Tiểu sử Bút Tre
"
Bút Tre
thật
Bút Tre là bút hiệu của ông Đặng Văn Đăng, sinh năm 1911 tại xã Đồng Lương, Sông Thao, Vĩnh Phú. Thời niên thiếu, ông theo học chương trình giáo dục của Pháp và đến khi trưởng thành, được bổ nhiệm làm giáo học tại Tuyên Quang.
Sau khi Việt Minh cướp chính quyền vào năm 1945, ông Đặng Văn Đăng tham gia
hàng ngũ kháng chiến và đến năm sau, được kết nạp vào đảng. Năm 1962, ông được
cất nhắc làm trưởng ty văn hóa Phú Thọ và giữ chức vụ này cho đến năm 1968. Ông
về hưu năm 1970 và mất năm 1987.
Trong thời gian giữ chức trưởng ty văn hóa Phú Thọ, ông Đăng cao hứng cho in
tập "Thơ Bút Tre", chủ yếu để lưu hành nội bộ trong ty và tặng thân
hữu. Hầu hết thơ trong tập này là nhũng bài hoặc ca ngợi lãnh đạo, hoặc hô hào,
cổ động cho kế hoạch của đảng và nhà nước. Điểm đáng nói là tuy mang danh trưởng
ty văn hóa nhưng thơ của ông ngô nghê, luộm thuộm đến độ buồn cười. Lắm khi
người đọc phải vận dụng trí thông minh để hiểu ông muốn nói gì qua những vần
thơ ấy. Chẳng hạn như những câu sau:
Bây giờ đang đứng trưởng ty
Bút Tre thơ phú tôi thì có sau
Cuối cùng xin nhắc một câu
Văn hóa cơ sở là đầu chúng ta
Đọc hết bài thơ, ngẫm đi ngẫm lại, người đọc mới hiểu rằng ông trưởng ty muốn
nhắc nhở chúng ta cần phải đặt văn hóa cơ sở lên hàng đầu trong các sinh hoạt
quần chúng.
Trong một bài ca ngợi hợp tác xã nông nghiệp tại địa phương, "nhà
thơ" đã đặt bút viết những lời nôm na, nghe khá khôi hài như sau:
Nhìn lên đỉnh núi con Voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Voi cũng như người, voi sản xuất
Đầu thì trồng sắn, đít trồng khoai
Tập thơ cũng bao gồm nhiều bài ngợi ca lãnh đạo đảng nhưng ý tứ nghèo nàn, ngô
nghê. Trong những bài này, có những câu đã khiến người đọc phải phì cười, chẳng
hạn như bài tâng bốc Thủ Tướng Phạm Văn Đồng khi ông này đến thăm Phú Thọ:
Hoan hô thủ tướng Phạm Văn Đồng
Bàn tay Người vẩy muôn dòng mắt theo
Bên đường Người nhẩy cây reo
Rồi đến những câu ca ngợi Nguyễn Chí Thanh, trưởng ban nông nghiệp trung ương
của đầu thập niên 60:
Anh đi đồng ruộng lắng nghe
Lúa mừng phân bắc, khoai che mảnh vườn.
Đại loại, những bài thơ trong tập Thơ Bút Tre nếu không ngô nghê về cú pháp thì
cũng nghèo nàn về ý tứ và lắm khi sai cả niêm luật.
Bút tre dân gian
Tập thơ Bút Tre được in trong khoảng thời gian trước năm 1968, tức trước khi
ông rời khỏi chức trưởng ty văn hóa Phú Thọ. Sau khi ra đời, tập thơ nhanh
chóng chìm vào quên lãng.
Dần dần, dòng thơ Bút Tre dân gian được thành hình, ngày càng phát triển và trở
thành cái gọi là trường phái Bút Tre, tung hoành ngang dọc từ thành thị đến
thôn chốn quê trên đất nước.
Đặc điểm thơ Bút Tre dân gian
Một cách tổng quát, dòng thơ Bút Tre dân gian mang những đặc điểm sau:
1) Chia cắt hai chữ lẽ ra phải được nối liền nhau, một chữ đặt ở cuối câu
"lục" và chữ kia ở đầu câu "bát" nhằm mang ý nghĩa trào
phúng cho một trong hai câu thơ. Ý nghĩa này khác hẳn với nghĩa của cả hai câu
nếu đọc liền một mạch. Chẳng hạn như:
Chị em nô nức đặt vòng
Hoa mồ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn
hoặc
Chị em mặc váy đánh cầu
Lông bay phơ phất trên đầu các anh
Có khi cái tên được ngắt làm đôi, như câu thơ ngợi khen cậu Nguyễn Trùng Dương
đã oanh liệt chiếm giải đô vật trong một hội xuân ở tỉnh Bắc Ninh:
Bắc Ninh có cậu Nguyễn Trùng
Dương vật khỏe quá cả vùng thất kinh
2) Thêm hay bớt, hoặc đổi dấu ở những chữ phải hiệp vần trong thơ để câu thơ
trở nên hài hước và mang dụng ý châm chọc, rồi ghi bí chú bên dưới:
Liên Xô rất đỗi tự hào
Anh Ga Ra Rỉn bay vào vũ tru
(bí chú: Ga ra rin bay vào vũ trụ)
hoặc
Mừng ngày mồng tám tháng ba
Chị em phụ nữ chúng ta vung lền
(bí chú: vùng lên)
hoặc
Phụ nữ thường rất hay lười
Riêng em, anh thấy là người cần cu
(bí chú: cần cù)
hoặc
Trung ương chỉ thị ba cùng
Đảng viên phải bám quần chùng nhân dân
(bí chú: quần chúng)
"Ba cùng" ở đây là sách lược "cùng ăn, cùng ở, cùng làm".
Nhân dân đã đói đến nỗi quần phải chùng mà còn bị các ông đảng viên bám vào thì
chịu sao cho thấu.
3) Câu thơ thiếu một chữ khiến điều muốn diễn tả hóa thành khôi hài:
Anh đi em ở lại nhà
Cửa mình em mở người ra kẻ vào
(bí chú: cửa nhà mình)
4) Cố ý dùng chữ không đúng với luật bằng trắc của thơ lục bát khiến người đọc
phải tự động nghĩ đến một chữ khác hợp với luật thơ:
Đồng xuân nô nức tiếng đồn
Có cô bán trứng vịt lộn rất to
hoặc
Khoai luộc tiếp tế chiến khu
Chị em bóc thử một củ ăn liền
5) Gói ghém hình ảnh dung tục:
Con đò dịch đít sang ngang
Bên kia có một cái làng thò ra
hoặc như trong hai câu tả chị em du kích:
Má kề nòng súng thẳng đơ
Tay thuôn chị cứ bóp cò sướng chưa?
Đỗ Hữu Lực
Trong lịch sử thơ ca dân gian Việt
Ngay
từ khi Bút Tre còn sống, đã có nhiều ý kiến, bài viết phê bình về những câu thơ
“cười ra nước mắt”của ông, và cũng từ đấy bao nhiêu câu thơ buồn cười người ta
đều gán cho ông - vè sĩ Bút Tre. Sau khi ông qua đời, đã có hàng chục cuốn
sách, hàng trăm bài viết về thơ và đời của ông. Không chỉ hôm nay mà có lẽ
nhiều năm sau này Bút Tre sẽ còn tốn giấy mực để người ta bàn luận và tìm hiểu.
Nhưng dường như mặc kệ các nhà nghiên cứu, lý luận và phê bình, thơ Bút Tre vẫn
cứ sống mãi trong dân gian...
Vè sĩ Bút Tre là ai?
Chúng tôi về xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) - quê hương của vè sĩ Bút Tre. Hỏi thăm đường đến nhà ông Đặng Văn Đăng, người dân ở xã đều lắc đầu quầy quậy: “Ở đây không có ai tên Đặng Văn Đăng cả”. Hóa ra trên quê hương ông, ít ai biết tên thật của ông.
Theo anh Đặng Thành
Phiến, con trai của vè sĩ Đặng Văn Đăng - tên thật của nhà thơ Bút Tre, trước
Cách mạng Tháng Tám 1945, gia đình anh vốn là gia đình nho học. Thân sinh của
ông Đặng Văn Đăng là người hay chữ trong làng, tuy nhà nghèo nhưng ông bà cố
gắng tằn tiện nuôi ông Đăng ăn học đến bậc tú tài. Trước năm 1945,
Đặng Văn Đăng làm nghề dạy học và viết báo, ông đã từng có truyện dài kỳ đăng
trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy, báo Đông Pháp ký bút danh Lục Y Lang. Ông rất giỏi
Anh văn, Pháp văn, am hiểu triết học, chính trị, kinh tế học và văn thơ. Đặng
Văn Đăng đã từng đỗ tú tài Pháp.
Ở làng quê Đồng Lương hồi
ấy có anh giáo biết nói tiếng Pháp là uy tín lắm. Thêm nữa, anh còn biết viết
báo thì lại càng sang trọng. Thế nhưng, theo các cụ già trong làng còn sống kể
lại, anh Đăng rất xuề xòa trong cách ăn mặc, nói năng. Khi trưởng thành, Đặng
Văn Đăng lấy vợ là một cô gái kém nhan sắc nhất làng.
Sau ngày giành chính
quyền 19-8-1945, Đặng Văn Đăng thôi dạy học và chuyển sang làm thư ký UBND cách
mạng lâm thời xã Đồng Lương. Tháng 9-1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản
VN và thoát ly công tác, đi làm báo Khu giải phóng (khu 10) rồi là cán bộ ban
tuyên huấn khu 10, sau đó chuyển về làm cán bộ ban tuyên huấn Tỉnh ủy Phú Thọ.
Ông Trần Ngọc Liu - 85
tuổi, nguyên trưởng Ty Thông tin Phú Thọ, hiện cư trú tại số 2 Láng Thượng,
quận Ba Đình (Hà Nội) - cho hay thoạt đầu khi ông Đăng hay ứng khẩu thành thơ
biến âm, mọi người nghe ông nói rồi cũng quên chứ không ai nhớ được, nghĩ đến
ông Đăng họ buồn cười vì duyên ăn nói mà thôi.
Thơ Bút Tre có từ bao giờ?
Ông Vũ Kim Biên - người
biên soạn cuốn Địa chí xã Đồng Lương, có thời gian sống khá lâu bên vè sĩ Bút
Tre để cùng sưu tầm tư liệu viết cuốn sách này - cho hay bút danh Bút Tre bắt
đầu được nhiều người biết đến năm 1963 với các tác phẩm Phú Thọ quê ta, Rừng cọ
đồi chè.
Tuy nhiên, người ta biết
nhiều về ông không phải qua những tập thơ ông được xuất bản mà qua những bài
thơ ứng khẩu kiểu “tự nhiên chủ nghĩa”. Do ông hay nói thẳng nói thật nên ngôn
ngữ ông dùng ít chất tinh tế, quên cả luật thơ, thậm chí cả về ngữ pháp, tự
tiện chia đôi các từ phức. Người ta mến tặng và gọi ông là nhà thơ, những lúc như
vậy ông bao giờ cũng khiêm tốn: “Tôi chỉ là vè sĩ mà thôi!”.
Các văn nghệ sĩ Phú Thọ
hôm nay như nhà văn Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Hữu Nhàn, họa sĩ Ngô Quang Nam... đều
thừa nhận Bút Tre - Đặng Văn Đăng là một trong những người đi tiên phong làm
cho đời sống văn hóa văn nghệ Phú Thọ phong phú và nổi tiếng đến hôm nay.
Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn,
thường trực Hội Văn nghệ dân gian Phú Thọ, kể: “Các ấn phẩm của Ty Văn hóa hồi
ấy như trăm hoa đua nở, các văn nghệ sĩ Phú Thọ, các cộng tác viên thỏa sức
vung bút”. Anh em vung bút, trưởng ty cũng không kém, chỉ ba năm đầu sau khi
nhậm chức ông Đặng Văn Đăng cho ra ba tập thơ Phú Thọ lớn lên, Rừng cọ đồi chè,
Sông Lô, sông Chảy ký tên Bút Tre, đấy là chưa kể ông còn đi “xuất bản miệng”
bao nhiêu lần những bài thơ ứng khẩu.
Ông Nguyễn Kính Mời cho
biết: chính vì viết lách thoải mái như vậy nên các cộng tác viên khắp hai tỉnh
trung du Vĩnh Phúc, Phú Thọ lúc bấy giờ đua nhau viết cho tờ Văn Nghệ Phú Thọ.
Ông Đăng đưa ra tiêu chí “hay thì dùng” nên sự cạnh tranh giữa các tác giả, tác
phẩm rất quyết liệt, các cộng tác viên như nhà thơ Vũ Đình Minh, nhà thơ Nguyễn
Bùi Vợi... lúc ấy làm giáo viên dạy học ở Vĩnh Phúc đã là cộng tác viên “ruột”
cho tờ báo này. Tờ báo rất có uy tín vì ngoài việc biểu dương người tốt việc
tốt, đăng những bài thơ, truyện ngắn, kịch... còn hăng say đả
phá tiêu cực, chính vì
điều này mà ông Đăng không được một số lãnh đạo tỉnh thiện cảm.
Họa sĩ Ngô Quang
Bẵng đi một thời gian sau, chuyện đề nghị mua đàn cũng đi vào lãng quên. Bỗng một hôm, có vị lãnh đạo trung ương lên thăm Phú Thọ, Văn phòng Tỉnh ủy yêu cầu Ty Văn hóa phải mang đàn piano sang nhà khách để phục vụ. Nhân viên Văn phòng Tỉnh ủy cầm công văn sang đưa cho ông Đăng. Vè sĩ cười rồi bảo anh nhân viên cầm công văn về vì "Ty Văn hóa chỉ có sắn chứ không có piano”! Anh nhân viên nghiêm sắc mặt nói rằng: "Đây là yêu cầu của Tỉnh ủy chứ không phải chuyện đùa". Vè sĩ cũng nghiêm sắc mặt nói lại: “Tôi cũng không đùa, anh về nói lại với các anh lãnh đạo bên ấy rằng “Văn hóa chỉ có... sắn thôi”!
Họa sĩ Ngô Quang Nam nhớ lại: có lần nhà báo Phan Lự (Phú
Thọ), lúc ấy là bí thư chi đoàn thanh niên lao động của Ty Thông tin, đến gặp
trưởng ty Bút Tre - Đặng Văn Đăng báo cáo công tác Đoàn. Trong khi anh báo cáo thì thấy trưởng ty cứ cắm cúi
viết trên bàn... Thấy ông Đăng có vẻ bận rộn, Phan Lự xin phép rút lui
thì bỗng ông Đăng ngẩng đầu lên bảo: “Cậu đọc Tam Quốc chưa?”. “Dạ, Tam Quốc
thì có liên quan gì đến công việc của em?”. “Cậu không thấy trong đó có nhân vật Phượng Sồ à, ông ta miệng xử kiện,
tai nghe trình bày, tay phê đơn, mắt đọc sách, làm bốn việc một lúc, tớ lại
không làm nổi hai việc một lúc sao. Để tớ nói lại cho cậu những điều mới nghe
cậu báo cáo nhé!”. Rồi ông Đăng nói vanh vách một hồi những điều Phan
Lự vừa trình bày làm Phan Lự phục lăn…
Nhận xét về thơ Bút Tre
Nguyễn
Khánh Văn
Thơ Bút Tre trong nước đã được phổ biến rộng rãi vì ngắn gọn, dễ nhớ vì tính
chất đặc biệt, hóm hỉnh của nó. Có người cho rằng Bút Tre làm thơ dốt, không có
vần điệu, không niêm luật, bí chữ, tùy tiện nên không thể gọi đó là thơ, hoặc
vì Bút Tre lập dị, muốn làm thơ khác người nên cố gieo vần, đặt chữ cho khác
lạ, oái oăm như vậy.
Vậy Bút Tre có phải là kẻ dốt nát, bần cố nông không biết làm thơ, không biết
đặt chữ, gieo vần, chưa viết thông tiếng Việt hay không?- Thưa không! Cứ theo
như tiểu sử của Bút Tre, thì tên thật của ông là Đặng Văn Đăng, sinh năm 1911
tại xã Đồng Lương, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Tho, trước 1945, ông dạy học ở
Tuyên Quang có viết văn làm thơ. Ông viết truyện dài đăng từng kỳ tên là Lục Y
lang (Chàng Áo Xanh) trong nhật báo Đông Pháp, vào đảng CS năm 1946, làm báo,
phụ trách nhà in, rồi Phó Trưởng Ty Tuyên Truyền, Văn Nghệ tỉnh Phú Thọ. Năm
1956, là bí thư cho Thứ Trưởng Ngoại Giao CS Ung Văn Khiêm, bí thư thứ hai ở
tòa Đại Sứ CSVN ở Lỗ Ma Ni, cuối cùng trở lại Phú Thọ làm trưởng ty Văn Hóa.
Bút Tre cũng là tác giả 6 tập thơ, phần lớn ca tụng quê hương của ông và nặng
về công tác tuyên truyền, nhưng cũng không phải là thơ quá tệ. (Có người cho
rằng ông có bằng tú tài triết học Pháp, nhưng tôi không tin vì vào thời đó, nếu
ông có mảnh bằng này ông đã không thể nào ngồi dạy học ở cái xứ Tuyên Quang khỉ
ho, cò gáy).
Theo những khả năng ông có, và với những chức vụ như thế thì Bút Tre cũng không
đến nỗi dốt nát, ngu si để làm ra những câu thơ ngốc nghếch, ngờ nghệch, buồn
cười như thế. Chính nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã nhắc nhở giới “lãnh đạo văn
nghệ”(!) Vĩnh Phú và Hội Nhà Văn cần phải nghiên cứu nghiêm túc về hiện tượng
thơ Bút Tre, vì tác giả của nó, một người có học vấn, không thể vô tình khi hạ
bút viết những câu thơ tưởng như ngô ngê, ngớ ngẩn kia.”
Không vô tình, thì chỉ có thể là cố ý.! Chúng ta chỉ có thể có một câu trả lời,
Bút Tre là chàng thâm nho, thấy thế sự đảo điên, chốn văn chương trở thành bát
nháo, trong khi “bác” Hồ làm thơ, bộ trưởng Xuân Thủy làm thơ, trưởng ban Tuyên
Vận Trung Ương Đảng làm thơ thì ông cũng làm ra những thứ thơ như thế như để
trêu ngươi, để đùa cợt. Chúng ta trong ông có hai con người, một của đảng viên
Đặng Văn Đăng và một của linh hồn Bút Tre nôm na mách qué. Người đọc không
thuộc thơ ca tụng nhà nước của trưởng ty văn hóa Đặng Văn Đăng (người có thơ ca
tụng “Bác” nhiều nhất sau thi nô Tố Hữu), nhưng
rất thuộc thơ cười của Bút Tre. Bút Tre đã dí dỏm cho rằng loại thơ đứng đắn là
thơ nghiêm, và loài thơ tếu này là thơ nghỉ.
Chưa nghe ai nghiên cứu và nhắc tới câu hỏi của Nguyễn Tuân. Trước đây nhà văn
Kim Ngọc đã khen ngợi Bút Tre ”dẫn xướng sự đổi mới”, lập tức bị bọn “lãnh đạo
văn hóa” bâu vào phê bình, kiểm điểm. Bây giờ người ta lại không hết lời ca
tụng ông, Quốc Hội CSVN trao huân chương cho ông. Tên Bút Tre có trong Tự Điển
Văn Hóa (NXBVăn Hóa năm 1993, trang 49), - được coi là “tấm lòng thơ của một
cán bộ văn hóa”(Lê Huy Ngọ), - “xứng đáng với danh hiệu “ nhà thơ dân gian”
(Nguyễn Hữu Nhân), -“ông là nhà văn hóa mà dòng đời của ông đắm mình trong dòng
văn hóa dân gian (Ngô Quang Nam).
Thậm chí đến buồn cười là hai chữ ”Giáp ta” trong câu thơ...” thắng trận Điện
Biên trở về..” được nhà nghiên cứu văn học” Ngô Quang Nam viết rằng “nhưng duy
nhất có anh Giáp của chúng ta có được hai từ rất đắt, nó quí giá như tấm huân
chương của Văn hóa dân gian trao cho Đại Tướng vậy:
“Giáp Ta”! (Lối Thơ Bút Tre -NXB Văn Hóa 2001). Thật là hết chỗ nói ! Người làm
văn hóa nghĩ sao một nhà thơ có chữ nghĩa như Bút Tre, nổi máu tếu, cắt tên Võ
Nguyên Giáp ra làm hai, nửa trên câu lục, nửa dúi xuống câu bát mà lại được
khen nức nở như thế ?
Các bạn có muốn bắt chước lối thơ Bút Tre tặng thơ để kỷ niệm những ngày thất
sủng, “Giáp ta” phải đặc trách kế hoạch hạn chế sinh đẻ không ? Thì đây:
“Hoan Hô Đại Tướng Võ Nguyên,
Giáp ta triệt sản chị em ... quần hồng.”
Tuy vậy, sau nay các nhà nghiên cứu văn học Việt
Mai sau kẻ đoái,
người hoài, mặc
Hạnh phúc hôm nay mát dạ người.
Sau này dân gian truyền miệng nên đã
biến tấu không theo lục bát nữa,
đôi khi chỉ là những câu nói có vần có điệu, nghe xuôi tai là được
nhiên cũng không kém phần dzui nhộn.
Vì thế có khi bút tre còn được xem như là thơ con cóc, con nhái, con ếch, ...
Người bảo thanh, kẻ chê tục; xin cứ
trích đăng các đoạn sưu tầm được .
Chống chỉ những người không thích đùa và
trẻ em dưới 13 tuổi :
Con chó ngồi
nghịch cái que
Sau đây tiết mục Bút Tre bắt đầu.
Quê hương tôi đẹp tuyệt vời
Ở dưới có nước trên trời có mây.
Xin mời các bạn về đây
Để thăm quê tớ mỗi ngày một sang.
Con đò dịch đít sang ngang
Xa xa có một cái làng thò ra.
Đằng kia là một vườn na
Đằng này thì có mấy bà chổng mông.
Cây lúa cao sản ngoài đồng
Đến mùa thu hoạch nhà nông vui cười.
Quê tôi thế đấy bạn ơi
Nhờ có đổi mới nên đời thêm xuân.
Con gái giờ chẳng mặc quần…
Mà mặc váy ngắn hở chân hở đùi
Ngày hội mới thật là vui…
Hoan hô đại tướng Vő Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về
Hoan hô anh Tạ Đình Đề
Trước đi theo địch nay về với ta
Hoan hô anh Lê Quảng Ba
Trước đi theo phỉ nay ra hàng mình
Hoan hô đồng chí Trường Chinh
Trước thân Trung Quốc nay hình như thôi
Hoan hô chị Nguyễn Thị Bình
Được mời ngồi với bác Chinh bác Đồng
Hoan hô bác Vő Chí Công
Cho làm khoán hộ ruộng đồng tốt tươi
Hoan hô bộ trưởng Đỗ Mười
Tác phong chậm chễ mọi người vẫn khen.
Hoan hô đồng chí Trần Hoàn
Lên làm Bộ trưởng chiếu toàn phim hay.
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân bắc, phân xanh đầy đồng.
Hoan hô cục trưởng Hà Đăng
Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa
Hoan hô anh La Văn Cầu
Cánh tay bị đứt nhưng đầu vẫn nguyên.
Chị em nô nức đặt vòng
hoa mộ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn.
Đường vào lăng bác âm u
Chị em lao động ngửa mũ ra chào.
Anh đi công tác Pờ Lây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào vê
Họp xong anh ghé Buôn Mê
Thuột xong một cái rồi về với em.
Anh đi công tác
Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm
Anh đi công tác bản Muờng
Tè xong một cái lên đường về quê.
Hoan hô các cụ trồng cây
Mười cây chết chín một cây gật gù
Tụi bay có mắt như mù
Mười cây chết cả gật gù nỗi chi.
Trung thu là tết thiếu nhi
Mà sao người lớn lại đi là nhiều
Đi nhiều rồi lại làm liều
làm liều rồi lại có nhiều thiếu nhi.
Bà con toàn thể xã ta
Ðồng tâm phấn khởi giồng cà dái dê
Dái dê to mập dài ghê
Năm sau ta cứ dái dê ta trồng.
Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to.
Chưa đi chưa biết Ðồ Sơn
Ði về mới biết chẳng hơn đồ nhà
Ðồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là đồ thật hơn là Ðồ Sơn.
Chưa đi chưa biết Cà Mau
Đi rồi mới thấy chẳng hơn gà nhà
Gà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà cà chậm hơn là Cà Mau.
Không vô không biết bút tre
Vô rồi mới biết muốn tè ra ngay
Chưa ăn chưa biết cu đơ
Ăn rùi mới biết nó đờ cu ra
Chưa đi chưa biết Cửa Ông
Đi rồi mới thấy toàn mông với giò.
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới thấy toàn giò với mông.
Chưa đi chưa biết Sài gòn
Đi rồi mới biết chẳng còn một xu
Về nhà mới biết là ngu
Mồm tiêu thì ít thằng cu tiêu nhiều.
Số tôi số chẳng ra gì
Vợ thì đời cũ, ti vi đời đầu
Đời đầu nên chẳng có râu
Xoa mông vỗ đít mà mầu chẳng lên
Ti vi hàng xóm nhà bên
Chưa sờ đến núm đã lên ầm ầm
Ước gì trời nổi cơn giông
Để tôi sang đó ôm nhầm ti vi.
Xưa kia gương vỡ lại lành
Thi đi thi lại cũng thành kỹ sư.
Bần tăng chẳng xin cơm chay
Chỉ xin thí chủ “ba ngày ba đêm”.
Chị em phụ nữ chơi cầu
Lông bay vùn vụt qua đầu thanh niên.
Tiễn anh lên bến ô tô
Đêm về em khóc tồ tồ cả đêm.
Lâu rồi mình chẵng yêu ai
Lâu rồi cũng chẳng có ai yêu mình.
Ta đi bầu cử tự do
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm
Hội trường yên ắng ngủ say
Thuyết trình vừa dứt, vỗ tay ra về.
Học không yêu yếu dần rồi chết
Yêu không học không ngóc được lên
Thứ hai em phải đi làm
Thứ ba em cũng phải làm phải đi
Thứ tư làm việc nên đi
Thứ năm cũng phải vội đi để làm
Thứ sáu em cũng phải tham
Thứ bảy bận quá về làm phải đi
Chủ nhật thủng thẳng nghĩ suy
Ở nhà buồn quá có khi đi làm.
Người đi một nửa hồn tôi mất!!
Một nửa hồn kia...đứng chửi thề…
Một người đi với 1 người
Một người đi tới 1 người đi lui
Hai người đi tới đi lui
Một người đi tới người kia lại lùi.(nhảy đầm)
Học trò ngày nay quậy tới trời
10 thằng đi học 9 thằng chơi
3 thằng đến lớp 2 thằng ngủ
Còn lại thằng kia cùng gật gù
Hôm qua anh đến nhà em
Ra về mới nhớ để quên 5000
Anh quay trở lại vội vàng
Em còn ngồi đó, 5000...mất tiêu
Trăm năm trong cõi người nào
Ai ai cũng phải hít vào thở ra
Xa xa như nước Cu-Ba
Người ta còn phải hít ra thở vào
Gần gần như cái nước Lào
Người ta cũng phải hít vào thở ra
Nói chung trong cõi người ta
Bắt buộc là phải thở ra hít vào ...
Môi hở, răng hô
Liệu cơm gắp hết
Có chí thì ghê
Thuận vợ, thuận chồng, con đông mệt nghĩ
Kiến tha lâu mỏi cẳng
Học đi đôi với hành - Hành đi đôi với tỏi
Thơ tay anh viết thật bay
Bướm em trông đợi cả ngày cả đêm.
Hoan hô chị em đá cầu
Trinh rơi cái tơm xuống đầu các anh.
Trẻ nào chẳng ị... vào bô
Sau đây là điệu sì-lô (slow) bắt đầu.
Nguời nào mà chẳng có lông
Sau đây bài “Lá diêu bông” hát bè.
Chim khôn chim đậu cành cao
Bướm khôn bướm đậu ngay vào... đầu chim
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét