Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là chứng bệnh gây ra những rối loạn về tâm lý, tác động đến cảm nhận của bạn về bản thân và cuộc sống. Khi mắc bệnh trầm cảm, bạn thường nghĩ mọi việc theo hướng rất tiêu cực và cảm thấy cuộc sống vô cùng bế tắc. Bị bệnh nhưng nhiều người bệnh không nhận ra, chỉ khi gặp phải những tác động từ bên ngoài mà vượt ngưỡng chịu đựng của họ, bệnh sẽ phát tác.
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm là gì?
1- Luôn buồn chán, bi quan, mất quan tâm thích thú đối với các công việc hàng ngày và mất sự cố gắng trong lao động chân tay, trí óc, mệt mỏi, kiệt sức.
2- Khó tập trung, giảm chú ý, hay quên, giao tiếp kém linh hoạt.
3- Trằn trọc khó ngủ, thức dậy sớm hoặc thèm ngủ mà không ngủ được.
4- Cảm giác lo lắng vô cớ và ý nghĩ tội lỗi với người thân, tự ti, cảm thấy mình vô dụng, nghĩ ngợi liên quan đến chết chóc.
5- Có ý nghĩ và hành vi tự sát.
6- Chán ăn, sụt cân.
Nguyên nhân trầm cảm
Nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này vẫn là một ẩn số. Cũng như nhiều chứng bệnh về tâm thần khác, bệnh có thể bao gồm nhiều nguyên nhân như:
– Sự khác biệt về sinh học: Những người bị tràm cảm dường như có những thay đổi về thể chất trong não bộ của hộ.
– Thay đổi hóa chất trong não: Neurotransmitters là các hóa chất tự nhiên có trong não, đóng vai trò quan trọng trong hội chứng này. Nghiên cứu gần đây cho thấy, khi các chất dẫn truyền thần kinh này thay đổi (về chức năng và hiệu quả) và giảm khả năng tương tác lẫn nhau sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định tâm trạng.
– Thay đổi hooc môn: Những thay đổi trong cân bằng kích thích tố của cơ thể có thể gây ra hoặc kích thích bệnh trầm cảm.
– Di truyền: Mặc dù các gen gây ra căn bệnh này vẫn chưa được làm rõ, nhưng những ai có người thân ruột thịt từng mắc bệnh thì nguy cơ mắc cũng cao hơn.
Cách phòng ngừa trầm cảm
Hiện tại, phương pháp điều trị hội chứng này vẫn còn rất hạn chế, chỉ bao gồm trị liệu tâm lí và can thiệp thuốc. Vậy nên, điều cần thiết hơn cả là phòng tránh trước khi nó xảy ra.
Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa trầm cảm, tuy nhiên những biện pháp sau có thể sẽ hữu ích:
– Kiểm soát căng thẳng;
– Yêu bản thân hơn;
– Thường xuyên tiếp xúc thân mật với gia đình và bạn bè, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng;
– Điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu dù là nhỏ nhất.
Theo Tạp chí Sống khỏe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét