đến tinh thần bảo thủ của người dân miền Bắc, tức là cấm đàn bà mặc váy:
Tháng sáu có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Ði thì phải lột quần chồng sao đang?
(Ca dao lịch sử - Phương Nghi)
Họ Mạc đổi thành nhiều họ
Khi Trịnh Tùng chiếm được Thăng Long, Trung Hưng nhà Lê (1593), con cháu họ Mạc tẩu tán khắp nước, một số lên Cao Bằng, một số chạy vào Thanh Hóa, Nghệ An ẩn trốn, và một số vào Nam theo chúa Nguyễn.
Con cháu họ Mạc đổi ra rất nhiều họ khác nhau. Sách Thế phả ghi rõ là con của Mạc Đăng Doanh, em của Mạc Kính Điển là Mạc Cảnh Huống vào Nam theo Nguyễn Hoàng, sau con là Mạc Cảnh Vinh đổi là Nguyễn Hữu Vinh. Không những chỉ một họ Nguyễn, mà chắc chắn còn nhiều họ khác nữa.
(Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử - Trần Gia Phụng)
Những cái cũ & xưa nhất của Saigon
Ngôi chùa cổ nhất
Ngôi chùa có cảnh trí đẹp nhưng nằm ở địa điểm không tiện đi lại nên được ít người biết đến là chùa Huê Nghiêm, tọa lạc ở một con đường nhỏ bên Thủ Đức.
Chùa được thành lập năm 1721 do tổ Thiệt Thùy khai sáng. Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Đây là chùa cổ xưa nhất trong các chùa ở miền Nam nên còn gọi là Huê Nghiêm Cổ Tự.
Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 mặt tiền chùa ngày nay mang dáng vẻ kiến trúc của chùa hiện đại nhưng các gian phía trong vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ truyền, mái gian mặt tiền được cấu trúc gồm 3 lớp, nhỏ dần về phía trên. Mái lợp ngói ống màu đỏ, đường viền mái ngói màu xanh. Vườn chùa có nhiều cây xanh bóng mát, có 9 ngôi tháp cổ với nhiều kiểu dáng khác nhau như những cánh sen vươn lên. Những hàng cột gỗ trong chùa được khắc nổi các câu đối bằng chữ Hán màu đen kết hợp với việc chạm khắc mô típ “long ẩn vân” dùng trang trí.
Chùa là bằng chứng về kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá ở vùng đất hoang sơ.
Hát đồng dao
Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em. Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, lời hát trong các trò chơi dân gian, Thí dụ như:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Thì ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.
Hoặc giả như:
Xúc xắc xúc xẻ
Nhà nào còn đèn còn lửa
Mở cửa cho anh em chúng tôi vào?
Bước lên giường cao
Thấy đôi rồng thấp
Bước xuống giường thấp
Thấy đôi rồng chầu…
Sài Gòn một chút quán xá
Quán cơm “Bà Cả Đọi”
Tuần qua, chúng tôi ghé quán cơm Đồng Nhân ở góc đường Lê Thánh Tôn – Trương Định Quận 1, Sài Gòn, mua thịt đông dưa chua, mới biết bà Cả đã qua đời. Người con gái lớn của bà Cả báo tin: “Bà mất 4 tháng rồi, chính xác là ngày 24 tháng 5 Âm lịch…”Bà Cả mất vì già yếu, năm nay bà đã 86 tuổi. Nhiều lần chúng tôi đi qua đường Tôn Thất Thiệp, gần khu Chợ Cũ, nhìn vào quán cơm Đồng Nhân ở đây, thấy bà Cả ngồi trong quán, vẻ già nua ốm yếu, người cháu đang đút cơm hay cháo gì đó cho bà ăn.
Từ nhiều năm, quán cơm bà Cả ở cuối ngõ hẻm số 53 đường Nguyễn Huệ đã ngừng hoạt động. Cũng từ nhiều năm, người con gái lớn của bà Cả mở quán cơm Đồng Nhân ở căn nhà phố góc đường Lê Thánh Tôn – Trương Định. Quán cơm Đồng Nhân ở đường Tôn Thất Thiệp do một người con trai bà Cả phụ trách. Quán cơm Đồng Nhân thứ ba ở con đường phía dưới chân cầu Thị Nghè cũng do một người con của bà đứng bán, quán ở nơi khuất vắng nên không nhiều khách nên đã ngừng hoạt động.
Cả 3 quán Đồng Nhân đều có bảng nhỏ ghi “Cơm Bà Cả,” danh hiệu quán Đồng Nhân là địa danh quê hương bản quán của bà Cả ở miền Bắc. Ông bà Cả sớm di cư vào Sài Gòn từ những năm 1950. Trong 2 quán cơm mang tên Đồng Nhân hiện nay, quán Đồng Nhân ở góc đường Lê Thánh Tôn – Trương Định đông khách hơn vì địa điểm thích hợp, thuận tiện cho khách để xe vào quán. Không những dân Sài Gòn hầu như đều biết quán cơm bà Cả, nhiều người miền Bắc vào Sài Gòn sau năm 1975 cũng nghe nói tới quán cơm bà Cả như một “đặc sản Sài Gòn.”
Quán cơm bà Cả là địa chỉ thân thuộc của chúng tôi từ những năm 1960. Từ lúc đó chúng tôi đã gọi quán cơm bà Cả là “Cơm Bà Cả Đọi,”. Cái tên độc đáo này không biết đích xác do vị thực khách nào ăn cơm ở quán bà Cả đặt tên cho quán như vậy. Có người bảo là Huy Cường, diễn viên trong phim Xin Nhận Nơi Này Là Quê Hương, đặt cái tên ấy. Có người lại bảo do nhà văn Nguyễn Thụy Long, tác giả truyện Vác Ngà Voi, “sáng tác” cái tên để đời này. Khi nghe tin bà Cả mất, với chút ngậm ngùi, chúng tôi nhớ câu thơ của Vũ Đình Liên trong bài thơ Ông Đồ:
Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ.
(Quán cơm “Bà Cả Đọi” người muôn năm cũ – Nguyễn Đạt)
Nâng chén, cụng li, chạm cốc…
Cái chén
Cái chén chữ Hán là trản. Chữ Hán phân biệt 2 loại trản :
- Trản (bộ Mãnh) là chén nhỏ bằng sành, sứ hay đất nung.
- Trản (bộ Ngọc) là chén bằng ngọc.
Thông thường thì chén nhỏ hơn bát. Chén dùng để uống trà, uống rượu. Nhưng cũng có nơi quen gọi cái bát ăn cơm là cái chén. Có người dùng bát uống rượu thay chén.
Cái chén được văn thơ dùng rất nhiều. Thơ nôm của Nguyễn Trãi có 9 bài có chén rượu. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có 9 bài có cái chén. Truyện Kiều của Nguyễn Du đếm được 24 cái chén. Đủ loại theo nghĩa đen, nghĩa văn chương bóng bảy
Cái bát, cái chén do chữ Phạn, chữ Hán mà ra và đã được người Việt quen dùng từ lâu đời.
Sang thế kỉ XX, cái chén vẫn còn chiếm địa vị quan trọng trong văn học. Vũ Đình Long sáng tác vở kịch Chén thuốc độc (1921). Nguyễn Tuân viết Chén trà trong sương sớm (1940) v.v.
Nhưng cái chén bắt đầu bị cái li, cái cốc cạnh tranh.
Từ cuối thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam được làm quen với một số đồ dùng bằng thuỷ tinh như chai, lọ, bóng đèn (thông phong), lọ mực Mọi người bảo nhau phải trông mặt đặt tên cho mấy sản phẩm "chất lượng cao" bằng thuỷ tinh mới lạ kia.
(Nguyễn Dư)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mõ
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng tôi ngồi bếp để... buồi chấm gio
Tình dục trong làng văn xóm chữ
Đàn ông viết tình dục về đàn bà
Phái nam dựng truyện, cấu tạo người phụ nữ theo mắt nhìn và quan điểm của họ. Khi đề cập đến tình dục cũng vậy, họ viết, nghĩ thay cho phái nữ. Nhân vật nữ được uốn nắn theo ý người viết và được đưa công thức “rên, thở, sướng khoái”.
Pat Califia viết trong cuốn Leatherdyke của bà "Tôi rất chán khi phải đọc những tiểu thuyết của đàn ông viết dối trá. Đàn ông viết không thật về đời sống tình dục của chúng tôi”.
Trong tiểu thuyết Bếp lửa viết vào thập niên trước 1975, Thanh Tâm Tuyền đã cho nhân vật nữ tên Hạnh tư duy theo lối suy nghĩ của một người đàn ông Việt Nam:
”...đã thổi vào máu Hạnh sự say đắm nhiệt tình trong yêu đương. Sau mỗi lần như thế khi lấy lại bình thường, Hạnh có vẻ ngượng ngùng. Có một lần nằm cạnh, Hạnh nắm tay tôi để lên ngực nàng và hỏi: “Anh có khinh em không?” (Thanh Tâm Tuyền, Bếp lửa)
Người phụ nữ trong tiểu thuyết của ông mang một tâm trạng người con gái Việt Nam lúc nào cũng sợ nhân vật nam khinh khi vì đã trót lỡ cho người nam chiếm đoạt và ăn nằm với mình dù đã ân ái biết bao lần, dù đã nhiệt tình say đắm. Sự xem thường, coi rẻ người đàn bà đã hiến thân, lỡ cho đi cái quý nhất đời mình đã ăn sâu vào nhân vật nam cũng là hoá thân của tác giả nên tác giả đã cho Hạnh tư duy theo chiều hướng suy nghĩ của mình và khoác cho Hạnh cái tâm trạng mặc cảm mãi mãi bị ám ảnh. Vô hình chung, tác giả ngầm nhắc nhở người phụ nữ phải trở về vị trí của mình, cái thân phận “nằm dưới”.
(Sex: dưới mắt nhìn của người viết nữ – Trịnh Thanh Thủy)
Tình dục trong làng văn xóm chữ
Trùng Dương
Trùng Dương của thập niên 70, trong Chung cư, đã cho Diệu, hành động, tư duy như một người nữ. Cái tôi của người phụ nữ trong tình dục được thể hiện qua hành động “đòi nằm trên”: ”Diệu bảo: Em lên anh nhé?” (Trùng Dương, Chung cư)
Lê Thị Thấm Vân xác định rõ ràng hơn vị thế bình đẳng của người nữ trong việc chăn gối. Nhân vật của Thấm Vân không chịu khuất phục trước định mệnh và bản năng và sống đến tận cùng cảm giác đời mình.
”Lần làm tình thứ nhất, cô nhớ, ở phòng trọ nhà người bạn đi nghỉ hè, cô ra dấu bảo anh đổi tư thế, với vẻ trìu mến của con mèo hoang, cô ngồi lên người anh. Làn sóng bụng anh nhấp nhô theo nhịp nhẩy hai bầu vú cô. Cô nhớ mãi đôi mắt anh không giấu được sự kinh ngạc. Đó là dấu hiệu mang dấu ấn tự quyết mà sau này liên hệ hai người quấn chặt bởi bao khoảng trống im lặng giằng co phức tạp. Và rồi tiếp những lần sau, nhiều năm sau, đôi ba lần cô vừa làm tình vừa khóc dữ dội trên người anh. Cô không cần giấu mặt, nước mắt rơi vãi thấm qua làn da cả hai. Chỉ với riêng anh, vài lần hiếm hoi để đời. Không cả với chồng, sau này. Trong tự điển đời em, em luôn cố gắng bôi xóa hai từ ngữ định mệnh và bản năng”. (Lê Thị Thấm Vân, Âm vọng)
(Sex: dưới mắt nhìn của người viết nữ – Trịnh Thanh Thủy)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mõ
Lâu nay bố nó vắng nhà
Muốn ấy một cái la cà sang đây
Tình dục trong làng văn xóm chữ
Lê Thị Thẩm Vấn
Chỉ những người phụ nữ có cùng một cảm xúc, một cõi tư duy mới thông cảm, mới nói lên được nỗi chua xót, thống khổ, xót xa đau đớn của nạn nhân bị bạo hành. Sự đồng cảm giúp nhà văn nữ viết về đề tài nhạy cảm này thật và sống hơn. Như nữ sĩ Eve Ensler đã ghi lại kinh nghiệm đau thương của một phụ nữ Bosnian, người đã bị hiếp dâm trong số 70.000 phụ nữ bị hiếp dâm trong cuộc chiến Bosnia.
Như Thấm Vân kể lại cho chúng ta nghe, một cảnh hiếp dâm:
”Cả cái may-ô trắng, hắn nhét tọng vào mồm má... Má cố giẫy giụa dưới cánh tay hắn. Bóng tối đặc lềnh dù trời sáng trưng. Hắn nhấc bổng người má, tấn mạnh vào tường, nghe một tiếng to đùng. Má ngất nửa thân dưới. Hắn khóa tréo hai tay má ra đằng sau. Tấm thân hắn là lò lửa. Con trâu điên biết chính xác hành động Muốn gì. Cái may-ô hắn tọng trong mồm làm má nghẹt thở. Má thấy mình đang bị ai thẩy xuống vực thẳm từ đỉnh trời. Hàng trăm triệu vòng tròn xoay tít trong tròng mắt.
Hắn như cọp say máu, xé toạc má bởi cơn điên loạn, tọng cái vật gì cứng như khúc củi khô vào háng má, sâu thấu tận đỉnh óc. Đớn đau má hét. Cơn đau bùng lên theo từng cái thốc người của hắn, mạnh bạo và liên tục. Hắn nhai nát hai đầu vú má. Hơi thở hắn như sấm rầm. Má cố cắn cào cấu. Hai chân má dẫy đành đạch.
Giờ đây, mỗi khi đi tiểu hay đi cầu, là Võ Thị Gái nghĩ ngay đến khúc củi dài, khô, cứng, đầu nhọn hoắc thọc sâu vào lỗ-đít. Ôi đau đến dường-nào. (Lê Thị Thấm Vân, Bóng gẫy của thần tích)
(Sex: dưới mắt nhìn của người viết nữ – Trịnh Thanh Thủy)
Văn hoá chửi
Bộ phận sinh dục nam là yếu tố hầu như duy nhất xác định tính đực của nam giới. Mất nó, dù đẹp trai đến mấy, lực lưỡng đến mấy, dù râu ria rậm rạp đến mấy, người ta cũng không còn là đàn ông nữa. Nói theo Sigmund Freud, nỗi lo lắng bị thiến hoạn (castration anxiety) trở thành một nét đặc trưng trong tâm lý nam giới, và hơn nữa, của con người nói chung; mặt khác, họ lại hết sức tự hào về nó: với nó, người ta được xem là có nam tính, một cái gì khác với nữ giới, hơn nữa, cũng lại nói theo ngôn ngữ của Freud, còn là điều làm cho phái nữ phải “ghen tị” (penis envy). Ở dạng rút gọn nhất, có thể định nghĩa: đàn ông = con cặc.
Ðó là lý do tại sao ngày xưa, ở Trung Hoa, một trong những hình phạt nặng nề nhất là... thiến; và cho đến tận ngày nay, ở Việt Nam, một trong những lời rủa độc địa nhất và quen thuộc nhất là bị chó ăn mất cu hay bị gà mổ mất dái.
Ðó cũng là lý do tại sao, cho đến bây giờ, ở nhiều bộ lạc, bọn đàn ông vẫn còn tròng bộ phận sinh dục của họ vào những cái ống được trang trí thật lộng lẫy rồi treo ngược lên trên bụng như một biểu tượng của quyền lực.
Ví dụ hai câu rủa trích từ cuốn Ngôn Ngữ và Thân Xác của Nguyễn Văn Trung; tr. 138:
“Mẹ mày, cả nhà mày ra đường bị gà nó mổ mất dái từ già đến trẻ” - “Con khỉ trù, chó nó ăn mất cu, chết đi thành con ma trơi bay dọc đường xó chợ.”
(Nguyễn Hưng Quốc)
Thành ngữ xuất xứ từ thơ cổ và điển cố - 1
Nghiêng nước nghiêng thành
Thành ngữ “倾国倾城” [khuynh quốc khuynh thành] có nguồn gốc từ bài “Giai nhân ca” (佳人歌) của Lý Diên Niên (李延年). Chuyện rằng, vua Vũ Đế đời Hán có một người hầu tên là Lí Diên Niên, anh ta rất giỏi múa hát và thông hiểu âm luật, được nhà vua yêu mến, cưng chiều. Nhà vua cho xây cung điện Minh Quang và tuyển chọn những người con gái đẹp tuổi từ 15 trở lên vào cung để hầu hạ vua. Trong cung có tới gần 10 ngàn mĩ nữ nhưng vua vẫn chưa thấy ai đẹp như ý và thường lắc đầu than thở: Đời nay thiên hạ không có giai nhân tuyệt sắc! Một hôm, Lí Diên Niên múa hát mua vui cho nhà vua xem. Lí hát rằng:
Bắc phương hữu giai nhân,
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành,
Tái cố khuynh nhân quốc.
Ninh bất tri, khuynh thành dữ khuynh quốc,
Giai nhân nan tái đắc.
(Dịch nghĩa: Ở phương Bắc có một người đẹp, đẹp nhất đời mà đứng riêng một mình. Quay đầu lại một lần thì làm nghiêng thành trì của người ta, quay đầu lại nhìn lần nữa thì làm nghiêng nước người ta, thà chẳng biết nghiêng nước với nghiêng thành , chỉ biết là người đẹp thì khó gặp.)
Chị của vua Vũ Đế là Bình Dương công chúa đứng hầu bên cạnh bèn tâu: “Lý Diên Niên có một người em gái giỏi múa hát và đẹp tuyệt trần như trong bài ca đó”. Nhà vua cho vời người đẹp vào cung, xem mặt. Quả nhiên nhà vua bỗng xao xuyến, khi nhìn thấy nàng mỹ nữ nhan sắc tuyệt trần, yêu kiều, diễm lệ. Vua liền phong nàng làm làm chánh cung hoàng hậu và ngày đêm si mê, đắm đuối bên nàng. Từ đó xuất hiện thành ngữ “倾国倾城” [khuynh quốc khuynh thành] (nghiêng nước nghiêng thành) để chỉ người con gái đẹp.
Trong tiếng Việt, “nghiêng nước nghiêng thành” cũng được sử dụng với ý nghĩa như vậy trong kiệt tác “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã tả sắc đẹp của nàng Kiều:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành họa một tài đành họa hai.
(Nguyễn Ngọc Kiên)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Theo “Tự điển tiếng Viêt dành cho học sinh” ở Hà Nội (Vũ Chất):
Bia: là tấm đá khắc tên ngày giờ chết trước mả
Thành ngữ xuất xứ từ thơ cổ và điển cố - 2
Chuồn chuồn đạp nước
Ông Đỗ Phủ (杜甫) là người làm thơ nổi tiếng đời Đường. Hầu hết mọi đều biết tới ông qua câu thơ nổi tiếng “人生七十古來稀” [Nhân sinh thất thập cổ lai hi] (Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm) trong bài “Khúc giang” (曲江) có câu thơ qua của Khương Hữu Dụng:
Áo chầu tan buổi cởi cầm tay,
Hằng bữa đầu sông về khướt say.
Nợ rượu tầm thường đâu chẳng có,
Người đời bảy chục mấy xưa nay.
Luồn hoa bươm bướm chen chen lượn,
Điểm nước chuồn chuồn thoáng thoáng bay.
Quang cảnh, nhắn cho thường biến đổi,
Tạm vui xuân với, kẻo e hoài.
Bài thơ này là xuất xứ của thành ngữ tiếng Hán “蜻蜓點水” (chuồn chuồn đạp nước). Thành ngữ này có nghĩa bóng: làm ăn hời hợt, chiếu lệ.
(Nguyễn Ngọc Kiên)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Những sai lầm trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân
bàng quang 膀胱
bàng là bọng đái, và quang cũng là bọng đái.
Cả hai từ tố bàng và quang đều không có nghĩa là bọng đái. Chỉ khi chúng đi đôi với nhau để tạo thành từ bàng quang mới có nghĩa là bọng đái. Soạn giả vốn là bậc đại tài trong nghề nói mò, nên đã đoán liều rằng, bàng là bọng đái, và quang cũng là bọng đái. Quả là “điếc không sợ súng”.
(Lê Mạnh Chiến & H.H.Phúc)
Tục ngữ, thành ngữ
Nuôi ong tay áo
Câu nói Nuôi ong tay áo ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa. Nhiều người lại muốn kéo dài hơn :
- Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà (Nguyễn Lực).
- Nuôi ong tay áo, ấp rắn vào ngực (Lương Văn Đang)
- Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà (TL).
(Nguyễn Dư)
🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸
Mời Xem
Chử Nghĩa Làng Văn 1/5/2021 - Ngộ Không Phi Ngọc Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét