20 thg 5, 2024

12 Bến Nước - Trần-Lâm Phát

Ngày 14 tháng 4 năm 2018,  một bạn ban Sử Địa, Đại Học Sư

 Phạm Sài gòn, hiện cư ngụ ở Texas , USA,  có gởi cho bài vọng cổ

 "Con Gái Của Mẹ."

Bài hát nói lên lời Mẹ dạy con khi về làm dâu thiên hạ. Trong bài
 có nhắc đến 12 bến nước:
 
Mẹ ơi! phận gái mười hai bến nước
Biết bến nào trong, biết sông nào đục
Biết rủi hay may một ngày kia con xuất giá theo...... chồng
 
Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước đưa mình về đâu
Không ai biết rõ 12 bến nước là gì. Tuy nhiên có 3 giả thuyết lưu truyền:
 1.  12 địa vị người đàn ông trong xã hội thờì phong kiến:
 
Ngư, tiều, canh, mục, sĩ, nông,công, thương, nho, y, lý, bốc.
漁  Ngư : đánh cá
樵 Tiều: đốn củi
耕 Canh: cày cấy
牧 Mục: chăn nuôi
仕  Sĩ: Làm quan: 公 Công ,  侯 Hầu , 卿 Khanh , 相 Tướng
農 Nông: Làm ruộng, trồng trọt
工 Công: làm thợ 
商 Thương: buôn bán
儒 Nho: thầy giáo
醫 Y: thầy thuốc
理 Lý: thầy địa lý
卜 Bốc: thầy bói
 2.12 con giáp:
 Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
3.12 nguyên nhân của thuyết thập nhị nhân duyên của Phật giáo:
Vô minh: không sáng suốt
hành : hành động
Thức : ý thức
Danh sắc : danh và hình tướng
Lục nhập: nội nhập gồm  nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; ngoại nhập
 gồm sắc, thi, hương, vị, xúc . Trong Phật học quyển Niết bàn 23 
có giải thích ngoại nhập là 6 thằng giặc (lục tặc); nội nhập là không
 tụ lạc (xóm nhà trống không, chẳng có người ở, chẳng có đồ ăn 
uống, chẳng có tiền của)
Xúc : tiếp xúc
Thụ : cảm giác
Ái : yêu mến
Thủ : nắm giữ lấy
Hữu: trở thành
Sinh : sinh ra đời
Lão tử : già và chết
Trong Phật học, Tâm Minh Lê Đình Thám giải thích như sau:
1. Vô minh 無 明, tiếng Phạn là Avidyā:
Vô minh là không sáng suốt, là mê lầm, không nhận được bản tính duyên khởi chân thật. Do vô minh, nên không biết tất cả sự 
vật, dầu thân, dầu cảnh, dầu sinh, dầu diệt, dầu năng, dầu sở, dầu
 có, dầu không, đều do nhân duyên hội họp mà giả dối sinh ra, do 
nhân duyên tan rã mà giả dối mất đi, đều theo nhân duyên mà 
chuyển biến như huyễn, như hóa, không có thật thể. Chính vì
 không biết như thế, nên lầm nhận thật có cái ta, thật có cái thân,
 thật có hoàn cảnh, rồi do sự đối đãi giữa thân tâm và cảnh giới, 
phát khởi ra những tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng.
Vô minh nguồn gốc khổ đau
Tự tâm thanh tịnh không vào trong thân
Quay cuồng tâm vọng biệt phân
Vô minh nguồn gốc bao lần khổ đau
2. Hành , tiếng Phạn là Samskāras:
Hành, chính là cái tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng 
ấy, nó làm cho chúng sanhnhận lầm có cái tâm riêng, cái ta riêng 
của mình, chủ trương gây các nghiệp, rồi về sau chịu quả báo.
Hành là nghiệp lực sầu đau,
Là nhân hành động biết bao sai lầm
Sai lầm cột chặt chân tâm           
Làm cho ta khổ, cũng làm quả nhân
3. Thức , tiếng Phạn là Vijnna:
Tâm niệm sinh diệt tiếp tục ấy, theo nghiệp báo duyên ra cái thức
 tâm của mỗi đời, chịu cái thân và cái cảnh của loài này hoặc loài
 khác.
Thức sanh bảo thủ mạng thân
Vọng tâm phân biệt trăm phần chấp TA…
Một phần điều kiện trong ba:
“Thọ, noãn , thức” để tạo ra “ thân này”
4. Danh sắc 名 色, tiếng Phạn là Nmarpa: 
Các thức theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc. Sắc, bao gồm 
những cái có hình tướng, như thân và cảnh; Danh, bao gồm 
những  ái không có hình tướng, như cái sự hay biết, nói một cách
 khác, là thức tâm thuộc nghiệp nào, thì hiện ra thâm tâm và cảnh
 giới của nghiệp ấy.
 Danh sắc kể rõ từ đây
Hữu tình muôn loại chia hai tiểu phần
Thân xác, tâm thức – tinh thần
Sắc là hình tướng, danh gần với tên
Tâm thức – tinh huyết hợp nên
Tạo thành thai tạng không quên thành người…
 5. Lục nhập  ,tiếng Phạn là Sada¬yatana: 
Thân tâm đối với cảnh giới thì duyên khởi ra các sự lãnh nạp nơi 
6 giác quan, nhãn căn lãnh nạp sắc trần, nhĩ căn lãnh nạp thanh
 trần, tỷ căn lãnh nạp hương trần, thiệt căn lãnh nạp vị trần, thân
 căn lãnh nạp xúc trần và ý căn lãnh nạp pháp trần.
Lục nhập cũng rõ hơn mười
Sáu trần tiếp nhận không rời sáu căn
Bào thai không uống không ăn
Sáu trần của mẹ, là phần nuôi con
Đời mẹ luôn nỗi héo hon
Truyền vào nuôi sống vuông tròn thai nhi
Xúc chạm đối đãi thời kỳ
Thai nhi còn nhỏ biết chi sáu trần
Rồi khi ta lớn lần lần
Tiếp xúc ngoại cảnh biết dần đầy vơi
Đó là Thọ lãnh ai ơi!
6. Xúc 觸, tiếng Phạn là Sparsa:
Do những lãnh nạp như thế, mà các trần ảnh hưởng đến tâm hay 
biết sinh ra quan hệ với nhau, nên gọi là xúc.
7. Thọ 受, tiếng Phạn là Védanā:
Do những quan hệ giữa tâm và cảnh như thế, nên sinh ra các thọ
 là khổ thọ, lạc thọ, hỷ thọ, ưu thọ và xả thọ.
 8. Ái ,tiếng Phạn là Trsnā:
Do các thọ đó, mà sinh lòng ưa ghét, đối với lạc thọ, hỷ thọ thì ưa, 
đối với khổ thọ, ưu thọ thì ghét và đã có ưa ghét thì tâm gắn bó 
với thân, với cảnh, hơn bao giờ hết.
Ái là yêu thích, đồng thời ham mê
Cầu mong tốt đẹp trăm bề
Chối bỏ, chán ghét đề huề yêu thương
(Lê Văn Minh Hiến)
9. Thủ 取, tiếng Phạn là Upadna:
Do tâm gắn bó với thân, với cảnh nên không thấy được sự thật 
như huyễn, như hóa, mà còn kết hợp được những ảnh tượng rời 
rạc đã nhận được nơi hiện tại, thành những sự tướng có định, rồi 
từ đó chấp mọi sự vật đều có thật, sự chấp trước như thế, gọi là
 thủ.
 Thủ là giữ lấy mọi phương
Tham đắm, ưa thích không nhường cho ai
Để rồi chuốt lấy ương tai
Gây bao tội lỗi chẳng tài nào sai
 
10. Hữu 有, tiếng Phạn là Bhāva.
Do tâm chấp trước, nên những sự vật như huyễn như hóa lại biến
 thành thật có, có thân, có cảnh, có người, có ta, có gây nghiệp, có
 chịu báo, có sống và có chết, cái có như thế, tức là hữu.
 Hữu là có, được từ ai?
Thọ sanh thân “ lậu” lâu dài nghiệp nhân
 11. Sinh 生, tiếng Phạn là Jāti
Có sống, tức là có sinh, nói một cách khác, là do không rõ đạo lý 
duyên khởi như huyễn, không có tự tánh, nên nhận lầm thật có 
sinh sống.
 Sanh  mạng rồi lại sanh thân
Loài hữu tình sống bao lần an nguy
Sanh rồi lại phải nghĩ suy
12. Lão tử 老 死, tiếng Phạn là Jarmarana
Lão tử là già rồi chết. Do có sinh sống, nên có già, rồi có chết.
Lão tử nào biết đến khi thân mình?
Có sanh có tử phân minh
Hết dòng sanh mạng, thình lình ra đi
Dứt sanh với tử trừ khi
Nhận định sáng suốt từ bi giúp đời…
Vọng tâm không thể ra đời
Đoạn trừ nghiệp lực tuyệt vời nhân duyên
Dù người hay cả chư Thiên
Chuyên tinh quán sát nhân duyên, Niết Bàn…
Virginia
Ngày của Mẹ,13 tháng 5 năm 2018

 
Ngũ thập  niên rồi không thấy Mẹ
Tảo tần mệt lả dưới hàng tre
Chắt chiu hạt gạo trong cơn nắng
Nghỉ mát sân nhà dưới gốc me 
Trần-Lâm Phát


Mời Xem :

 

 

Nhớ về Thầy_Tuyết Liên  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét