Thưa quý Thầy Cô, Niên Trưởng, Đồng Môn và Thân Hữu,
Câu nói "Tuổi trẻ hướng tới tương lai tuổi già tìm về dĩ vãng" thật đúng y chang tâm lý tôi bây giờ.
Tôi thường cứ nhớ về những chuyện ngày xưa mà không nhìn về tương lai với bà 6 tấm đang chờ đón khách hàng.
Trong
tâm tình đó, tôi chợt nhớ tới niên học năm Đệ Tam (dãy Lầu Dơi
trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho) môn Anh Văn do giáo
sư Dương Minh Kính phụ trách-GS Kính sau đổi về làm Hiệu Trưởng
Trung Học Chu văn An (mấy lúc sau nầy khi tham dự họp mặt
NĐC/LNH Nam Cali tôi thường gặp Thầy Cô trong tình Thầy Trò thiêng
liêng). Lúc đó trong chương trình văn học sử Anh, G/S Kính thích
giảng về nhà văn Mỹ O Henry và nhà thơ Anh Lord Byron. Riêng về nhà văn O Henry thì tác phẩm nổi tiếng của ông là The Last Leaf (được
quay thành phim tên Lootera). The Last Leaf (Chiếc lá cuối cùng)
là một câu chuyện đầy tình yêu thương nhân bản và lòng hy sinh
bao la của con người.
Để tìm về dư hương ngày cũ, xin mời quý vị đọc lại câu truyện tuyệt vời nầy (attachment)
Thân chúc quý vị và gia đình luôn nhiều sức khỏe an bình.
NTPhát chuyển
Chiếc lá cuối cùng
Translated by Nguyên Trần
Ở một quận nhỏ phía Tây công trường Hoa Thịnh Đốn, nơi các con đường chạy ngoằn ngoèo một cách điên rồ. Đã vậy, chúng còn bị cắt đứt từng dải nhỏ gọi là “vùng”. Những vùng nầy tự tạo nên góc độ và đường cong kỳ lạ. Thậm chí, có một con đường bị cắt ngang bởi chính nó một hoặc hai lần.
Một họa sĩ đã từng phát giác ra rằng con đường nầy trong tương lai có thể rất có gíá. Chẳng hạn như một thu ngân viên cầm hóa đơn tiền những mẫu vẽ, giấy và vải vẽ mà cứ đi qua đi lại hoài chẳng thu một xu nào cả và người ta sẽ phải quy hoạch lại cả khu.
Vì thế chẳng bao lâu sau, các chằng họa sĩ đã ào ạt kéo đến ngôi làng Greenwich cổ kính được xem như chỗ làm ăn được. Họ rình rập săn lùng những phòng cho thuê có cửa sổ hướng về phía bắc, nóc nhà kiến trúc kiểu thế kỷ 18, căn gác kiểu Hòa Lan và giá thuê lại rẻ. Tiếp theo, họ mang vào vài cái ly thiếc, một hai cái dĩa bị nứt từ đại lộ số 6.
Từ đó một “đoàn dân thiên cư” hình thành.
Ở trên đỉnh của một tòa nhà gạch ba tầng lụp xụp mà Sue và Johnsy thuê để làm xưởng vẽ. "Johnsy" quá thân thiết với Sue. Một người đến từ Maine; người kia đến từ California. Họ đã gặp nhau tại một quán ăn trên đường số 8 "Delmonico's", và tìm thấy họ có đồng sở thích trong nghệ thuật, cùng ưa món rau diếp xoắn trộn dấm và chuộng thời trang tay áo giám mục. Thế là họ cùng thuê chung một căn phòng bắt đầu vào tháng Năm. Tới tháng 11, có một người lạ mặt vô hình, mang theo cái rét mướt mà các bác sĩ gọi đó là ông Viêm phổi, đã rình rập khu dân thiên cư với móng vuốt giá băng chạm đến mọi nơi. Ở phía đông, kẻ phá hoại này sải bước táo bạo, hạ gục các nạn nhân của anh ta như một thành tích, nhưng đôi chân anh ta chầm chậm bước qua mê lộ của những " vùng chật hẹp" phủ đầy rêu. Ông Viêm Phổi không phải là một vị lão thành hào hiệp. Tḥa vậy, nét mảnh khảnh tội nghiệp của một người con gái nhỏ vốn thiếu máu vì những cơn gió ở California thì quả là không công bằng để tên du côn già với móng vuốt đỏ, khó thể quan tâm đến. Nhưng hắn ta đã áp đảo Johnsy khiến cô nằm cô nằm lả người trên chiếc giường sắt phai màu. Cô chỉ biết nhìn qua các ô cửa sổ nhỏ kiểu Hòa Lan để thấy bờ tường trơ trụi của ngôi nhà gạch kế bên.
Một buổi sáng, vị bác sĩ bận rộn với đôi lông mày rậm rạp, xám xịt.
mời Sue bước ra hành lang rồi nói:
"Cơ may của cô ấy chỉ có một phần mười thôi" .
Ông vẩy cái nhiệt kế đo lường để mực thủy ngân trong đó hạ xuống. "Và cơ hội đó là do chính cô ấy muốn sống hay không? Chớ còn cái cách mà mọi ngưới chỉ đứng chở công ty mai táng thì toàn bộ thuốc men đều vô dụng. Cô bạn bé nhỏ của cô cứ ám ảnh rằng cô ấy sẽ không qua khỏi. Cô ấy có suy nghĩ gì khác không? "
"Cô ấy - cô ấy muốn vẽ cảnh trí Vịnh Naples một ngày nào đó”
Sue nói.
-Sơn ! Ơi Trời! Cô ấy có bất cứ điều gì trong tâm tư để đáng suy nghĩ hai lần hay không? - chẳng hạn như một người đàn ông?"
-Một người đàn ông?" Sue kêu lên với giọng nói khàn khàn
"một người đàn ông xứng đáng như vậy không- nhưng không, thưa bác sĩ; Johnsy không thuộc loại đó đâu." "Chà! Như vậy là cô ấy quá yếu rồi" bác sĩ nói. "Tôi sẽ làm tất cả những gì trên phương diện khoa học, cho tới bây giờ nó có thể lược qua những cô gắng của tôi và hy vọng đạt được kết quả. Nhưng bất cứ khi nào cô bệnh nhân của tôi bắt đầu đếm số xe trong tang lễ của cô ấy thì hiệu lực thuốc men chỉ còn phân nừa. Nếu cô khiến được cô ấy hỏi một câu về phong cách mùa đông mới với tay áo choàng thì tôi hứa với cô, cơ may sẽ là một phần năm cho cô ấy, thay vì một phần mười như trước đây" Sau khi bác sĩ đi, Sue đi vào phòng vẽ và khóc trong khi miệng cắn chặt một chiếc khăn ăn Nhật Bản cho tới khi nó tơi tả thành từng mảnh vụn. Sau đó, cô thất thểu đi vào phòng của Johnsy với bảng vẽ của mình, miệng huýt́ sáo một bản nhạc buồn.
Johnsy nằm, hiếm khi tạo ra một nếp nhăn trên lớp drap trải giường, mặt cô hướng về phía cửa sổ. Sue ngừng huýt sáo, nghĩ rằng Johnsy đã ngủ.
Cô sắp xếp bảng vẽ của mình và bắt đầu dùng bút mực để minh họa một câu chuyện trên tạp chí. Các nghệ sĩ trẻ phải mở đường đến với nghệ thuật bằng cách vẽ tranh cho các câu chuyện trên tạp chí do các tác giả trẻ viết với giá rẻ để mở đường đến Văn Học Nghệ Thuật.
Khi Sue đang phác họa một cái quần cỡi ngựa trang nhã và cái kiếng một tròng thanh lịch từ nhân dáng anh hùng của một chàng cao bồi miền Viễn Tây Idaho, bỗng cô nghe một âm thanh nhỏ lập lại nhiều lần. Cô đi thặt nhanh tới cạnh giường.
Đôi mắt của Johnsy mở to nhìn ra cửa sổ và đếm-đếm ngược:“Mười hai," cô nói, và ít lâu sau "mười một"; và sau đó "mười," và "chín"; và sau đó "tám" và "bảy", gần như tuần tự lớp lang. Sue thắc mắc nhìn ra ngoài cửa sổ. Có gì để mà đếm? Chỉ có một khoảng sân trống trải, buồn tẻ và bức tường của ngôi nhà gạch xa xa, cách đó sáu thước. Một dây nho già cỗi, vặn vẹo gốc mục nát , leo lên đến nửa bức tường gạch. Làn gió heo may lạnh lẽo của mùa thu làn rơi rụng đám lá ra khỏi thân dây để các nhánh gần như trơ trụi bám chặt vào những mảnh gạch vụn vỡ. Sue hỏi: "Chuyện gì vậy em yêu?" "Sáu," Johnsy nói, gần như thì thầm. "Bây giờ, chúng đang rơi nhanh hơn. Mới ba ngày trước còn gần một trăm. Làm em đếm tới nhức đầu. Nhưng bây giờ thì dễ dàng. Và một chiếc nữa vừa rơi. Bây giờ chỉ còn năm." "Năm gì, em yêu? Hãy nói cho chị Sudie của em biết." -"Lá. Trên dây nho. Khi chiếc lá cuối cùng rơi thbì em cũng phải ra đi. Em đã biết điều đó trong ba ngày nay rồi. Bác sĩ không nói với chị sao Sudie?"-“Ồ hay! chị chưa bao giờ nghe những điều vô nghĩa như vậy." Sue càu nhàu. "Cái dây nho già cỗi đó thì có tác dụng gì với việc em khỏe mạnh đâu? Và em đã từng yêu cây nho đó mà, cô bé nghịch ngợm ơi! Đừng có ngớ ngẩn như thế. Tại sao vậy? Sáng nay bác sĩ nói với chị rằng cơ hội để em chóng khỏe lại là sớm thôi - hãy xem chính xác những gì ông ấy nói - cơ hội là mười trên một! Đó gần như là một cơ hội tốt như chúng ta đã từng có ở New York khi đáp tàu điện hoặc đi ngang qua một tòa nhà mới. Bây giờ, em hãy ăn một ít nước súp và chị quay lại bảng vẽ của mình để có thể bán tranh cho người biên tập hầu mua rượu vang cho đứa em bệnh tật, và sườn heo cho bụng đang đói meo của chị." - "Chị không cần lấy thêm rượu nữa," Johnsy nói, mắt không rời khung cửa sổ. "Có một thứ khác cần quan tâm hơn. Không, em không muốn nước súp. Lá chỉ còn lại bốn. Em muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi trước khi trời tối. Và rồi em cũng sẽ ra đi." -“Johnsy, em yêu," Sue nói vừa cúi xuống sát người Johnsy, "em hứa với chị là hãy nhắm mắt lại, và đừng nhìn ra ngoài cửa sổ cho đến khi chị làm việc xong? Chị phải giao những bức vẽ đó vào ngày mai, chị cần ánh sáng nếu không chị chị sẽ vẽ trong bóng mờ."
-"Chị không thể vẽ trong phòng khác được sao?" Johnsy lạnh lùng hỏi.
-"Chị muốn ở đây bên cạnh em," Sue nói. "Ngoài ra, chị không muốn em cứ tiếp tục nhìn vào những chiếc lá nho tệ hại đó."
-"Hãy nói với em ngay khi chị vừa hoàn thành bức vẽ nha" Johnsy nói, nhắm mắt lại, nằm dã dượi giống như bức tượng vừa sụp đổ, "bởi vì em muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi xuống. Em quá mệt mỏi vì phải chờ đợi. Em cũng rã rời vì suy nghĩ. Em muốn buông bỏ mọi thứ và thả trôi xuống, xuống nữa giống như một trong những chiếc lá đáng thương mệt mỏi kia."
"Cố gắng ngủ đi," Sue nói. "Chị phải đi gọi Behrman lên làm người mẫu để chị vẽ người thợ mỏ già đơn độc. Chị chỉ đi trong một phút thôi. Hãy cố gắng nằm yên cho đến khi chi trở lại."
Ông già Behrman là một họa sĩ sống ở tầng trệt bên dưới họ. Ông đã ngoài sáu mươi tuổi và có một bộ râu rậm dài xuống tới ngực giống như ông Moses trên bức tượng của nhà điêu khắc Michael Angelo. Behrman là một hiện thân của thất bại trong nghệ thuật. Bốn mươi năm ông đã múa may chiếc cọ mà không đụng được vào gấu áo choàng của tình nhân. Ông luôn muốn vẽ một kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu nó. Trong nhiều năm, ông đã không vẽ gì ngoại trừ thỉnh thoảng vài hàng nguệch ngoạc trên tấm bảng thương mại hoặc quảng cáo. Ông kiếm tiền chút đỉnh bằng cách làm người mẫu cho những nghệ sĩ trẻ ở trong chung cư vì họ không thể trả giá cho người mẫu chuyên nghiệp. Ông uống rượu gin đến mức quá độ, và vẫn oang oang nói về kiệt tác sắp tới của ông. Sau cùng, ông là một ông già nhỏ bé nhưng hung dữ, người đã chế giễu mọi người mềm yếu, và đậc biệt ông tự coi mình như là bậc thầy bảo vệ hai nghệ sĩ trẻ trong xưởng vẽ ở tầng trên.
Sue tìm thấy Behrman khi ông đang nồng nặc mùi rượu dâu ngửi trong căn phòng sáng lờ mờ bên dưới. Ở một góc là một tấm bạt trống trơn đặt trên giá vẽ đã nằm ì ở đó trong suốt hai mươi lăm năm để chờ đợi mộ̉t kiệt tác đầu tiên. Sue nói cho Behrman nghe về sự ảo tưởng của Johnsy, và việc cô ta sợ và quả thật cô ta nhẹ hửng và mong manh như một chiếc lá trôi đi, khi sự bám víu của cô ấy đối với cuộc sống ngày càng yếu dần.
Ông già Behrman, với đôi mắt đỏ ngầu, hét lên sự khinh bỉ và dè bỉu những tưởng tượng ngu ngốc như vậy.
" Ôi Trời!" Ông ta la lên. "Sao ở đời có ngưởi huỡn đải ngu ngốc muốn chết vì mấy cái lá nho rơi rụng vô nghĩa như vậy. Tôi chưa bao giờ nghe thấy một điều phi lý đến thế. Không, Không, tôi sẽ không làm người mẫu cho cô bạn ngốc nghếch đâu. Tại sao cô lại để cho những tư tưởng khùng điên ấy đi vào đầu óc cô ta.Thiệt là ội nghiệp cho cô Johnsy”.
-"Em ấy rất bệnh và yếu," Sue nói, "và cơn sốt đã khiến tâm trí em trở nên bệnh hoạn và hoang tưởng những chuyện lạ lùng. Được rồi, ông Behrman, nếu ông không muốn làm người mẫu cho tôi cũng được. Nhưng nếu vậy thì tôi nghĩ rằng ông là một người già xấu tính, một người ba hoa".
-"Cô đúng là thứ đàn bà!" Behrman hét lên. "Ai bảo là tôi không chịu làm người mẫu? Tiếp tục đi. Tôi sẽ tới chỗ của cô. Tôi đã sẵn sàng từ cả nửa tiếng đồng hồ rồi mà. Ngoài ra, đây không phải là chỗ tốt mà Johnsy nằm dưỡng bệnh. Một ngày nào đó, tôi sẽ hoàn thành một kiệt tác, và chúng ta sẽ dời đi. Thiệt đó" Johnsy đang ngủ khi họ đi lên lầu. Sue buông rèm cửa sổ xuống và ra hiệu cho Behrman đi qua phòng khác và từ đó, họ nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy dây nho trong nỗi lo sợ. Rồi họ nhìn nhau một lúc mà không nói. Một cơn mưa dai dẳng, lạnh lẽo hòa lẫn với tuyết đang rơi. Behrman, trong chiếc áo sơ mi màu xanh cũ, qua vị trí người thợ mỏ ẩn cư ngồi trên chiếc ấm lật ngược như mốt tảng đá. Khi Sue thức dậy sau một giờ ngủ vào sáng hôm sau, cô thấy Johnsy mở to đôi mắt buồn tẻ nhìn chằm chằm vào bức rèm màu xanh lá cây đã buông xuống. -"Kéo nó lên, em muốn xem cảnh bên ngoài," cô ra lệnh bằng giọng thì thầm. Sue mệt mỏi làm theo. Nhưng xem kìa! Sau trận mưa ào ạt và cơn lốc xoáy dữ dội suốt đêm, vẫn còn một chiếc lá nho lơ lửng trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên dây nho. Cả thân và cuống vẫn mang màu xanh thẫm, nhưng cũng không dấu được cạnh te tua úa vàng của sự phân hủy.
Chiếc lá vẫn hiên ngang bám vào thân dây nho cao cách mặt đất độ 6 m. -"Đây là chiếc lá cuối cùng," Johnsy nói. "Em nghĩ rằng nó chắc chắn sẽ rơi trong đêm. Em nghe tiếng gió. Nó sẽ rơi vào ngày hôm nay, và em sẽ chết cùng một lúc." -"Cưng yêu, Cưng yêu ơi!" Sue nói vừa mệt mỏi cúi mặt xuống gối, " Hãy nghĩ tới chị ngay cả nếu em không nghĩ đến bản thân em. Chị sẽ làm gì được đây?" Nhưng Johnsy không trả lời. Nỗi cô đơn nhất trên thế gian nầy là cho một linh hồn đang sẵn sàng để đi trên hành trình xa xôi bí ẩn. Điều ảo tưởng dường như đã ám ảnh cô mạnh mẽ hơn khi từng mối quan hệ ràng buộc cô với tình bạn và trần thế bị buông lỏng. Ngày trôi đi lạnh lùng, và thậm chí qua ánh hoàng hôn, người ta có thể nhìn thấy chiếc lá nho đơn độc bám trên cuống lá dựa vào bức tường. Và sau đó, khi màn đêm buông xuống, gió bắc lại thổi nhẹ nhàng trong khi cơn mưa vẫn đập vào cửa sổ và ào ạt chảy xuống từ những máng xối trên mái hiên thấp kiểu Hòa Lan. Khi có đủ ánh sáng ban mai, Johnsy bỗng trở nên vô cảm, ra lệnh kéo rèm lên. Chếc lá nho vẫn còn đó. Thế là cô vẫn còn sống Johnsy nằm một lúc lâu nhìn nó. Và rồi cô gọi Sue, người đang khuấy nước súp gà cho cô trên bếp ga. - "Em đã từng là một cô gái hư, chị Sudie à" Johnsy nói. - "Một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy em hung dữ như thế nào. Thật là tội lỗi khi muốn chết. Chị có thể mang cho em một ít nước súp bây giờ, và một ít sữa có pha chút rượu porto trong đó. Và...không... mang trước cho em một chiếc gương cầm tay, sau đó tấn vài chiếc gối quanh em để em ngồi xem chị nấu ăn." Và một tiếng đồng hồ sau, cô nói: - "Chị Sudie ơi! một ngày nào đó em hy vọng sẽ vẽ được Vịnh Naples" Bác sĩ đến vào buổi chiều, và Sue viện cớ đi ra hành lang theo ông ta khi ông ta rời đi.
- "Cơ may đã quân bình" Bác sĩ vừa nói vừa nắm lấy bàn tay gầy gò, run rẩy của Sue: "Với việc chăm sóc tốt, cô đã thành công. Và bây giờ tôi phải khám một bệnh nhân khác ở tầng dưới.Tên ông ta là Behrman, một người nghệ sĩ. Cũng bị viêm phổi. Ông ta là một người đàn ông già yếu nên căn bệnh trở nên cấp tính và không có hy vọng gì nhưng ông ấy đến bệnh viện hàng ngày để được thoải mái hơn.
Ngày hôm sau, bác sĩ báo tin vui với Sue: "Johnsy đã thoát khỏi nguy hiểm. Cô đã thắng. Bây giờ thì chỉ có dinh dưỡng và chăm sóc - Chỉ vậy thôi."
Và chiều hôm đó, Sue đến giường nơi Johnsy đang vừa nằm vừa hân hoan đan một chiếc khăn len choàng vai màu xanh và xem ra không cần thiết. Sue đặt một cánh tay quanh cô và mấy chiếc gối.
Cô nói :-"Chị có điều muốn nói với em , chuột bạch dễ thương! ông Behrman đã mới chết trong bệnh viện hôm nay vì viêm phổi. Ông ta chỉ bị bệnh có hai ngày. Người lao công tìm thấy ông ta vào buổi sáng ngày đầu tiên trong phòng ở tầng dưới trong tuyệt vọng vì đau đớn. Giày và quần áo của ông ta ướt sũng và lạnh. Họ không thể hình dung được ông đã ở đâu trong một đêm kinh hoàng mưa dầm giá buốt như vậy. Và rồi sau cùng, họ tìm thấy một chiếc đèn lồng vẫn còn sáng, và một chiếc thang được kéo khỏii vị trí của nó từ nhà kho, thêm một số cây cọ vẽ rải rác, và hai thùng sơn màu xanh lá cây và màu vàng – Hãy ngó ra ngoài cửa sổ, cưng yêu - khi nhìn thấy hình chiếc lá cuối cùng đang lơ lửng trên tường là em còn cơ hội sống sót. Nhưng sao em không thắc mắc tại sao chiếc lá không bao giờ bay hay rụng khi gió thổi hay sao? Ah, em cưng, vì đó chính là kiệt tác của Behrman – chính ông ấy đã vẽ trong ̣đêm giá buốt hình chiếc lá để thay thế chiếc lá cuối cùng đã rơi xuống".
Có nghĩa là ông Behrman đã hy sinh mạng sống của mình để cứu em....
Toronto 22/9/2019
Nguyên Trần
Đây là một trong những câu truyện đầy tì̀nh yêu thương nhăn bản nhất mà tôi được đọc.
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét