Thèm nhai đá: Theo tạp chí Mayo Clinic, thèm nhai đá lạnh đôi khi chỉ là thói quen của một số người. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu sắt hoặc thiếu máu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhai đá có thể làm tăng sự tỉnh táo ở những người bị thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, thói quen này có thể là dấu hiệu của các vấn đề cảm xúc như căng thẳng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay rối loạn phát triển. Bạn nên thực hiện xét nghiệm máu và hỏi ý kiến của bác sĩ để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết. (Ảnh: Indiatimes).
Luôn cảm thấy khát nước: Thông thường, bạn sẽ liên tục cảm thấy khát nước khi ăn quá nhiều đồ cay hoặc mặn. Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, thiếu máu, đang mang thai hoặc do tác dụng của thuốc. (Ảnh: Brightside).
Thèm muối: Theo Medical News Today, thích đồ ăn mặn có thể là kết quả của các yếu tố như căng thẳng, buồn chán. Đôi khi, nó có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt sắt, thiếu máu, mất ngủ hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt. Đổ mồ hôi quá nhiều cũng khiến bạn thèm đồ ăn mặn. Mồ hôi chứa muối, vì vậy, khi một người đổ mồ hôi, nồng độ natri trong cơ thể cũng giảm theo. (Ảnh: Stuff).
Thường xuyên giận dữ, cáu kỉnh: Không phải lúc nào cáu giận cũng là do tính cách của mỗi người. Trong thực tế, một số nghiên cứu cho thấy nó có thể liên quan đến trầm cảm. Các nhà nghiên cứu chỉ ra triệu chứng của trầm cảm không phải chỉ là mệt mỏi, thiếu năng lượng hay buồn bã. Hành vi hung hăng, cáu giận vô cớ cũng là biểu hiện của bệnh này. (Ảnh: Mindbody).
Cảm giác kiến bò ở chân: Nếu bạn thường xuyên có cảm giác kỳ lạ ở chân và bàn chân như có kiến bò hay bồn chồn không yên, đó có thể là dấu hiệu của hội chứng chân không yên. Dấu hiệu này thường kéo dài và bạn cảm thấy đặc biệt khó chịu vào ban đêm khi cố gắng nghỉ ngơi. (Ảnh: Brightside).
Da dày lên: Bạn đừng bỏ qua hoặc phớt lờ các vấn đề về da. Khi da bị dày lên và ngứa, đó có thể là triệu chứng của một loạt vấn đề bên trong như rối loạn nội tiết tố, bệnh chàm hoặc dị ứng. Bạn có thể thực hiện một số xét nghiệm máu nếu tình trạng này kéo dài hoặc ngày càng trầm trọng hơn. (Ảnh: Brightside).
Buồn ngủ mọi lúc mọi nơi: Rối loạn này được gọi là hypersomni và nó không chỉ xảy ra do mệt mỏi. Một số bệnh tự miễn có thể gây ra cảm giác buồn ngủ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, sử dụng đồ uống có cồn trước khi ngủ có thể gây
ra hiệu ứng này. (Ảnh: Thenewdaily).
Theo Khoa học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét