Tác giả: Nguyễn Sơn Hùng
Thư viện thành phố Inzai, Chiba
Người viết thường dùng thư viện của thành phố Inzai, diện tích khoảng 104 km2 có 46,000 hộ (gia đình) với dân số 111,450 người. Trong thành phố có 6 thư viện. Điểm thuận lợi là người dân có thể đặt mượn sách của tất cả trong 6 thư viện của thành phố. Sách ở thư viện khác sẽ được chuyển đến thư viện gần nhà trong khoảng 1, 2 ngày và đọc xong có thể trả lại ở đây không cần phải đi xa.
Số tác phẩm về đề tài Luận Ngữ
Có một hôm người viết thử tra danh sách sách liên quan về Luận Ngữ của thư viện trong thành phố thì rất ngạc nhiên về số sách mà thành phố đang có: gồm có khoảng 100 tác phẩm!
Trong 100 tác phẩm này, số tác phẩm được xuất bản từ năm 2000 đến năm 2023 khoảng 72 tác phẩm. Phân bố số tác phẩm theo năm như Hình 1. Số tác phẩm từ năm 1970 đến năm 1999 là 22 tác phẩm. Như vậy số tác phẩm về đề tài Luận Ngữ trong thư viện thành phố có khuynh hướng gia tăng từ năm 2000.
Hình 1 Phân bố số tác phẩm về Luận Ngữ
Số tác phẩm học thuật dịch và giải thích Luận Ngữ
Số tác phẩm học thuật về dịch thuật hoặc giải thích nội dung Luận Ngữ có ở thư viện của thành phố có đến 21 tác phẩm như trình bày trong Bảng 1.
Từ Bảng 1 chúng ta có thể thấy các học giả thuộc đại học Kyoto, Ôsaka và Tôhoku có nhiều nghiên cứu về Luận Ngữ hơn đại học Tôkyo. Đặc biệt sau năm 2000 Luận Ngữ vẫn còn nghiên cứu và xuất bản.
Bảng 1 Số tác phẩm dịch thuật và giải thích Luận Ngữ
STT | Tựa sách | Nămxuất bản | Tác giả/dịch giả | Đại học/Cơ quan |
1 | Trung Quốc Cổ Điển Văn Học Đại Hệ 3 (Phần Luận Ngữ) | 1970 | Kimura Eiichi (1906~1989) | GTDDÔsaka |
2 | Luận Ngữ (dành cho thiếu niên) | 1977 | Fukuda Yoshisuke | |
3 | Nhật Bản Danh Trước 13 (Luận Ngữ Cổ Nghĩa) | 19771981 | Itô Jinsai (tác giả) (1627~1705)Kaitsuka Shigeki (1904~1987) | GTDDKyoto |
4 | Luận Ngữ | 19781996 | Yoshikawa Kôjirô(1904~1980) | GTDDKyoto |
5 | Luận Ngữ | 1978, 992001 | Kanetani Osamu(1920~2006) | GTDDTôhoku |
6 | Luận Ngữ | 1981 | Tôdô Akiyasu (1915~1985) | GTTôkyo |
7 | Luận Ngữ | 1985 | Kuwabara Tkakeo(1904~1988) | GTDDKyoto |
8 | Luận Ngữ Trưng | 1994 | Ogyu Sorai (tác giả)(1666 ~1728)Ogawa Tamaki (1910~1993) | GTDDKyoto |
9 | Cách đọc mới của Luận Ngữ | 19962000 | Miyazaki Ichisade(1901~1995) | GTDDKyoto |
10 | Luận Ngữ | 19962002 | Yoshida Kenkô (1900~1995)Katô Michitada (1901~) | GTDDTôhoku, Oberlin |
11 | Luận Ngữ | 2000 | Miyazaki Ichisade(1901~1995) | GTDDKyoto |
12 | Luận Ngữ | 2001 | Yoshida Kôhei(1942~) | GTDDTôhoku |
13 | Luận Ngữ | 2004 | Kaji Nobuyuki(1936~) | GTDDÔsaka |
14 | Cách đọc Luận Ngữ của Shibusawa Eichi | 2004 | Takeuchi Hitoshi(1920~2004) | GTDDTôkyo |
15 | Luận Ngữ Giảng Nghĩa của Shibusawa Eichi | 2010 | Moriya Atsushi(1965~) | Giảng sư thỉnh giảng Trung tâm nghiên cứu Luân Lý, Đại học Toronto |
16 | Luận Ngữ theo cách hiểu của nhà tư tưởng | 2010 | Koyasu Nobukuni(1933~) | GTDDKyoto |
17 | Luận Ngữ | 2010 | Saitô Takashi(1960~) | GTMeiji |
18 | Luận Ngữ | 2012 | Yuasa Kunihiro(1957~) | GTDDÔsaka |
19 | Luận NgữNhập Môn | 2012 | Inami Rikko(1994~2020) | GTDDTrung tâm Quốc tế Nghiên cứu Văn hóa Nhật Bản |
20 | Luận Ngữ Mới | 2013 | Ogura Kizô (1934~) | GT Kyoto |
21 | Luận NgữTập Chú | 2015 | Chu Hy (tác giả) (1130~1200)Tsuchida Kenjirô (1949~) | GTDDWaseda |
Ghi chú
GTDD: Giáo thụ danh dự; GT: Giáo thụ (giáo sư)
Đối tượng độc giả và hình thức trình bày của các tác phẩm Luận Ngữ
Ngoài số tác phẩm có tính cách học thuật, nghiên cứu, cao cấp trong Bảng 1, đối tượng độc giả của hơn 70 tác phẩm còn lại rất đa dạng như sau:
1) Trẻ em bậc tiểu học, 2) Học sinh bậc trung học, 3) Thanh niên khoảng 30, 4) Người trên 60, 5) Giới kinh doanh, thương mại, 6) Bậc làm ông bà, cha mẹ.
Ngoài sách bằng chữ viết còn có sách bằng tranh vẽ hoặc sách bằng âm thanh.
Dưới đây người viết giới thiệu cụ thể tựa đề của các sách viết để phổ cập tư tưởng trong Luận Ngữ ngoài các tác phẩm trong Bảng 1 để quý độc giả có thể thấy cụ thể khuynh hướng nói trên. Do người viết chưa có cơ hội đọc qua các tác phầm này nên chỉ dịch thẳng trực tiếp từ tựa đề tiếng Nhật nên có thể khó hiểu, mong được thông cảm.
Bảng 2 Tựa đề các sách về Luận Ngữ có trong thư viện thành phố
STT | Tựa đề và (năm xuất bản) | STT | Tựa đề và (năm xuất bản) |
1 | Tìm cách sống ở Luận Ngữ (LN) (2023) | 17 | Đọc hiểu danh tác LN trong 60 phút (2015) |
2 | LN: Học sinh tiểu học đọc thành tiếng mỗi ngày 1 trang (2022) | 18 | LN sống động tặng các nhà doanh nghiệp (2014) |
3 | LN của lớp tuổi 30 (2021) | 19 | Đọc LN (mỗi sáng 5 phút) (2013) |
4 | LN của lớp tuổi 60 (2021) | 20 | LN của chương trình dành cho trẻ em của đài truyền hình BS Fuji (2013) |
5 | Truyện LN (2021) | 21 | LN dành cho trẻ em của Ogi Naoki (Giáo thụ danh dự đại học Hôsei) (2012) |
6 | Truyện tranh: LN & Khổng tử (2021) | 22 | LN ích lợi cho việc giáo dục con của nữ luật sư Ôhira Mitsuyo (2012) |
7 | Hiểu LN thì hiểu được Nhật Bản (2020) | 23 | Áp dụng LN trong kinh doanh (2012) |
8 | Lớp học LN dành cho 130 triệu người (2019) | 24 | LN để sống (2012) |
9 | Bắt đầu hiểu LN từ các sự kiện xảy ra chung quanh (2019) | 25 | LN để đọc cho con và cháu nghe (2011) |
10 | LN dành cho trẻ em (2017) | 26 | Cách đọc hiểu LN thích thú(2011) |
11 | Doraemon bắt đầu học LN – Thiên Quân tử – (2017) | 27 | Các danh ngôn giúp sống tốt đẹp của LN (2011) |
12 | LN thực tiễn của Nomura(Nomura Katsuya (1935~ 2020): baseball manager) (2017) | 28 | Sức mạnh của LN (2011) |
13 | LN làm thay đổi tính tình ông gấu tên Pu (Winnie-the-Pooh) (2017) | 29 | Kinh doanh theo LN: bắt đầu từ không có kiến thức (2011) |
14 | Tân LN dành cho các nhà doanh nghiệp ưu tú (2016) | 30 | LN: Vui nghe (Dĩa CD) (2011) |
15 | Doraemon bắt đầu học LN(2016) | 31 | Cha mẹ và con cái bắt đầu đọc LN (2010) |
16 | LN của Ebisu (2016)(Ebisu Yoshikazu: nghệ nhân) | 32 | LN đã làm cảm động các học sinh trung học cấp 3 (2006) |
Ngoài ra, ở thành phố Takku của Saga-ken, thành phố cho phát thanh trên làn sóng vô tuyến mỗi chiều một câu nói trong sách Luận Ngữ.
Theo tin địa phương của đài truyền hình NHK ngày 12/7/2024, trường tiểu học Yasuduka của Mibu-machi trong Tochigi-ken tổ chức thi đua xem học sinh nhớ được bao nhiêu câu trong Luận Ngữ.
Thay lời kết
Theo tài liệu của Nhật Bản, sách Luận Ngữ đầu tiên đến Nhật Bản vào năm 285 do một sứ thần tên Vương Nhân của nước Bách Tế, một quốc gia ở bán đảo Triều Tiên dâng tặng Thiên hoàng Ứng Thần.
Trong khi đó, theo sách Nhật Bản Thư Kỷ, vào năm 553 sứ thần của Thánh Minh Vương của nước Bách Tế dâng tặng thiên hoàng Khâm Minh tượng phật Thích Ca và các kinh điển Phật giáo.
Như vậy Nho giáo và Phật giáo đều đến Nhật Bản từ nước Bách Tế.
Tại sao Luận Ngữ có ảnh hưởng lâu dài và đã đem lại cho người dân Nhật Bản những kết quả gì là một trong những quan tâm của người viết.
Phụ lục
Số tác phẩm về Luận Ngữ ở Việt Nam
Theo hiểu biết nông cạn của người viết, số tác phẩm dịch thuật hay giảng giải một phần của sách Luận Ngữ ở Việt Nam như Bảng 3.
Bảng 3 : Các sách về Luận Ngữ ở Việt Nam
STT | Tựa sách | Nămxuất bản | Tác giả/dịch giả | Nhà xuất bản |
1 | Luận Ngữ Quốc Văn Giải Thích*(Dịch đến chương 19 thiên 9 Tử Hãn) | 1931~33 | Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến & Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục | Nam Phong số 165~167,170, 172, 177~179, 184, 187 |
2 | Khổng Học Đăng | 1929** | Sào Nam Phan Bội Châu | Lần đầu tiên? |
3 | Nho Giáo | 1930~1932 | Lệ Thần Trần Trọng Kim | |
4 | Tứ ThưLuận Ngữ | 1950 | Dịch giảĐoàn Trung Còn | Trí Đức Tòng Thơ |
5 | Khổng Tử & Luận Ngữ | 1991, 1992(Viết xong khoảng năm 1979) | Nguyễn Hiến Lê | Văn Hóa |
6 | Luận Ngữ Với Người Quân TửThời Hiện Đại | 2008 | Trần Tiến Khôi (Tác giả) | Từ Điển Bách Khoa |
7 | Tứ Thư Bình Giải | 2010 | Lý Minh Tuấn | Tôn Giáo |
8 | Luận Ngữ | 2011 | Phùng Hoài Ngọc | Công bố trên Internet |
9 | Luận Ngữ Chú Giải | 2019 | Dương Bá Tuấn (Trung Quốc,1909 – 1992: chú giải)Ngô Trần Trung Nghĩa dịch | Văn Học |
10 | Luận Ngữ và Bàn Tính | 2020 | Shibusawa Eiichi (tác giả)Nguyễn Mạnh Sơn (dịch giả) | Thế Giới |
* Mạnh Tử Quốc Văn Giải Thích do Đông Châu & Tùng Vân dịch hết từ 1923~1931 (Nam Phong số 78 ~158, có trống ở khoảng giữa 2 số)
**Căn cứ theo năm tác giả viết trong Phàm Lệ
Nguyễn Sơn Hùng, ngày 21/7/2024, Tu sửa 25/7/224
Bài Đã Được Đăng Trên Diển Đàn Khai Phóng ngày 20/8/2024Mời Xem : | ||||
KẾT QUẢ XEM XÉT TỪ “ĐÃNG TRÍ” XUẤT HIỆN TỪ LÚC NÀO TRONG TUẦN BÁO “PHONG HÓA” VÀ “NGÀY NAY” | ||||
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét