15 thg 8, 2024

KẾT QUẢ XEM XÉT TỪ “ĐÃNG TRÍ” XUẤT HIỆN TỪ LÚC NÀO TRONG TUẦN BÁO “PHONG HÓA” VÀ “NGÀY NAY”

                                  Ngọn hải đăng Pridrangaviti (Iceland )

Sau khi tìm hiểu sơ bộ người viết biết được từ “đãng trí” xuất hiện trong Từ Điển Tiêu Chuẩn Việt Anh – Lê Bá Khanh & Lê Bá Kông- (nxb Diên Hồng-Hà Nội, 1951). Trong khi các từ điển tiêu biểu như Đại Nam Quốc Âm Tự Vị – Huỳnh Tịnh Của – nxb Rey, Curioal & Cie, 1893, Việt Nam Tự Điển – Hội Khai Trí Tiến Đức – nxb Trung Bắc Tân Văn Hà Nội, 1931, Việt Hán Thành Ngữ Lược Biên – Nam Sơn Nguyễn Can Mộng – (nxb Minh Tâm Ấn Quán Hà Nội, 1949), Việt Ngữ Tinh Nghĩa Từ Điển – Long Điền Nguyễn Văn Minh- (nxb Quảng Vạn Thành -Hà Nội, 1950) đều không có từ này.

Từ kết quả trên, người viết tự nghĩ “ việc từ “đãng trí” xuất hiện đầu tiên (của các từ điển đã tra cứu) từ năm 1951 trong một từ điển Việt Anh cho thấy từ này có khả năng rất thông dụng lúc đương thời nên được đem vào giới thiệu để độc giả biết dịch từ này sang tiếng Anh. Tại sao không được đề cập trong các từ điển xuất bản trong 1890~1930 mà xuất hiện vào năm 1951? Phải chăng từ này bắt đầu thông dụng trong thập niên 1940 hoặc 1950 chăng?

Người viết nghĩ đến các tạp chí hoặc tuần báo nên tra cứu thời gian tồn tại của các tạp chí như Nam Phong (1917~1934) , tuần báo Phong Hóa (1932~1936) , Ngày Nay (1936~1940). Trong 3 tài liệu này, Nam Phong có sớm nhất, kế đến Ngày Nay và tồn tại đến sau nhất.

Từ “đãng trí” trong tuần san Ngày Nay

Qua xem xét sơ khởi người viết tình cờ biết từ “đãng trí” là tựa đề của một chuyện cườixuất hiện trong mục “Vui Cười” của tuần san Ngày Nay số số 30 xuất bản ngày 18/10/1936. Trong số 224 xuất bản ngày 7/9/1940 trong mục “Nụ Cười Nước Ngoài” có đến 2 bài “Đãng trí” và “Lại đãng trí”. Người viết chưa xem xét các số 31 đến số 200, để dịp khác.

Sau khi biết từ “đãng trí” đã có từ 18/10/1936 trong tuần san Ngày Nay nên người viết nghĩ rằng từ này có thể đã có nên chuyển sang tìm hiểu tuần san Phong Hóa bắt đầu ra đời từ năm 1932.

   Báo Nam Phong ra đời trước Phong Hóa, có từ năm 1917 nhưng không có các mục Vui Cười nên việc tìm từ “đãng trí” có vẻ khó khăn hơn nên tạm gác lại sau.

Từ “đãng trí” trong tuần báo Phong Hóa

Kết quả như sau.

Từ “nhãng trí” xuất hiện trong mục “Vui Cười” của tuần báo Phong Hóa trong 2 số: số 17 phát hành ngày 13/10/1932, và số 22 phát hành ngày 18/11/ 1932.

Sau đó không biết gì lý do gì, từ “nhãng trí” không còn được dùng trong mục chuyện “Vui Cười” mà từ “đãng trí” đã được thay thế từ số 44 phát hành ngày 28/4/1933 dưới hình thức tựa đề của tranh vui cười và trong mục “Vui Cười” cho đến số cuối cùng của Phong Hóa. Cụ thể như trình bày trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1 Từ “Nhãng trí” và “Đãng trí” trong tuần báo Phong Hóa (1932~36)

SốbáoNgày pháthànhMụcTựa đềSốbáoNgày pháthànhMụcTựa đề
1713/10/1932Vui CườiNhãng trí11224/8/1934Vui CườiĐãng trí
2218/11/1932Vui CườiNhãng trí12126/10/1934Vui CườiĐãng trí
4428/4/1933Tranh (cườiĐãng trí12416/11/1934Vui CườiĐãng trí
6018/8/1933Vui CườiÔng giáo đãng trí1813/4/1936Vui CườiĐãng trí
8916/3/1934Truyện vuiĐãng trí18423/4/1936Vui CườiĐãng trí
10215/6/1934Vui CườiĐãng trí

Hình 1 Phong Hóa, số 17 (13/10/1932)  

 Phong Hóa, số 22 (18/11/1932)

Hình 2 Phong Hóa, số 44 (28/4/1933)

Hình 3 Phong Hóa, số 60 (18/8/1933)

Tóm lại, việc tra cứu sự xuất hiện từ “đãng trí” trong 2 tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay đã cho được kết quả như sau.

Cho đến khoảng tháng 4 năm 1933 từ “đãng trí” được dùng thay thế cho từ “nhãng trí” trong tranh hoặc chuyện vui cười.

Từ “nhãng trí” đã được trong năm 1932. Rất tiếc người viết chưa nắm bắt được nguyên nhân.

Nhận xét

Có một điều đáng chú ý như sau. Từ số 21 (11/11/1932), Phong Hóa thông báo “Cuộc thi chuyện “vui cười” và “Cuộc thi tranh khôi hài”. Tuy nhiên phải chờ đến số 23, Phong Hóa mới bắt đầu đăng chuyện vui cười và tranh khôi hài dự thi được chọn đăng. Tuy nhiên, tranh trong số 44 (Hình 2) không ghi “Tranh dự thi” nên là tranh của Phong Hóa. Chuyện “Đãng trí” trong số 60 là bài dự thi của độc giả. Điều này cho từ “đãng trí” thông dụng trong báo chí và nhân gian.

Lời cảm tạ

Nhân dịp này người viết xin được tỏ lòng biết ơn đến ông Huỳnh Chiếu Đẳng, chủ quán của “Quán Ven Đường” và Thư viện Người Việt, nhờ quý tài liệu mà người viết có được tài liệu để biết về những công trình làm việc của tiền nhân qua các trang web dưới đây.

http://ndclnh-mytho-usa.org/Nha-Kho_Quan-Ven-Duong.htm

https://www.nguoi-viet.com/ThuVienNguoiViet/NgayNay.php

Nguyễn Sơn Hùng ngày 18/7/2024


Mời Xem :

Ý NGHĨA VÀ XUẤT XỨ CỦA THÀNH NGỮ “KHÔNG BIẾT NẶNG NHẸ”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét