Giáo sư Nguyễn Duy Linh trường Sư Phạm Sài Gòn trước năm 1975 nghĩ gì về sách “42 năm sống ở Mỹ" của Lê Thanh Hoàng Dân?
Anh Lê Thanh Hoàng Dân thân kính,
Tôi đã nhận được cuốn sách này của Anh từ chính tay Anh Dương Ngọc Sum, xin cảm ơn Anh. Gia đình Sư Phạm Saigon Hải ngoại đang tích cực chuẩn bị cho cuộc họp mặt thường niên ngày 29/7/2018 càng rộn lên với tin vui Anh sãp ra mắt sách cũng dịp này. Không nói chắc Anh cũng rõ là tất cả chúng tôi đều háo hức chờ đợi đứa con tinh thần đầu tiên của Anh sau hơn 40 năm Anh sống cuộc đời lưu vong âm thầm nơi đất khách. Thời gian trôi thật nhanh. Cầm cuốn sách trên tay không khỏi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm xưa, trong đó có những năm tháng chúng ta cùng chia sẻ trách nhiệm với nhau trong mái trường Sư Phạm Sai gon . Tưởng đâu Anh đã mất hút trong cái cõi nhân gian rộng lớn này. Lần đầu gặp lại nhau ở quê nhà , thấy Anh chống gậy - ( di chứng sau khi mổ cột sống )- bước lên sân khấu ngày họp mặt hàng năm của GĐSPSG vào Tết Dương lịch cách đây khoảng chục năm gì đó, vừa nhảy vừa hát bài ‘ 60 Năm Cuộc Đời’, tôi vừa ngạc nhiên, vừa thích thú. So với hồi Anh mới về trường,dung mạo và dáng dấp có thay đổi nhiều, nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời, tự tin...của Anh ngày nào vẫn còn đó, tuy không còn sôi nổi như xưa. Chúng tôi, những người còn ở lại, vượt qua được mọi nỗi khó khăn thì không khác gì những con bênh lâu ngày, còn đang hồi phục dần phần xác, chưa định tỉnh được phần hồn. Nhớ lại hồi Anh còn ở Trường SPSG, thế hệ lão thành tiền bối, như các Cụ Trần Văn Quế, Hồ Văn Huyên, Nguyễn Đình Phú, Trương Hữu Tước, Nguyễn Gia Tường, Trần Hữu Văng lần lượt qua đời sau 4/1975.Thế hệ đàn anh sinh trong khoảng thập niên 1920-29 như các giáo sư Phạm Văn Phúc, Đặng Phúc Xuân, Bùi Quang Kim, Hoàng Trần Hoạch, Trần Thế Uy, Lê Thị Mão,Dương Thị Ninh.... nay chỉ còn giáo Sư Doãn Quốc Sỹ, 95 tuổi. Các giáo sư Nguyễn Quý Bổng, Đoàn Hữu Khánh, Phan Hữu Niệm sinh năm 1930 (đều đã mất) chính là ba cánh chim đầu đàn của thế hệ chúng ta 1930-39, thành phần đông đảo nhất trong Ban giảng huấn . Đa số gắn chặt cuộc đời mình với Sư PhạmSaigon. Chỉ một số ít sau này tìm bến đỗ mới như các Anh Đoàn Hữu Khánh, Phạm Hữu Bính (Văn Khoa), Tôn Thất Trung Nghĩa (Luật),. Nguyễn Tử Quý (Ngân Hàng)... Anh và Anh Nguyễn Hữu Phước ( Đại học Sư Phạm ).sSau đỏ Anh về Trung Tâm Học Liệu cho tới ngày chúng ta chia ly tan tác.
Anh Lê Thanh Hoàng Dân thân kính,
Tôi đã nhận được cuốn sách này của Anh từ chính tay Anh Dương Ngọc Sum, xin cảm ơn Anh. Gia đình Sư Phạm Saigon Hải ngoại đang tích cực chuẩn bị cho cuộc họp mặt thường niên ngày 29/7/2018 càng rộn lên với tin vui Anh sãp ra mắt sách cũng dịp này. Không nói chắc Anh cũng rõ là tất cả chúng tôi đều háo hức chờ đợi đứa con tinh thần đầu tiên của Anh sau hơn 40 năm Anh sống cuộc đời lưu vong âm thầm nơi đất khách. Thời gian trôi thật nhanh. Cầm cuốn sách trên tay không khỏi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm xưa, trong đó có những năm tháng chúng ta cùng chia sẻ trách nhiệm với nhau trong mái trường Sư Phạm Sai gon . Tưởng đâu Anh đã mất hút trong cái cõi nhân gian rộng lớn này. Lần đầu gặp lại nhau ở quê nhà , thấy Anh chống gậy - ( di chứng sau khi mổ cột sống )- bước lên sân khấu ngày họp mặt hàng năm của GĐSPSG vào Tết Dương lịch cách đây khoảng chục năm gì đó, vừa nhảy vừa hát bài ‘ 60 Năm Cuộc Đời’, tôi vừa ngạc nhiên, vừa thích thú. So với hồi Anh mới về trường,dung mạo và dáng dấp có thay đổi nhiều, nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời, tự tin...của Anh ngày nào vẫn còn đó, tuy không còn sôi nổi như xưa. Chúng tôi, những người còn ở lại, vượt qua được mọi nỗi khó khăn thì không khác gì những con bênh lâu ngày, còn đang hồi phục dần phần xác, chưa định tỉnh được phần hồn. Nhớ lại hồi Anh còn ở Trường SPSG, thế hệ lão thành tiền bối, như các Cụ Trần Văn Quế, Hồ Văn Huyên, Nguyễn Đình Phú, Trương Hữu Tước, Nguyễn Gia Tường, Trần Hữu Văng lần lượt qua đời sau 4/1975.Thế hệ đàn anh sinh trong khoảng thập niên 1920-29 như các giáo sư Phạm Văn Phúc, Đặng Phúc Xuân, Bùi Quang Kim, Hoàng Trần Hoạch, Trần Thế Uy, Lê Thị Mão,Dương Thị Ninh.... nay chỉ còn giáo Sư Doãn Quốc Sỹ, 95 tuổi. Các giáo sư Nguyễn Quý Bổng, Đoàn Hữu Khánh, Phan Hữu Niệm sinh năm 1930 (đều đã mất) chính là ba cánh chim đầu đàn của thế hệ chúng ta 1930-39, thành phần đông đảo nhất trong Ban giảng huấn . Đa số gắn chặt cuộc đời mình với Sư PhạmSaigon. Chỉ một số ít sau này tìm bến đỗ mới như các Anh Đoàn Hữu Khánh, Phạm Hữu Bính (Văn Khoa), Tôn Thất Trung Nghĩa (Luật),. Nguyễn Tử Quý (Ngân Hàng)... Anh và Anh Nguyễn Hữu Phước ( Đại học Sư Phạm ).sSau đỏ Anh về Trung Tâm Học Liệu cho tới ngày chúng ta chia ly tan tác.
Nỗi niềm xưa đau đáu /
Sư Phạm dạy cùng nhau /
Ngôi trường thân thương ấy /
Đã tan vào trong mây !
Năm 2000, tôi qua bên
này, ở chơi gần chẵn một năm rồi về dù đủ điều kiện làm thủ tục để xin ở
lại luôn. Tôi đã tới thắp nhang bàn thờ các Cụ Trương Hữu Tước, Vũ
VănTịch và hội ngộ với các Anh Phan Hữu Niệm, Bùi Văn Giần, Nguyễn Tử
Quý, Dương Ngọc Sum, Vũ Ngọc Đại, Chị Lê Thị Mão ở Orange County, thắp
nhang bàn thờ Ộng Bùi Quang Kim cùng gặp lại Anh Trần Quang Minh ở San
Jose, hội ngộ cùng các Anh Nguyễn Quý Bổng, Phạm Hữu Bính, Chị Nguyễn
Thị Danh ở Chantilly (Virginia), Anh Trần Anh Linh ở Louisville
(Kentucky), Sang Canada, tôi gặp lại các Anh Đặng Phúc Xuân, Nguyễn
Hồng Văn ở Montréal, Nguyễn Quý Bổng ở Ottawa, Phạm Kim Thư ở Toronto.
Gặp lại Cô Nguyễn Thị Thu Hương, mới biết Anh Trương Phan Nam Minh ở
Edmonton Alberta, thêm 18 năm sau nữa mới gặp lại gần đây. Trở lại Mỹ
cuối 2014 tôi mới được hội ngộ cùng Anh Nguyễn Hữu Phước. Còn Anh, tôi
chỉ nghe nói ở New York trước khi ta gặp lại nhau ở Saigon.. Trong
các cơn lốc của thời đại, có ai làm chủ được phần số của mình. Đất nước
này quá đỗi bao la.
Ta chỉ là hạt bụi /
Lửng lơ bay giữa trời /
Là cánh
bèo nổi nênh /
Trôi trong dòng định mệnh !
Cơn hồng
thủy tràn bờ /
Cùng cuồng phong bão lũ /
Bèo chìm trong sóng dữ /
Bụi
lốc cuốn về đâu ?!
Điều
đáng quý ở Anh là trong lúc hầu hết chúng tôi yên phận với công việc ở
Trường Sư Phạm thì Anh không chỉ chu toàn được nhiệm vụ với nhà trường,
với cơ quan mà vẫn bắt tay vào việc thực hiện ước mơ viết sách, làm
sách và ra sách của riêng mình: Tủ sách Lê Thanh Hoàng Dân ra đời với
những giáo trình các bộ môn giảng dạy ở Trường Sư Phạm do các giáo sư
SPSG cùng một bộ môn hợp soạn. Các giáo trình này đã giúp ích rất nhiều
cho cả giáo sư lẫn sinh viên nhất là đối với các giáo sư vừa được chuyển
từ TrườngTrung học qua các trường Sư Phạm mới được thành lập sau này
càng lúc càng nhiều. Nhà xuất bản Trẻ do Anh chủ trương ngày càng phát
triển với việc cho ra đời nhiều cuốn sách có giá trị thuộc nhiều lãnh
vực khác nhau nhưng cuối cùng do thời cuộc, công trình mà Anh đã gây
dựng được với bao tâm huyết và công sức đó cũng biến thành mây khói.
Cuối
tháng 4/1975, Ngân hàng Chase Manhattan cho di tản các nhân viên và gia
đình của họ. Ngày 2/5 gia đình Anh đã có mặt ở New York bắt đầu cuộc
sống mới với biết bao khó khăn và thử thách. Cuốn sách của Anh theo
tôi chính là một lời tự sự rất thật lòng về những gì đã trải qua, những
điều Anh suy nghĩ và những nỗ lực của bản thân để có được cuộc sống
tốt đẹp và vững chắc sau này.. Muốn hội nhập vào quê hương mới thì
phải biết quên quá khứ để dễ hoà đồng, đẹp bỏ mặc cảm để sớm tìm được
việc làm, ra sức học tập để có điều kiện vươn lên, nhìn vào thực tế
một cách sáng suốt để tìm được hướng đi thích hợp, biết rõ những điểm
yếu của mình để khắc phục, nhanh nhạy để không bỏ lỡ thời cơ, gắn bó
chặt chẽ với đồng hương cùng cảnh ngộ ...chính là chìa khoá để những
người Việt thành công trên đất Mỹ như Anh và là những kinh nghiệm sống
đáng để cho những ai muốn nhập cư ở nước ngoài sau này học tập. Viết đến
đây tôi lại nhớ đến lời Anh Nguyễn Quý Bổng khi chúng tôi gặp lại nhau ở
Richmond “Nơi nào có job nơi ấy là nhà. Job nào cũng quý “ - Anh đã
từng làm garçon d’hôtel, làm bartender, rồi giáo viên phụ khuyết ở một
trường tiểu học trước khi được nhận vào dạy ở Trường Đại học Québec. Anh
Vũ Ngọc Đại hồi mới tới xin việc ở đâu cũng không được sau này mới vỡ
lẽ ra là vì over educated với việc mình xin...,một thời gian sống như
ngư phủ chỉ mong tôi vượt biên thoát qua bên này cùng đánh tôm với Anh
cho có bạn... Ở quê nhà, Tôn Thất Trung nghĩa... từng đạp xích lô,
Dương Hồng Đức , Nguyễn Văn Trang ...đi buôn gạo, tôi từng nhặt nhạnh
thêm bằng nghề xe cói , nhà ở gần Lăng Cha Cả mà phải lặn lội đạp chiếc
xe cà tàng vào tận Giáo xứ Bình An mua cói về, xe thành sợi rồi lại chở
vào bán lại cho Anh bán cói. Bị ăn lời ở cả hai đầu mà vẫn phải làm
....Gặp thời thế thế thời phải thế. Dù sống ở nơi nào, Thầy giáo, Cô
giáo Sư Phạm Saigon cũng giữ vững nhân cách của mình. Anh Dân bỏ luôn
việc học PhD triết học, chuyển sang học MBA để có cơ hội làm việc ở Phố
Wall . Anh Quý học xói trán về ngành Kiểm toán trùớc khi được giao phó
một nhiệm vụ chỉ huy chính là những tấm gương phấn đấu vừa sáng suốt vừa
kiên định để giới trẻ noi theo.. Sau khi về hưu, các con đã có cuộc đời
riêng vững vàng ổn định, Anh Chị có điều kiện chu du đây đó khắp năm
châu bốn biển, quãng đời chiều như vậy thật là hạnh phúc. Coi trong
Facebook, tôi thường thấy những bải viết của Anh về những nơi Anh từng
sống hoặc đã đi qua trích ra từ những cuốn sách sắp xuất bản. Mừng cho
Anh đã quay trở lại với ước mơ viết sách. làm sách và ra sách bị bỏ dở
nửa chừng 42 năm về trước. Tôi tin là trong những tác phẩm này, Anh
viết về Nước Mỹ, người đọc sẽ thâu lượm được nhiều điều thú vị và hữu
ích vì Anh đã cho chúng ra đời không chỉ bằng công phu tra cứu các tài
liệu đã có sẵn cộng với kinh nghiêm viết sách và in sách khi xưa mà còn
bằng hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của những chuyến đi sau này - (
liệu dã có mấy người đi nhiều được như Anh) - mà còn vì tấm lòng biết ơn
sâu sắc đối với đất nước đã đang tay đón gia đình Anh cũng như hàng
trệu đồng bào của Anh với tình nhân ái và tấm lòng hào hiệp.
Chúng ta sẽ gặp lại nhau Ngày Họp Mặt của GĐSPSG 29/7 này ở Quận Cam
và tại Hội trường Báo Người Việt ngày 5/8 là ngày Anh ra mắt sách. Được
biết việc tổ chức ra mắt sách có sự giúp đỡ của Anh Dương Ngọc Sum phối
hợp với nhóm Anh Viêt Hải là nhóm nhiều kinh nghiệm về việc này, cùng
với sự tiếp tay của Trần Quốc Dũng và Cô Lê Minh Phú tôi tin là cuộc ra
mắt sách của Anh sẽ thành công .
Garden Grove, ngày 21/7/2018 Nguyễn Duy Linh
PS
: Anh Dân, Như đã nói chuyện với Anh, trong việc ra mắt sách, với
Cộng đồng Viêt bên này tôi chỉ là một anh “New comer” còn lớ ngớ nên chỉ
dám viết bài này, gửi để Anh xem , nếu Anh thấy được và không có gì
sai, ta sẽ nhờ các em TrầnQuốc Dũng, Nguyễn Ngọc An và Trần Xuân Lộc
đăng trên Facebook, trong trang Web của SPSG, nên chăng tuỳ Anh quyết
định. Thân ái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét