Mỗi năm Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương,
trở thành một trong 5 nước có lượng rác thải nhựa xả ra biển lớn nhất
thế giới.
Phát biểu tại lễ ký kết Quy tắc Ứng xử về Ô nhiễm Nhựa, vào đầu tháng 6
năm 2018, Đại sứ Canada tại Việt Nam, Ping Kitnikone cho biết: “Đến năm
2050, sẽ có nhiều chất thải nhựa trong đại dương hơn là cá. Đáng buồn
thay, khu vực Châu Á Thái Bình Dương đóng góp đáng kể vào lượng chất
thải nhựa. ”
Theo bà Ping Kitnikone, chất thải nhựa chiếm 50-80% chất thải của đại
dương, và hơn 80% chất thải nhựa có nguồn gốc từ đất liền, trong khi
phần còn lại được xả trực tiếpxuống biển.
Bà Emily Strady, một nhà nghiên cứu người Pháp, khi đến Việt Nam nghiên
cứu về ô nhiễm trong mạng lưới sông ngòi, đã tiến hành một cuộc khảo sát
về ô nhiễm nhựa trong môi trường sống của Việt Nam. Nhóm của bà lấy mẫu
chất thải dọc theo sông Sài Gòn trong 1 năm rưỡi. Và sau khi phân tích,
họ thấy rằng mức độ ô nhiễm nhựa ở Việt Nam cao gấp 1.000 lần so với
các nước phương Tây.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khi nhựa đi từ sông ra biển, chúng ảnh
hưởng đến sinh vật biển như chim biển và cá có thể nuốt chất thải. Nhóm
nghiên cứu của Emily đã tìm thấy các hạt vi mô nhựa trong nước, cá và
không khí ở Việt Nam.
Theo một báo cáo, mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 250 ngàn
tấn chất thải nhựa, trong đó, 48 ngàn tấn được chôn lấp, trong khi 200
ngàn tấn khác được tái chế hoặc xả trực tiếp ra môi trường.
Cũng theo báo cáo này công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành
phố lớn của Việt Nam hiện không hiệu quả và gây ô nhiễm. Các hoạt động
tái chế chất thải nhựa không được tổ chức trên quy mô lớn. Việc tái chế
chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ. Và việc khuyến cáo
người dân không dùng túi nilon cũng gặp nhiều khó khăn.
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét