Bài hát ca dao đầu đời đi vào lòng tôi là bài Lý con sáo trích trong tuyển tập của nhạc sĩ Phạm Duy. Bài hát mở đầu thế này :
Ai đem con sáo sang sông
Để cho... để cho con sáo... xổ lồng
Xổ lồng bay xa...
Lúc
đó tôi thích hát vì chỉ thấy âm điệu dễ nghe, dễ hát chứ chưa hiểu gì.
Sau này mới biết đó là tâm trạng của một anh thất tình... hát khi người
yêu đi lấy chồng. Con gái miệt vườn, miệt sông nước thường hay lấy chồng
xa xứ và hình ảnh cô dâu bước xuống đò giống như là một hình tượng để
sau này nhạc sĩ Y Vũ sáng tác bài Tôi đưa em sang sông hay Đỗ Lễ viết
bài Sang ngang cũng thế... Giờ tôi nghe mấy cô gái trẻ hát bài Duyên
phận cũng vẫn thấy thấp thoáng hình ảnh có một người sang sông.
Khi đi theo cải lương, tôi mới biết trong cổ nhạc lại có một bài Lý con sáo hát khác, hát theo hơi Nam trong ngũ cung thế này :
.... Hoa bay bay...
Gió cuốn rụng đầy sân rêu
Nhìn hoa tàn rụng rơi
Lan bâng khuâng xao xuyến tâm hồn
Bởi bao cay đắng dập dồn....
(Út Bạch Lan, tinh Lan và Điệp, sg Viễn Châu)
Và tôi gọi đây là Lý con sáo Nam để phân biệt với bài Lý con sáo ở trên
2. Lý ngựa ô
Trong tập nhạc của Phạm Duy viết
Khớp con ngựa ngựa ô
Ngựa ô anh khớp... anh khớp con ngựa ô... là ô là ô
Rằng đưa í a anh đưa nàng
Anh đưa nàng về dinh....
Thập niên 70 mấy anh sinh viên trong phong trào đấu tranh ở Saigon đã chế biến lại thành
Móc cái lựu đan cay
Đạn cay anh ném... anh ném cái lựu đạn cay
Là đưa í a anh đưa nàng
Anh đưa nàng về Nha...
Về
Nha hay về Ty thời đó là mệt lắm cũng giống như chuyện về đồn CA bây
giờ vậy, dễ bị tự treo cổ hay chết vì rửa bát không sạch lắm.
Đó là Ngựa ô Bắc còn nghệ sĩ Hông Vân thì hát Lý Ngựa ô theo một giọng khác ( Chắc là ngựa ô miền Trung)
Yên tra... là tra khớp bạc
Lục lạc đồng đen
Búp sen lá dặm
Dây cương anh nhuộm thắm một mầu
Tình ta mau tang tính tính tính tang nọ tang tình
Thiếp sắm cho chàng dinh mấy lại về dinh...
Thiếp ở đây chắc là công chúa hay con đại gia để tôi cứ mơ hoài... Giá như mình trẻ lại...!!!
Trong cải lương thỉnh thoảng tôi thấy người ta hát Lý Ngựa ô Nam mà tôi chỉ còn nhớ mang máng mấy câu
Ở trên cao có thằng mặt ngu
Hát mấy câu rồi giả giọng lù đù...
Vậy là riêng Lý Ngựa ô thì ở cả 3 miền đều có cách hát khác nhau
3. Lý chim quyên
Phạm Duy viết :
Chim quyên guầy ăn trái quây
Nhản i a nhản lồng
Nhản i a nhản lồng
Ớ con bạn mình ơi...
Thia lia guầy quen chậu quây
Vợ i a vợ chồng...
Ớ con bạn quen hơi...
Xuất phát của bài hát là từ câu ca dao
Chim quyên ăn trái nhản lồng
Thia lia quen chậu vợ chồng quen hơi
Thia lia ăn trái nhản lồng thì mắc mớ gì chuyện vợ chồng ? Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển tác giả bài Thu hát cho người từng lý giải :
Để
ăn được trái nhãn lồng, con chim quyên phải dùng mỏ mổ cái lớp vỏ bao
ngoài trái nhản lồng ( Chùm bao) mới lấy được cái hột bên trong và trái
nhản lồng ở đây là hình tượng về nơi thâm cung bí sử nhất của người phụ
nữ. Chỉ có người chồng hoặc một người tình sâu nặng lắm mới được phép
vén cái màn đó lên... Nghe ảnh giải thích xong rồi thì từ đó về sau hễ
mỗi khi thấy... nhản lồng là tôi đều phải cân nhắc liêu có sẵn bình chữa
cháy phòng hoả hoạn hay ... chuẩn bị lon guigoz đi ăn cơm tù hay không
... Hú cả hồn
4. Lý trăm chim
Phạm Duy viết :
Lên trên rừng 36 thứ chim
Thứ chim là chim chèo bẻo
Thứ chim là chim chích choè...
Ớ con bạn là bạn trồng tre...
Và cứ thế...
Lên trên rừng 36 thứ tre
Thứ tre là tre làm nỏ
Thứ tre là tre làm nhà...
Ơ con bạn trồng chanh...
Sau này ca sĩ Thanh Nga Hanover lại hát
Trên rừng ba mươi sáu ấy mấy chim em mà thứ chim
Thứ chim là chim chèo bẻo
Thứ chim là chim chích choè
Trông về nơi í quan họ có người trồng tre
Rày còn như...
Người trồng tre, em cũng í ơ tre mà trồng tre
Thứ tre là tre làm nỏ
Thứ tre là tre làm nhà
Trông về nơi i quan họ có người trồng chanh
Rày còn như...
Người trồng chanh, tôi cũng í ơ chanh mà trồng chanh
Thứ chanh là chanh ăn quả
Thứ chanh là chanh gội đầu
Trông về nơi i quan họ có người trồng dâu
Rày còn như...
Người trồng dâu, tôi cũng í ơ dâu mà trồng dâu
Thứ dâu là dâu ăn quả
Thứ dâu là dâu chăn tằm
Một nong tằm là năm nong kén
Một nong kén là chín ới a nén tơ
Trong quan họ có người đồn rằng
Ngoài quan họ có người đồn vui
Rày còn như...
Tất
nhiên sự sáng tạo âm điệu hay biến dạng ca từ theo vùng miền đã khiến
cho mấy câu ca dao sống mãi trong văn học và ca nhạc nước nhà. Giống như
nhạc sĩ Xuân Hồng vẫn cảm thấy thích thú khi nghe ai đó hát " Bắt chị
sui để nằm trên ván gõ, bắt anh sui lại đó nằm kề bên... " (Tiếng chày
trên sóc Bom Bo) ...
Dường như tôi sắp đi lạc chủ đề ca dao rồi...
Còn
nhiều bài hát mang hơi hám của ca dao lắm. Nhất là Lý, dễ có đến cả
trăm điệu lý nhưng tôi chỉ vẫn vơ với vài ba điệu lý đã gắn với mình hơn
già nửa cuộc đời...
TRẦN PHONG VŨ
Saigon 9/5/2018
Mời Xem
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét