Chủ nghĩa tư bản nhân đạo hay tham lam? Nếu nó dựa trên lòng tham và
sự ích kỷ, hệ thống kinh tế thay thế tốt nhất là gì? Có lẽ là chủ nghĩa
xã hội? Và nếu chủ nghĩa tư bản là đạo đức, điều gì làm cho nó được như
vậy? Walter Williams, một nhà kinh tế nổi tiếng tại Đại học George
Mason, sẽ trả lời những thắc mắc trên.
Nhiều người tin rằng chủ nghĩa tư bản của thị trường tự do là ích kỷ,
thậm chí vô đạo đức. Họ nói nó chỉ về lòng tham, về khao khát tiền bạc
và quyền lực; nó giúp những người giàu có và làm tổn thương người nghèo.
Họ đã nhầm. Thị trường tự do không chỉ vượt trội về kinh tế, về mặt đạo
đức nó còn vượt trội hơn bất cứ phương phápi nào trong việc tổ chức nền
kinh tế. Đây là lý do tại sao.
Thị trường tự do kêu gọi hành động tự nguyện giữa các cá nhân. Không
có sự ép buộc. Trong một thị trường tự do, nếu tôi muốn một cái gì đó từ
bạn, tôi phải làm một cái gì đó cho bạn.
Cứ cho rằng tôi cắt cỏ cho bạn và bạn trả tôi 20 đô la. Hai mươi đô
đó nghĩa là thế nào? Khi tôi đi đến tiệm thực phẩm và nói, “Tôi muốn có
bốn pound thịt bò.” Anh ta, theo tác động, nói với tôi, “Bạn muốn nhiều
người phục vụ bạn – chủ trang trại, tài xế xe tải, người cắt thịt, và
người đóng gói. Tất cả những người này đều phải được trả công. Bạn đã
làm gì để phục vụ những người bạn đã phục vụ mình?”
“Ờ,” tôi nói, “Tôi đã cắt cỏ cho họ.” và tiệm thực phẩm nói, “Chứng
minh đi.” Sau đó, tôi đề nghị trả anh ta 20 đô. Nghĩ về số tiền bạn kiếm
được như giấy chứng minh thư cho việc bạn đã thực hiện. Đó là bằng
chứng cho thấy bạn đã phục vụ người kia.
Người ta buộc tội thị trường tự do là không đạo đức vì nó là một trò
chơi có tổng số bằng 0, như chơi poker, nơi mà nếu bạn thắng thì nghĩa
là tôi thua. Nhưng thị trường tự do không phải là một trò chơi tổng bằng
không. Đó là một trò chơi hai bên cùng có lợi. Bạn làm điều gì đó tốt
cho tôi, chẳng hạn như cho tôi bít tết đó và tôi sẽ làm điều gì đó tốt
cho bạn – cung cấp cho bạn hai mươi đô la. Tôi được lợi nhuận hơn vì tôi
coi trọng miếng thịt hơn tôi coi trọng 20 đô và tiệm thực phẩm được lợi
hơn bởi vì anh ta coi trọng 20 đô hơn miếng bít tết. Cả hai đều có lợi.
Trớ trêu thay, chính phủ mới là kẻ tạo ra trò chơi có tổng bằng 0
trong nền kinh tế chứ không phải do thị trường tự do. Nếu bạn lợi dụng
chính phủ để có được tem phiếu, trợ cấp nông trại hoặc hỗ trợ doanh
nghiệp, bạn sẽ được hưởng lợi – nhưng mà lại lấy đi cái đồng tiền của
những người dân của bạn . Chẳng phải đạo đức đòi hỏi mọi người đều phải
phục vụ những người đồng bào của họ để có thể đòi hỏi những gì anh ta
làm ra thay vì không phục vụ ai mà vẫn có, đúng chứ?
Nhưng, nhiều người hỏi rằng, những tập đoàn khổng lồ thì sao? Không
phải họ nắm giữ quá nhiều quyền lực trong cuộc sống của chúng ta sao?
Trong thị trường tự do thì không. Bởi vì trong đó thì Chúng Ta, Người
Dân, quyết định số phận của những công ty muốn làm ăn với chúng ta.
Thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản sẽ trừng phạt một công ty không
đáp ứng khách hàng hoặc không sử dụng được các nguồn lực một cách hiệu
quả. Các doanh nghiệp, lớn và nhỏ, có nhu cầu phát triển thịnh vượng thì
buộc phải giữ trách nhiệm bởi những người mà bỏ tiền ra bầu cho họ. Và,
một lần nữa, chính chính phủ mới là kẻ bỏ đi điều này.
Lấy ví dụ về ngành công nghiệp ô tô Mỹ. Nó đã gặp khó khăn để tồn tại
trong năm 2009. Tại sao? Bởi vì họ đã sản xuất những chiếc xe mà không
làm hài lòng người tiêu dùng. Trong một thị trường tự do, họ sẽ bị do đó
mà phá sản. Thị trường đã có thể nói, “Hãy nhìn xem, bạn xong rồi. Bán
nhà máy và thiết bị cho ai làm được việc tốt hơn đi.” Nhưng khi Chrysler
và General Motors đã thất bại, họ đến Washington DC và nhờ chính phủ
bão lãnh cho họ.
Các gói cứu trợ của chính phủ chủ yếu có ý nghĩa thế này đối với họ:
“Bạn không cần phải có trách nhiệm với khách hàng và các cổ đông. Không
quan trọng sản phẩm của bạn kém chất lượng đến đâu và bạn làm việc kém
hiệu quả thế nào đi nữa, chúng tôi sẽ giữ cho bạn tiếp tục kinh doanh
bằng cách lấy tiền từ túi người tiêu dùng, những đồng bào của bạn. Khi
chính phủ can thiệp theo cách này, nó tước đi quyền lực từ người dân và
trao thưởng những công ty mà không hoàn thành việc trong thị trường.
Điều đó thì rất hiệu quả với các chính trị gia, công đoàn lớn và các
quan chức doanh nghiệp cấp cao, nhưng ít khi nào nó lại có lợi cho những
người đóng thuế. Thế nên thị trường tự do chỉ hoạt động được nếu chính
quyền bị hạn chế quyền lực. Chính phủ hạn chế có nghĩa là bạn và tôi
quyết định doanh nghiệp nào tồn tại.
Đó là nước Mỹ mà những Nhàn Sáng Lập đã hình dung – một chính phủ bị
giới hạn quyền lực được nhắc đến một cách cụ thể hoặc liệt kệ– những
quyền lực trong Điều Một, Mục 8 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Chính khái niệm
xuất sắc, chính phủ bị giới hạn này đã tạo nên được quốc gia giàu nhất
thế giới trong lịch sử này. Trong thị trường tự do, tham vọng và nỗ lực
tự nguyện của các công dân, chứ không phải chính phủ, thúc đẩy nền kinh
tế. Nghĩa là: Người dân, bằng khả năng giỏi nhất của họ, định hình nên
chính số phận của họ
Điều đó nghe khá là đạo đức với tôi.
Tôi là Walter Williams thuộc Đại học George Mason cho đại học Prager.
[Ghost & Ku Búa @ CAFEKUBUA.COM]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét