Nhìn mắt đoán những rủi ro về sức khỏe có thể – (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Dưới đây là một số triệu chứng mắt thường được phát hiện bởi chuyên gia nhãn khoa và những tiết lộ về sức khỏe (có thể) của bạn.
Theo thống kê, 1/4 số người lớn bị huyết áp cao không biết họ có bệnh.
Tiếp xúc lâu với máy tính gây ra nhiều tổn hại cho mắt, trong đó có tình trạng đỏ mắt. Để khắc phục, bạn cần để mắt thư giãn 10 phút sau mỗi giờ làm việc.
Đôi khi đỏ mắt còn là biểu hiện của những loại bệnh như viêm niêm mạc, viêm mí mắt, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp… Trong trường hợp này, tình trạng mắt đỏ xuất hiện khi hệ thống mao mạch mắt bị phá vỡ. Ngoài đỏ mắt, người bệnh còn có thể bị chảy máu mũi hoặc bầm tím không rõ lý do. Bạn nên đến khám bác sĩ sớm để được tư vấn hướng điều trị.
Khi kéo mí mắt xuống, nếu các bên trong của mí mắt trông nhợt nhạt thì bạn có thể bạn đang bị thiếu máu – thiếu sắt vì sắt có tác dụng làm cho các tế bào máu đỏ. Bệnh thiếu máu có thể được điều trị bằng bổ sung sắt.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là một dấu hiệu của chảy máu trong mắt. Vì vậy, nếu gặp trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ sớm.
Khi mắc các bệnh về gan, hãy tuân thủ các thói quen lành mạnh sau:
Trong trường hợp bị thiếu máu, hãy bổ sung chế độ ăn hằng ngày bằng các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng, đậu lăng, đậu xanh và ngũ cốc. Lưu ý, không phải tất cả lượng sắt bạn cung cấp đều được cơ thể hấp thụ, quá trình này còn phụ thuộc vào thể chất riêng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bạn có thể tác động thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt bằng cách kết hợp uống cà phê hoặc trà sau mỗi bữa ăn.
Nếu bạn gặp các vấn đề về tuyến giáp, hãy tăng cường cung cấp vitamin C cho cơ thể bằng các loại rau củ như ớt đỏ, bông cải xanh, cải xoăn và các loại quả mọng.
Quầng thâm mắt còn có thể là dấu hiệu của việc cơ thể bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, đặc biệt là lúa mì, thực phẩm chứa gluten và sữa bò.
Thiếu hụt chất béo lành mạnh omega 3 trong chế độ ăn hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây khô mắt. Hãy bổ sung chất béo lành mạnh cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu omega 3 như dầu dừa, dầu olive, bơ sáp và các loại ngũ cốc.
Khô mắt còn có thể là dấu hiệu của hội chứng sjogren. Đây là hội chứng rối loạn tuyến lệ gây viêm kết giác mạc khô, khô miệng và viêm khớp dạng thấp.
Bọng mắt có thể chỉ ra sự mất cân bằng giữa natri và kali trong khẩu phần hằng ngày. Hầu hết thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì, ngũ cốc, xúc xích, thịt hộp đều chứa nhiều muối, cung cấp natri nhưng rất ít kali. Ngược lại, rau củ tự nhiên luôn chứa nhiều kali hơn natri. Vì vậy, để giúp cân bằng natri và kali, cần hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, tránh nêm nếm quá mặn và tăng cường bổ sung rau tươi vào khẩu phần ăn.
Bọng mắt còn báo hiệu thận đang thiếu nước nghiêm trọng. Hãy nhanh chóng bổ sung nước cho cơ thể và hạn chế uống rượu bia cũng như thức uống chứa nhiều caffein.
Dưới đây là một số triệu chứng mắt thường được phát hiện bởi chuyên gia nhãn khoa và những tiết lộ về sức khỏe (có thể) của bạn.
Mắt đỏ
Khi một bác sĩ nhãn khoa chiếu ánh sáng vào mắt của bạn, họ sẽ nhìn thấy các mạch máu nhỏ trong võng mạc. Huyết áp cao có thể làm cho các mạch máu xuất hiện xoắn – hoặc thậm chí làm mắt có màu đỏ.Theo thống kê, 1/4 số người lớn bị huyết áp cao không biết họ có bệnh.
Tiếp xúc lâu với máy tính gây ra nhiều tổn hại cho mắt, trong đó có tình trạng đỏ mắt. Để khắc phục, bạn cần để mắt thư giãn 10 phút sau mỗi giờ làm việc.
Đôi khi đỏ mắt còn là biểu hiện của những loại bệnh như viêm niêm mạc, viêm mí mắt, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp… Trong trường hợp này, tình trạng mắt đỏ xuất hiện khi hệ thống mao mạch mắt bị phá vỡ. Ngoài đỏ mắt, người bệnh còn có thể bị chảy máu mũi hoặc bầm tím không rõ lý do. Bạn nên đến khám bác sĩ sớm để được tư vấn hướng điều trị.
Giọt nhỏ màu vàng trong võng mạc: Bệnh tiểu đường
Giọt nhỏ màu vàng trong võng mạc là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Chẩn đoán sớm bệnh để tránh biến chứng có thể.Vòng màu trắng quanh tròng đen: Cholesterol cao
Vòng trắng quanh tròng đen, hoặc điểm mờ trắng xung quanh mí mắt là dấu hiệu của mức cholesterol cao. Nghiên cứu cho thấy những người có những triệu chứng này có nguy cơ cao mắc bệnh tim.Mí mắt bên trong nhợt nhạt: Thiếu máu
Khi kéo mí mắt xuống, nếu các bên trong của mí mắt trông nhợt nhạt thì bạn có thể bạn đang bị thiếu máu – thiếu sắt vì sắt có tác dụng làm cho các tế bào máu đỏ. Bệnh thiếu máu có thể được điều trị bằng bổ sung sắt.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là một dấu hiệu của chảy máu trong mắt. Vì vậy, nếu gặp trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ sớm.
Mắt lồi: Có vấn đề tuyến giáp
Đôi mắt lồi có thể do di truyền, nhưng cũng có thể là bằng chứng của việc tuyến giáp hoạt động quá mức. Mức độ bất thường của hormone tuyến giáp khiến các mô xung quanh mắt sưng lên.Mắt vàng: Bệnh gan
Viêm gan và xơ gan có thể biến tròng trắng thành màu vàng. Màu vàng do một chất hóa học có tên bilirubin, được tạo ra bởi sự phá hủy của hemoglobin – phân tử mang oxy nằm bên trong các tế bào hồng cầu.Khi mắc các bệnh về gan, hãy tuân thủ các thói quen lành mạnh sau:
- Cai rượu bia.
- Hạn chế sử dụng dầu thực vật, cắt giảm đường và tinh bột khỏi khẩu phần ăn.
- Tăng cường ăn rau vì chúng giàu chất xơ giúp liên kết mật và toxin trong đường ruột. Rau cũng giàu vitamin, chất khoáng và các chất chống ôxy hóa hỗ trợ giải độc gan. Đặc biệt nên ăn các loại rau đắng như rau diếp hương, xà lách xoong và các loại họ cải như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ.
- Uống một ly chanh ấm mỗi buổi sáng để giải độc cơ thể.
Quầng thâm quanh mắt
Thâm quầng là vấn đề phổ biến nhất bất cứ ai cũng từng mắc phải. Tất cả chúng ta đều biết thiếu ngủ chính là thủ phạm gây ra những quầng thâm mắt xấu xí. Tuy nhiên ngay cả khi ngủ đủ giấc cũng không giúp cải thiện tình hình, rất có thể bạn đang bị thiếu máu hoặc mắc các vấn đề về tuyến giáp. Hãy đến bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng của mình.Trong trường hợp bị thiếu máu, hãy bổ sung chế độ ăn hằng ngày bằng các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng, đậu lăng, đậu xanh và ngũ cốc. Lưu ý, không phải tất cả lượng sắt bạn cung cấp đều được cơ thể hấp thụ, quá trình này còn phụ thuộc vào thể chất riêng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bạn có thể tác động thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt bằng cách kết hợp uống cà phê hoặc trà sau mỗi bữa ăn.
Nếu bạn gặp các vấn đề về tuyến giáp, hãy tăng cường cung cấp vitamin C cho cơ thể bằng các loại rau củ như ớt đỏ, bông cải xanh, cải xoăn và các loại quả mọng.
Quầng thâm mắt còn có thể là dấu hiệu của việc cơ thể bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, đặc biệt là lúa mì, thực phẩm chứa gluten và sữa bò.
Khô mắt
Nhặm mắt thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải hội chứng khô mắt. Tình trạng này xuất hiện ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc do tác dụng phụ của thuốc, các yếu tố môi trường hoặc thiếu hụt vitamin A. Hãy bổ sung vitamin A từ các loại thực phẩm từ động vật, đặc biệt là gan, thịt, dầu cá và các chế phẩm sữa.Thiếu hụt chất béo lành mạnh omega 3 trong chế độ ăn hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây khô mắt. Hãy bổ sung chất béo lành mạnh cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu omega 3 như dầu dừa, dầu olive, bơ sáp và các loại ngũ cốc.
Khô mắt còn có thể là dấu hiệu của hội chứng sjogren. Đây là hội chứng rối loạn tuyến lệ gây viêm kết giác mạc khô, khô miệng và viêm khớp dạng thấp.
Bọng mắt
Giống như quầng thâm, bọng mắt là nỗi phiền toái nhiều người phải đối mặt. Có nhiều mẹo dân gian để chữa bọng mắt, trong đó đắp dưa leo hoặc túi trà ướp lạnh là những giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, nếu những biện pháp này cũng không thể khắc phục tình hình, bạn cần xem xét kỹ lưỡng, bởi bọng mắt lúc này có thể là dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.Bọng mắt có thể chỉ ra sự mất cân bằng giữa natri và kali trong khẩu phần hằng ngày. Hầu hết thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì, ngũ cốc, xúc xích, thịt hộp đều chứa nhiều muối, cung cấp natri nhưng rất ít kali. Ngược lại, rau củ tự nhiên luôn chứa nhiều kali hơn natri. Vì vậy, để giúp cân bằng natri và kali, cần hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, tránh nêm nếm quá mặn và tăng cường bổ sung rau tươi vào khẩu phần ăn.
Bọng mắt còn báo hiệu thận đang thiếu nước nghiêm trọng. Hãy nhanh chóng bổ sung nước cho cơ thể và hạn chế uống rượu bia cũng như thức uống chứa nhiều caffein.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét