Mình vừa nghỉ hưu ở tuổi đã ngoài 60 lại nhận liền tay một trọng trách nặng nề: quản lý một Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi của Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi TPHCM!
Chuyện nghe đơn giãn nhưng không dễ dàng chút nào... Toàn các cháu khuyết tật đủ dạng: liệt hai chân, gù vẹo lưng, thiểu năng trí tuệ, cụt tay, cụt chân,tật cả tứ chi, mù , câm điếc, mồ côi...
Nhìn mà lòng vừa thương xót vừa ngao ngán...
Mới vừa ở một môi trường: HS toàn trai xinh, gái lịch, nhanh nhẹn, hoạt bát, tươi vui... giờ đứng trước gần cả 100 HV u buồn, ủ dột, đôi mắt như mất cả niềm tin vào cuộc đời, quần áo lôi thôi... vậy thì dạy nghề gì, giáo dục kiểu gì để đem lại sức sống, đem lại sự yêu đời, năng động, nghề nghiệp được đào tạo được xã hội chấp nhận để các em có thể hoà nhập xã hội sau khi ra trường ,tự sống được với nghề đã đào tạo cho các em ...bên cạnh biên tập ngành nghề thích hợp cho từng dạng tật còn phải tìm đâu ra đội ngũ GV hết lòng vì công việc từ thiện? Chưa kể cơ sở vật chất thiết bị thiếu thốn, tiền ăn hàng ngày theo định mức... tìm đâu ra nguồn mạnh thường quân hết lòng hỗ trợ cho các em khi đang theo học? Và tìm đâu ra các Công ty, xí nghiệp đón nhận các em vào làm khi ra trường, cưu mang những con người bất hạnh này...
Hàng loạt công việc chiếm hết cả thời gian, sức lực, tâm trí của mình trong cuộc sống, thử thách còn trao cho mình là trụ cột của một gia đình có ông chồng sức khỏe không tốt trong mấy chục năm qua, hàng đồng bệnh nền phải chống chọi qua bao năm tháng...
Kinh nghiệm cuộc đời, kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức cuộc sống, tâm lực, trí lực ...dốc hết vào thời gian đáng lẽ được nghỉ ngơi sau tuổi nghỉ hưu...Quay cuồng với thời gian , với trách nhiệm, với công việc chung riêng, có khi không còn biết đến bản thân...Nhưng rồi bài học cân bằng ... cân bằng , cân bằng ... đã giúp mình đi từng bước thành công...13 năm đã giúp cho hơn 3.000 người khuyết tật và Trẻ mồ côi có nghề nghiệp phù hợp, có hơn 2.000 em có việc làm , hoà nhập xã hội tốt, có nhiều gia đình nhỏ của các cặp Vợ Chồng khuyết tật hình thành, sống hạnh phúc... với sự chung tay của các bạn bè thân thiết xa gần , mạnh thường quân đầy lòng hảo tâm ,các CT, xí nghiệp lớn nhỏ cùng chung mối lo toan cho các cuộc đời bất hạnh!
Giờ thì nói đến trọng trách trụ cột trong gia đình ,đêm lăn lóc ở các BV lớn của TPHCM , có khi không ngủ, ngày thì các cháu lớn trong gia đình thay phiên để mình lại chay bay về với công việc trụ cột từ thiện... cứ vậy mà ngày qua ngày , tháng qua tháng...
Rồi ... mình chợt giật mình nhìn lại các cháu nội ngoại... bố mẹ chúng tối mặt với công việc mưu sinh, các cháu đều ở riêng cách xa nhau, tình thân máu mủ xa mặt cách lòng, đi học về bị “ nhốt “ vào 4 bức tường lẻ loi...,lòng người làm bà xót xa: sao mình có thể chăm cho cả trăm con em người khác, lo ăn, lo học, lo giải trí, lo sức khỏe, lo vui buồn ... còn cháu mình kia... đáng thương làm sao...
Vậy là kế hoạch được bà hình thành, mỗi tuần vào chủ nhật dành 3 giờ chiều tập họp hết các cháu, dắt đi vẽ tranh, tô tượng ...ở Trung tâm văn hoá gần nhà nhất! Ba giờ lũ trẻ tíu tít tạo tác phẩm nghệ thuật thì bà ngồi nhắm mắt kề bên nghỉ ngơi lấy sức, vậy thì thời gian được sử dụng đầy hiệu quả... cuối buổi các cháu được bà thưởng cho khi thì 1 ly sinh tố , khi thì 1 tô phở cho tác phẩm các cháu vừa tạo! Hàng tuần các cháu trông chờ đến ngày đi với bà, hớn hở, tươi vui, thân thiết yêu thương nhau biết bao!
Lần hồi qua năm tháng, các cháu không còn phù hợp tuổi vẽ tranh, tô tượng..., lại phải đưa đi xa hơn bằng xe buýt( dạy cháu kỹ năng đi xe buýt,kỹ năng băng qua đường đông nghẹt xe cộ ở ngã ba, ngã tư, tập cháu đến siêu thị mua hàng, đến nhà sách đọc sách, đến thăm các siêu thị lớn, chợ ở lòng đất, xem phim... kiên trì để các cháu lớn lên cùng nhau trong tình thương yêu ruột thịt... Giờ đây nhìn lại thành quả của mình với vai trò người bà trong thời đại này có chút thành tựu, các cháu đã lớn khôn từng tháng năm với bà dù các cháu ở riêng nhau ,mình cảm thấy công sức và thời gian bỏ ra hơn 6 năm cho các cháu cũng rất xứng đáng...Thành công này là thành công giai đoạn cho các cháu có tuổi thơ đầy kỷ niệm đẹp, dạy các cháu kỹ năng ban đầu của cuộc sống... nhưng kết quả to lớn hơn cả là kết nối tình thân ruột thịt yêu thương cùng nhau ...
Tâm sự dài dòng, người già hay sống về hồi tưởng, mong các bạn đọc giải khuây với một bài viết lẩn thẩn của người đã qua khỏi tuổi” thất thập cổ lai hy “
Đinh Hỏi
🌸🌸🌸🌸🌸
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét