Trong giáo dục con trẻ, không khí gia
đình có ảnh hưởng quyết định đến tính cách cả cuộc đời trẻ. Gia đình
tốt hay xấu thì xem 8 đặc trưng tương phản này sẽ rõ.
1
Gia đình tốt
Tích cực đối thoại, trao đổi hữu hiệu.
Trong
các gia đình này, cha mẹ khéo trao đổi với con cái, thường xuyên chú ý
đến trạng thái của trẻ. Khi gặp vấn đề, cha mẹ không vội vàng phê bình
trách mắng mà biết giúp trẻ tư duy tìm phương thức xử lý.
Không khí gia đình như vậy khiến mọi người đều thoải mái dễ chịu. Mối quan hệ cha mẹ với con cái ngày càng thân mật.
Gia đình xấu
Đối thoại tiêu cực, trao đổi khó khăn.
Gia đình
xấu thường xuyên thiếu sự trao đổi, năng lượng tiêu cực bùng phát. Nói
hai, ba câu là đã dùng ngôn ngữ bạo lực, thậm chí cự tuyệt trao đổi.
Trong các gia đình này, cha mẹ thường không nghe lời giải thích và suy
nghĩ của trẻ, đánh mắng thô bạo.
2
Gia đình tốt
Cảm giác an toàn và thư thái dễ chịu.
Gia đình
tốt khiến người ta cảm thấy mình được bao bọc trong tình cảm ấm áp. Bất
kể ở đâu, đi đâu, chỉ cần nghĩ đến gia đình liền thấy tràn đầy sức mạnh
vô hạn.
Gia đình xấu
Cảm thấy căng thẳng và sợ hãi.
Gia đình
xấu khiến người ta cảm thấy sợ hãi và bất an. Thậm chí người ta dẫu
trong lòng có khổ nữa cũng không muốn trở về nơi đau lòng. Bởi vì gia
đình tốt thì trị lành vết thương lòng, còn gia đình xấu thì thêm dầu vào
lửa.
3
Gia đình tốt
Rất nhiều lời khen ngợi biểu dương.
Gia đình tốt nhìn ra tiềm năng và tố chất của trẻ, đồng thời khen ngợi động viên kịp thời, khiến sự tự tin của trẻ lớn mạnh.
Gia đình xấu
Hay phê bình và chỉ trích.
Gia đình
xấu thích bới lông tìm vết, đối với chỗ nào đó không hài lòng liền phủ
định đứa trẻ hoàn toàn, làm mất sự tự tin của trẻ. Càng ngày trẻ càng
cảm thấy tiền đồ mờ mịt, cô độc và bất lực.
4
Gia đình tốt
Thường xuyên biểu lộ yêu thương.
Gia đình
tốt thì cha mẹ bất kỳ lúc nào và ở đâu cũng biểu lộ cho trẻ thấy cha mẹ
yêu thương chúng biết nhường nào. Việc này khiến trẻ cảm thấy chúng rất
đặc biệt, được mọi người coi trọng. Cho dù trẻ có phạm sai lầm thì cũng
sẽ không cảm thấy bị cha mẹ hắt hủi. Trẻ từ nhỏ đã gây dựng được cảm
giác an toàn, bồi dưỡng ra năng lực yêu thương.
Gia đình xấu
Che giấu yêu thương.
Gia đình
xấu che giấu yêu thương, thậm chí thiếu tình yêu thương. Cha mẹ rất ít
khi biểu lộ yêu thương với trẻ, lạnh lùng, thô bạo.
Dần dà
trong nội tâm trẻ sẽ có rất nhiều vết thương, thiếu cảm giác an toàn.
Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái ngày càng xa cách.
5
Gia đình tốt
Lấy mình làm gương, coi trọng thân giáo hơn ngôn giáo.
Gia đình
tốt coi việc tự mình làm gương ở vị trí đặc biệt. Cha mẹ tự làm gương,
chủ động làm hình mẫu, tấm gương tích cực cho trẻ, để chúng quan sát và
học tập. Đồng thời, cha mẹ không yêu cầu quá mức trẻ làm những việc mà
bản thân mình không làm được, không nói suông mà không làm.
Gia đình xấu
Quản lý giáo dục trẻ bằng phương pháp thô bạo hò hét.
Gia đình
xấu toàn những giáo điều và kiểm soát khống chế. Cha mẹ áp đặt lên trẻ
rất nhiều việc mà bản thân họ không làm được, nhưng nếu trẻ không làm
được thì đánh mắng.
6
Gia đình tốt
Vào thời gian rỗi, cha mẹ thường bầu bạn với con.
Gia đình
tốt rất coi trọng toàn tâm toàn ý bầu bạn với trẻ. Cha mẹ từng giờ từng
phút quan tâm đến trẻ, nhưng lại không can thiệp quá mức. Thời gian cha
mẹ cùng với con cái trở nên càng phong phú và có ý nghĩa.
Gia đình xấu
Rất ít tương tác và bầu bạn.
Gia đình
xấu thường hy sinh thời gian giữa cha mẹ với con cái để đổi lấy thời
gian tự do của bản thân. Các thành viên trong gia đình ngoài ăn cơm thì
dường như ở trạng thái không giao lưu chia sẻ. Nhất là các ông bố,
thường dùng đủ các lý do đường đường chính chính để vắng mặt trong sự
trưởng thành của trẻ.
7
Gia đình tốt
Công khai nói ra cảm thụ của mình.
Một gia
đình tốt thì cởi mở. Cha mẹ sẵn lòng lắng nghe nhu cầu và cảm thụ của
con cái, khiến trẻ tự do biểu đạt cảm giác chủ quan của chúng, đồng thời
dành cho trẻ nhiều kiến nghị và chỉ dẫn.
Gia đình xấu
Cảm thụ và suy nghĩ không dám biểu đạt.
Không
khí gia đình xấu nặng nề, con cái phải nghe theo cha mẹ, không được nghi
ngờ và chất vấn. Điều này khiến nội tâm trẻ cảm giác bị đè nén, khả
năng biểu đạt ngôn ngữ bị ảnh hưởng rất lớn.
8
Gia đình tốt
Khích lệ là chính.
Gia đình tốt khi trẻ thất bại thì chìa tay ra giúp đỡ, khích lệ chúng từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua cửa ải gian nan.
Gia đình xấu
Trừng phạt là chính.
Gia đình
xấu chuộng vũ lực. Khi trẻ phạm lỗi lầm, không cần phân định trắng đen
liền nghiêm khắc trừng phạt. Điều này khiến nội tâm trẻ dần dần dần bị
sợ hãi xâm chiếm.
***
Gia đình như thế nào thì tạo ra đứa trẻ như thế ấy.
8 đặc
trưng gia đình tốt – xấu ở trên giúp chúng ta phân định rõ tốt xấu, từ
đó giáo dưỡng nên những đứa trẻ ưu tú, trở thành những công dân tốt và
cha mẹ tốt mai sau.
Hy vọng
chúng ta đều cố gắng làm những bậc cha mẹ tốt, tạo dựng một gia đình đầy
năng lượng tích cực để con cái sống trong vườn hoa vui tươi thoải mái,
tự do tự tại, hạnh phúc trưởng thành.
Nam Phương(daikynguyen.com)
Theo Apollo
Theo Apollo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét