Tốc độ tuyệt chủng của các loài
động thực vật hiện đang nhanh hơn gấp 1000 lần so với tốc độ tự nhiên do
sự tác động tiêu cực của bàn tay con người.
Như chúng ta đã biết, đầu năm nay, Sudan – cá thể tê giác trắng đực
cuối cùng đã qua đời, khiến loài này hoàn toàn bị tuyệt chủng. Bên cạnh
đó, hàng trăm loài khác cũng đang phải chịu một số phận tương tự, bao
gồm cả động vật và thực vật mà nguyên nhân chủ yếu đến từ con người.
Tiến sĩ David Redding và Tiến sĩ
Elizabeth Boakes đến từ đại học College London (UCL) đã chỉ ra những lý
do khiến điều này lại có thể gây tổn hại cho hành tinh của chúng ta.
Theo dailymail, cái chết của Sudan đã xác nhận sự tuyệt
chủng của một trong những phân loài mang tính biểu tượng nhất của thảo
nguyên. Loài tê giác trắng Bắc Phi này chắc chắn sẽ được con người nhớ
tới, xuất hiện trong những cuốn sách ảnh hay phim tài liệu, cũng có thể
sẽ được làm thành những món đồ chơi.
Nhưng với những loài mà chúng ta ít
thích thú hơn hoặc thậm chí hoàn toàn không biết tới thì sao? Liệu chúng
ta có lưu tâm tới sự tuyệt chủng của những con bọ cánh cứng không mấy
đẹp đẽ hay những cây nấm khó coi hay không?
Có những lập luận thực tế mạnh mẽ chống
lại sự mất đa dạng sinh học. Sự biến đổi, từ các gen riêng lẻ đến các
loài, mang lại khả năng phục hồi hệ sinh thái khi đối mặt với sự thay
đổi. Hệ sinh thái giữ hành tinh ổn định và cung cấp các dịch vụ thiết
yếu cho sự ổn định của con người.
Rừng và những vùng đầm lầy ngăn chặn các chất gây ô nhiễm xâm nhập
vào nguồn cung cấp nước của chúng ta, rừng ngập mặn ven biển làm giảm
những cơn bão tiến vào đất liền, không gian xanh ở khu vực thành thị làm
giảm tỷ lệ mắc bệnh tâm thần của cư dân thành phố.Việc con người khác thác tài nguyên thiên nhiên tới mức cạn kiệt đã khiến thế giới chưa bao giờ đứng trước nhiều sự rối loạn như lúc này. Chúng ta đang dần phá hủy hành tinh với hàng tỷ người sống trên đó, đồng thời khiến nhiều loài khác đi vào con đường tuyệt chủng.
Một số nghiên cứu về các loài bị đe dọa
chỉ ra rằng, bằng cách nhìn vào đặc điểm của chúng, chúng ta có thể dự
đoán khả năng những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ, các động vật có
cơ thể lớn hơn thì dễ bị tuyệt chủng hơn so với các loài nhỏ hơn và điều
tương tự cũng đúng đối với các loài ở đầu chuỗi thức ăn. Đối với thực
vật, những loài ký sinh cũng có nguy cơ cao hơn.
Các hồ sơ hóa thạch cho thấy mức độ tuyệt chủng hiện nay cao gấp
1.000 lần tỷ lệ nền của tự nhiên. Tình hình ngày càng càng trầm trọng
hơn do các loài mất đi môi trường sống, nạn săn bắn, biến đổi khí hậu và
sự ra đời của các loài và bệnh xâm lấn. Loài lưỡng cư có vẻ đặc biệt
nhạy cảm với sự thay đổi môi trường, với tỷ lệ tuyệt chủng ước tính lên
đến 45.000 lần tốc độ tự nhiên của chúng. Hầu hết những sự tuyệt chủng
này đều không được ghi nhận, vì vậy chúng ta thậm chí không biết những
loài nào đang dần biến mất vĩnh viễn.Sự tuyệt chủng đang mở rộng phạm vi của nó, vì vậy con người cần có những hành động khẩn trương hơn trước khi tất cả vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chúng ta.
Nhật Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét