Các trung tâm đào tạo về “đức hạnh”
cho phụ nữ phát triển nở rộ khắp Trung Quốc trong những năm gần đây.
Những nơi này tuyên truyền cho các học viên rằng sự nghiệp và phận nữ
giới không thể hài hoà và buộc họ phải làm những công việc thấp kém.
Nhưng thực sự thì các cơ sở này là gì?
Khi tin tức về việc “đức hạnh của người phụ nữ” được dạy trong một
viện văn hoá truyền thống ở thành phố Phủ Thuận ở miền bắc Trung Quốc,
khắp cả nước đã rất phẫn nộ.Một số thông điệp chính là các nữ học viên được giảng dạy gồm có:“Sự nghiệp của người phụ sẽ không kết thúc suôn sẻ.”
“Phụ nữ nên ở mức dưới cùng của xã hội và không nên nỗ lực thăng tiến.”
“Phụ nữ phải luôn ‘tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử‘.”
“Đừng bao giờ chống trả khi bị chồng đánh, và đừng bao giờ cãi lời khi chồng mắng.”
“Nếu một người phụ nữ quan hệ tình dục với hơn ba người đàn ông, người đó đó có thể mắc bệnh và chết.”
Chính quyền địa phương thành phố Phủ Thuận đã nhanh chóng phản ứng.
“Việc giáo dục tại cơ sở này đi ngược lại đạo đức xã hội,” Sở Giáo dục Phủ Thuận nói trong một tuyên bố chính thức.
Dưới áp lực chỉ trích của báo chí và truyền thông, chính quyền thành phố đã ngay lập tức ra lệnh đóng cửa cơ sở đào tạo đã được 6 năm tuổi này.
Jing, 17 tuổi, đã từng tham dự trung tâm tại Phủ Thuận, nói với BBC rằng cô rất vui khi thấy trường phải đóng cửa.
Khi Jing 13 tuổi, cô được cho là “nghịch ngợm” và bà mẹ đã gửi cô đến cơ sở này với những hy vọng rằng văn hoá giáo dục sẽ giúp cô vào khuôn phép hơn.
Giống như nhiều bậc cha mẹ khác thôi thúc con cái tham gia những buổi huấn luyện như vậy, mẹ của Tĩnh lớn lên ở nông thôn và không được học hành gì nhiều.
Cô Tĩnh vẫn còn nhớ những nỗi khốn khổ khi đó. “Trong quá trình học, tôi buộc phải cọ bồn cầu bằng tay trần.” cô nhớ lại. “Thật kinh khủng!”Họ đã dạy cô rằng đó là những việc người phụ nữ nên làm, và phụ nữ sinh ra để phục vụ đàn ông. Đến giờ, Tĩnh vẫn không hiểu tại sao cô không được đeo găng tay để cọ rửa bồn cầu, và tại sao quá trình đào tạo này lại đòi hỏi những việc không cần thiết như thế.
Một biện pháp giảng dạy quan trọng khác là để cho sinh viên nhận tội trước bố mẹ và ông bà.
Tĩnh nói rằng chương trình học gồm từ việc đọc các thuyết cổ cho tới việc làm việc vặt trong nhà, cho tới các buổi chia sẻ nhóm theo phương pháp tâm lý trị liệu.
Điều gây ra sự ngạc nhiên nhất cho Tĩnh, cô nói, đó là khi lớp học chiếu những video phỏng vấn về “những người phụ nữ đã được chữa khỏi”.
“Họ nói họ quan hệ tình dục với trên một người đàn ông và vì vậy họ đã bị loét khắp cơ thể,” Tĩnh nhớ lại. “Nhưng họ đã được chữa khỏi một cách kỳ diệu sau khi họ đã học “các phẩm hạnh truyền thống” và trở thành những người phụ nữ tốt.”
“Trại huấn luyện bảy ngày không phải là nơi dành cho người bình thường. Tôi không thể chịu đựng được sự tẩy não nào từ nó nữa. Vào đêm thứ tư, tôi đã trèo qua hàng rào sắt và chạy trốn.”
Nhiều người có trình độ văn hóa cao ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải có thể thấy sự hiện diện của những lớp học gây sốc và vô lý như vậy.
Nhưng trên thực tế, những giá trị lỗi thời này luôn tồn tại tại các thành phố nhỏ của Trung Quốc, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Vào tháng 5, sinh viên đại học tại thành phố Cửu Giang Trung Quốc đã được giảng dạy về tầm quan trọng của trinh tiết đối với phụ nữ và nói rằng ăn mặc hở hang là hành vi thô tục; trong khi vào năm 2014, một trung tâm văn hoá tại thành phố Đồng Quan đã dạy các thành viên rằng những người phụ nữ theo đuổi sự nghiệp của mình có lẽ nên cắt bỏ tử cung và bầu ngực.
Trong một vụ việc tai tiếng vào năm 2005, một nữ công nhân nhập cư nhảy ra khỏi cửa sổ tầng bảy để thoát khỏi ổ mại dâm ở Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc. Việc cô thà chết để bảo vệ trinh tiết được coi là can đảm và hành động của cô được ca ngợi khắp đất nước.
Hàng ngàn năm thời kỳ phong kiến Trung Hoa, “đức hạnh người phụ nữ” được coi cách ứng xử chuẩn mực cho giới nữ.
Những việc này bao gồm việc tuân theo lệnh cha, chồng và con; coi trọng và bảo vệ trinh; và nhìn nhận rằng một người phụ nữ không có tài năng gì mới là người đức hạnh.
Những quy tắc này được dạy tại nhà và các trường học, được sử dụng làm công cụ để nô lệ hoá và đàn áp phụ nữ ở thời kì Trung Quốc cổ đại.
Nó không còn hiện hữu chỉ khi Chủ tịch Mao khẳng định rằng “phụ nữ nắm giữ nửa bầu trời”. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, vị thế xã hội của phụ nữ Trung Quốc bắt đầu gia tăng.
Khả năng về việc các quan niệm phong kiến có thể quay lại, nhân danh văn hoá truyền thống, là điều thực sự khiến nhiều người quan ngại.
Kiếm tiền
Nhưng y thức hệ có lẽ không phải là động lực thúc đẩy duy nhất đằng sau những trung tâm giáo dục kiểu này.Lấy ví dụ về trung tâm văn hóa Phủ Thuận. Nó đã được phê duyệt bởi Sở Nội chính Phủ Thuận để hoạt động như một “tổ chức quần chúng phục vụ phúc lợi công”, và chưa bao giờ được công nhận để hoạt động như trường học.
Nhưng điều đó đã không ngăn cản những người sáng lập mở ra các trường học và các trung tâm đào tạo ở các thành phố khác nhau trên khắp Trung Quốc. Theo truyền thông, đã có hơn 10.000 sinh viên theo học trước khi khóa học bị đóng cửa.
Hiệu trưởng Khang Tấn Sinh của trường nói trong một video quảng cáo rằng “hoạt động này được tài trợ hoàn toàn bằng sự đóng góp của học viên”. Doanh nghiệp này cũng tiến hành kinh doanh thông qua việc thiết kế các trang phục truyền thống Trung Quốc rồi bán trực tuyến hoặc cung ứng cho các sự kiện văn hoá.
Trung tâm văn hóa Phủ Thuận tập trung vào các gia đình có con tuổi teen đang trái tính và hứa hẹn sẽ thay đổi chúng bằng các hình thức văn hoá truyền thống. Trung tâm cũng quảng cáo tới các công ty và cho biết việc đào tạo có thể giúp tạo ra một môi trường làm việc hài hòa hơn.
Một trung tâm tương tự ở Đồng Quan được đăng ký dưới dạng công ty tổ chức sự kiện và biểu diễn, tuy nhiên lại tuyển dụng học viên và thu học phí. Nó đã bị chính phủ địa phương đóng cửa vào năm 2014 với cáo buộc lấy danh nghĩa tổ chức từ thiện để kinh doanh kiếm tiền.
Những trung tâm như vậy bị nghi là kiếm tiền dưới cái cớ quảng bá văn hoá truyền thống Trung Quốc. Nhiều trung tâm đã bị đóng cửa vì tình trạng pháp lý đáng ngờ của họ hoặc nội dung giảng dạy không được chứng nhận.
Nhưng có rất nhiều trung tâm vẫn đang hoạt động. Mặc dù trung tâm chính tại Phủ Thuận đã bị đóng cửa nhưng các chi nhánh khác vẫn đang hoạt động.
Nhóm hỗ trợ
Vậy những ý tưởng như vậy thực sự có chỗ đứng tại Trung Quốc?Hầu hết các học viên là những phụ nữ thôn quê không mấy hiểu biết, một số người thì có cuộc hôn nhân không hạnh phúc, bị chồng hành hạ.
Họ cảm thấy thoải mái khi được gặp những phụ nữ khác gặp vấn đề tương tự và những bài học được giảng dạy tại các trung tâm này (phụ nữ có vi thế yếu kém hơn nam giới) dường như đã đưa ra lời giải thích và giải pháp cho các vấn đề của họ.
Trong một video bị rò rỉ ra ngoài, một nữ học viên cho biết cô tham dự các lớp học vì chồng cô hy vọng cô có thể trở lại bản tính “dịu dàng” và “ngoan ngoãn” ngày trước.
Bằng cách tập hợp thường xuyên và chia sẻ cho nhau những câu chuyện, những người phụ nữ này đã thành lập một nhóm hỗ trợ. Nhiều học viên làm việc như những tình nguyện viên và hỗ trợ giảng dạy cho các học viên mới.
Tạ Lệ Hoa, biên tập viên của tạp chí Phụ Nữ Nông Thôn và là chuyên gia về vấn đề phụ nữ ở Trung Quốc, nói: “Sự trợ giúp cơ bản cần đến từ các nhà hoạch định chính sách.”
“Việc thiếu giáo dục, hỗ trợ của xã hội và sự bảo vệ của pháp luật đối với quyền phụ nữ ở những vùng nông thôn đã tạo ra cơ sở cho hệ tư tưởng này.”
Bà chỉ ra rằng nếu không có sự bảo vệ như vậy, những vấn đề nghiêm trọng hơn mà phụ nữ nông thôn phải đối mặt, chẳng hạn như nạn bạo hành tình dục đối với những bé gái hay tình trạng không được hưởng quyền sử dụng đất, sẽ không được giải quyết.
Đối với những “lớp học về phẩm hạnh của phụ nữ”, bà Xie cho biết không cần phải xử ly nghiêm khắc.
Bánh xe lịch sử không thể đảo ngược. Xã hội Trung Quốc đang tiến lên và hướng tới bình đẳng giới, điều đúng đắn để làm là nở một nụ cười rồi quên nó đi .”
BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét