Phố Hàng Bạc được hình thành từ thế kỷ 18, là nơi tập trung những người
thợ kim hoàn giỏi tạo ra nhiều đồ trang sức tinh sảo, đẹp và nổi tiếng
của Hà Nội cổ.
Phố Hàng Bạc ngày trước có ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền.
Nghề đúc bạc ở phố này chấm dứt vào đầu thế kỷ thứ 19, khi Gia Long dời đô vào Huế.
Nghề đổi tiền kéo dài tới thời Pháp thuộc, vì vậy người Pháp còn gọi phố này là phố những người đổi tiền (Rue des Changeurs).
Còn nghề kim hoàn (gồm 3 loại hình nghề: Nghề chạm tức là chạm trổ những
hình vẽ hoa văn trên các đồ vật trang sức hay đồ dùng bằng vàng bạc;
Nghề đậu tức là kéo vàng bạc đã nung chảy thành những sợi chỉ rồi chuyển
thành những hình hoa, lá, chim muông gắn vào những đồ trang sức; Nghề
trơn tức là làm những đồ vàng bạc không cần chạm trổ, chỉ “cườm” cho
nhẵn bóng trơn tru) vẫn còn kéo dài đến tận ngày nay.
Một trong những bức ảnh cổ nhất về phố Hàng Bạc của bác sĩ Hocquard chụp khoảng năm 1884
Đền Dũng Thọ nằm ở ngã ba phố Hàng Bạc và phố Mã Mây
Bức ảnh này cho thấy đền Dũng Thọ đang bị hư hỏng, xuống cấp
Đình Kim Ngân - nơi thờ tổ nghề của những người đúc bạc nén gốc làng Châu Khê (nay thuộc Bình Giang, Hải Dương)
Bán hàng dưới chân cột đèn đường cạnh đình Kim Ngân
Những ngôi nhà cuối phố Hàng Bạc
Đoạn phố này cũng được chụp rất nhiều để làm bưu ảnh
Đình Phung-Lu trên phố Hàng Bạc (hiện nay đã mất dấu tích)
Một cửa hàng ở góc phố Hàng Bạc
Thời Pháp thuộc, đường được trải nhựa, lát hè phố và trồng cột điện chiếu sáng
Đường phố quang đãng và sạch sẽ
Phố Hàng Bạc kết thúc ở đây. Đối diện là phố
Hàng Bồ (từ cây cột điện bên kia đường). Đây là ngã tư của 4 con phố:
phố Hàng Đào - phố Hàng Ngang và phố Hàng Bạc - phố Hàng Bồ
Một cửa hàng bán đồ bạc trên phố Hàng Bạc
Những sản phẩm vàng bạc tinh xảo
Một cửa hàng bán trang sức trên phố Hàng Bạc
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét