Liên Hợp Quốc công bố việc khai thác vàng thủ công, quy mô nhỏ chiếm tới 80% lượng khí thải thủy ngân ở châu Phi cận Sahara và ước tính hơn 10 triệu người khu vực này bị phơi nhiễm thủy ngân.
Năm 2002, khi đến tuổi thanh niên, Yaw Ngoha đã cùng anh trai Peter rời khỏi vùng quê nghèo nhất Ghana để đến Bawdie tìm vàng. Vài năm sau anh đã kiếm đủ tiền để kết hôn với người yêu Mary và xây một ngôi nhà có mái hiên, sau đó anh mua thêm một chiếc TV màn hình phẳng.
Ngày càng nhiều người đi khai thác vàng như anh đã giúp Ghana phát triển thành nhà sản xuất vàng lớn nhất châu Phi.
Khai thác vàng thủ công ở Nsuaem Top, Ghana
Một buổi sáng năm 2016, Ngoha bắt đầu ho ra máu. Cảm giác như đường thở của anh đang bị tắc nghẽn. Bác sĩ điều trị cho biết anh bị bệnh lao.
Những lời mời gọi đào vàng hào nhoáng...
Kể từ năm 2008, giá vàng tăng lên, thiết bị đào quặng từ Trung Quốc trở nên rẻ, dễ kiếm và việc khai thác không chính thức đã mọc lên như nấm.
Năm 2016 Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế ước tính một triệu người ở Ghana kiếm sống bằng khai thác vàng thủ công và 4,5 triệu người phụ thuộc vào nó. Vùng hạ Sahara ở châu Phi là nơi có gần 10 triệu người khai thác.Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, ít nhất 60 triệu người nữa phụ thuộc vào lĩnh vực này.
Để có được miếng vàng nho nhỏ, những phu vàng phải đánh đổi rất nhiều, lắm lúc là mạng sống
Một đêm năm 2009, Peter, anh trai của Ngoha, 40 tuổi, bắt đầu ho không kiểm soát. Máu chảy ra từ mũi anh, gia đình vội đưa anh đến bệnh viện. Vài giờ sau, Ngoha nhận được một cuộc gọi: Peter đã chết.
Trở lại Bawdie vào tháng 4-2019, 16 tháng dùng thuốc trị lao đã không thể chữa lành cho Ngoha. Anh ngừng khai thác. Mary đang vật lộn để nuôi gia đình và chăm sóc anh ta.
Đầu tháng 5, Bawdie chôn cất một người - tên anh ấy là Yaw Ngoha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét