Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 13/05/2019
Asia Bibi, người đàn bà theo đạo Tin lành bị kết án tử hình vì tội bất kính, bất nhã đối với nhà tiên trị thánh Mohammed Hồi giáo ở Tây Hồi, cuối cùng được tha đã đến Gia Nã Đại, đoàn tụ với con gái của bà sau những năm tháng sống trong sợ hãi hôm thứ hai tuần qua. Bà Bibi, 53 tuổi, được ra tù bảy tháng trước đây nhưng vẫn phải sống, tách rời gia đình trong một căn nhà an toàn bí mật vì sự chống đối của những nhóm tín đồ cuồng tín, đòi phải xử tử bà cho bằng được cũng như phe quân đội ngăn cản không cho bà tự do.
Bà Bibi bị kết án tử hình năm 2010 vì tội xúc phạm, bất kính Hồi giáo theo đạo luật bảo thủ của Tây Hồi, giới tranh đấu cho nhân quyền, thúc giục Anh Quốc chấp thuận cho bà được định cư nhưng họ từ chối, sau đó nhờ thủ tướng Gia Nã Đại can thiệp, bà được phép đến sum họp với các cô con gái hiện đang sống tại đó, chờ mẹ. Việc rời khỏi Tây Hồi của bà Bibi cũng bị trì trệ nhiều lần làm cho thân nhân cũng như bạn bè lo ngại không ít, sau khi được tòa kháng cáo tuyên án bà vô tội, bà đã bị ngăn cản không cho ra đi khi ông Imran Khan, thủ tướng hứa với nhóm người bảo thủ cực đoan là bà Bibi phải ở lại đây chờ vụ án xử lại. Tháng rồi tòa kháng án giữ nguyên bản án thả bổng cho bà Bibi, việc này xem như là tháo bỏ rào cảng cuối cùng cho phép bà rời khỏi nước, và quyết định này của tòa kháng án là một quyết định quả thật can đảm trong khi có một số nhân viên tòa án bị giết chết vì dám ủng hộ bà ta. Sau khi thoát khỏi án tử hình, bà những tưởng bà đã được tự do thật sự nhưng không, bà thấy mình đang bị những người Tây Hồi quá khích săn lùng, mấy tháng qua bà đã sống trong lo âu kinh sợ.
Quân đội Tây hồi chống lại bản án của tòa kháng cáo khi cho rằng, nếu để cho bà Bibi tự do, sống chung với cộng đồng bên ngoài, sẽ làm cho xã hội xấu xa và xem bà là thứ rác rưới. Gia Nã Đại đã ra tay cứu gia đình bà Bibi khi mà không một quốc gia nào làm, hai đứa con gái của bà đã đến Gai Nã Đại trước đó nhưng bà và chồng không thể ra đi vì chính quyền Tây Hồi hứa với các tu sĩ Taliban là, bà sẽ không bao giờ rời khỏi đó. Thủ tướng Khan cho biết sự việc xảy ra như vậy vì quân đội không muốn thấy bà Bibi đi, thủ tướng Khan thường thường bị quân đội chống đối mà quân đội thì chịu ảnh hưởng nhóm Taliban quá nặng, bà Bibi cùng chồng rời khỏi Tây Hồi ngay trong lúc mùa chay Ramadan, mùa thánh lễ của Hồi giáo, xem ra chính quyền Tây Hồi đã định sẳn một cách cẩn trọng khi lễ Ramadan được gọi là mùa của hòa bình và tha thứ, thủ tướng Khan hy vọng rằng, sẽ không có phản ứng bất lợi cho ông về quyết định này, cũng được biết chuyến đi của bà Bibi do sự sắp xếp của một toán nhân viên quốc tế từ Hoa Kỳ và Gia Nã Đại, họ quyết định hoàn tất chuyến đi này thật nhanh trước khi nhóm tu sĩ cực đoan có thể xúi giục người dân xuống đường bạo động, đảng Tehreek – i – Labaik là đảng đã tổ chức những cuộc biểu tình dữ dội sau khi tối cao pháp viện Tây Hồi tuyên án bà Bibi vô tội đầu năm nay.
Tháng sáu năm 2009, Asia Bibi, người đàn bà làm ruộng mướn, một tín đồ Tin Lành, bị tố cáo tội xúc phạm, bất kính thánh Mohammed sau vụ cải vả lời qua tiếng lại với đám người đàn bà làm chung, gia đình bà Bibi là gia đình theo đạo Tin Lành duy nhất trong cái làng nhỏ vùng thị trấn Sheikhupura tỉnh Punjab, trong khi đang làm công việc hái trái dâu, bà Bibi cải vả gì đó với một người đàn bà cùng làng làm chung và sau đó bị tố cáo là đã xúc phạm hồi giáo, bà Bibi bị bắt giam liền theo luật của Tây Hồi, rồi tòa án xử bà có tội, Bibi là người đàn bà đầu tiên trong thế kỷ này bị án vì tội này, tháng 11 năm 2010, một vị chánh án tuyên xử bà bản án tử hình bằng cách treo cổ, việc này gây nên một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trên thế giới. Kể từ đó, bà Bibi chịu đựng trăm ngàn đau khổ trong tám năm trời chờ bị hành xử ở một nhà tù tại Sheikhupura, bà phải sống đời tù tội trong những điều kiện tồi tệ, không được có nước sạch, có đèn, lò sưởi, cầu tiêu và săn sóc y tế.
Chỉ có hai người duy nhất cố tìm cách giúp đỡ bà Bibi trong những ngày xử án, Shahbaz Bhatti, ông tỉnh trưởng người đạo Hồi ở Punjab và Salmaan Taseer, bộ trưởng bộ sắc tội thiểu số, người theo đạo Tin Lành nhưng cả hai đều đã bị ám sát, tháng 10 năm 2018 bà được tự do sau khi kháng cáo, tòa phá án kết luận không có đủ bằng chứng để buộc tội nhưng cũng kể từ đó, bà và gia đình phải sống trong hồi hộp lo sợ lo cho tính mạng của họ. Sau khi bà Bibi được trả tự do, ra khỏi nhà tù, một tu sĩ Hồi giáo cực đoan quá khích, Maulana Yousaf Qureshie đã loan báo treo giải thưởng 500 ngàn rupees (tiền Tây Hồi) cho bất cứ ai giết được bà. Được biết chồng bà Bibi là một người thợ hồ, có ba đứa con với người vợ trước và hai đứa con gái với bà Bibi. Theo bộ luật hình sự của Tây Hồi, người phạm tội xúc phạm bất kính tôn giáo sẽ bị xử tử hay án tù chung thân, đạo luật này đã bị chỉ trích nặng nề từ các tố chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền, họ nói rằng, Tây Hồi dùng luật này nhắm vào chủ đích chống các nhóm tôn giáo thiểu số.
Cũng nên biết thêm, năm rồi, sự việc bà Bibi thắng vụ kiện kháng cáo, đã gây ra những cuộc biểu tình rần rộ, dữ dội trên khắp Tây Hồi, trước khi bản án tử hình của bà được tòa hủy bỏ, phong trào Hồi giáo có tên Tehreek – i – Labbaik (TLP) thề rằng họ sẽ kéo nhau xuống đường bạo động nếu bà Bibi được tha và biểu tình đã xảy ra tại thành phố Islamabad và Lahore đúng như lời tuyên bố của họ, tiếp theo đó các cuộc biểu tình ngày càng lớn hơn khi bà Bibi thắng kiện, người biểu tình tràn ngập, làm tắc nghẽn đường xá tại nhiều thành phố lớn, họ đập phá tài sản công cộng và nổi lửa đốt xe cộ. Phong trào TLP cũng là đảng chính trị TLP sau đó đồng ý ngưng bạo động, sau khi có sự bàn thảo với chính quyền Tây Hồi với điều kiện, chính quyền không phản đối việc TLP nộp thỉnh nguyện đơn phản đối phán quyết của tối cao pháp viện.
Đầu năm nay, tối cao pháp viện loan báo vụ án của bà Bibi sẽ không tái xét , xem như là tòa bác bỏ thỉnh nguyện của đảng TLP đồng thời tòa cũng xếp qua một bên vụ án buộc tội bà Bibi vì tội danh không thành lập và các lời khai nhân chứng không đủ yếu tố khả thật. Vụ án bà Bibi đã gây ra một sự phẩn hận từ cộng đồng Tin Lành trên khắp thế giới, khi gia đình bà gặp Đức Giáo Hoàng Francis vào tháng hai năm nay tại Vatican, giới báo chí tường thuật lại, ngài miêu tả bà Bibi như là một người thánh tử vì đạo, cựu giáo hoàng Benedict XVI cũng lên tiếng kêu gọi trả tự do cho bà.
Người Tin Lành Tây Hồi chỉ chiếm khoảng 1,59% dân số hơn 200 triệu nhưng theo ông Peter Jacob, giám đốc trung tâm Công Lý Xã Hội ở thành phố Lahore thì, tác động của luật xúc phạm, bất kính tôn giáo lên các nhóm người thiểu số rất lớn, theo trung tâm này, ước lượng có khoảng 50% người bị buộc tội này là những người không phải là tín đồ Hồi giáo, những người hoạt động xã hội cho rằng, trong khi những vụ tấn công người theo đạo Tin Lành có sự hậu thuẩn của quân đội có chiều hướng giảm bớt nhưng vấn đề chính yếu đối mặt với người dân là sự thiên vị được hệ thống hóa trong lòng xã hội Tây Hồi.
Sách giáo khoa trong học đường hiếm thấy có lời nào ghi nhận sự thành công của nhóm thiểu số người ở Tây Hồi trong khi đó, tại tỉnh Punjab thì thành viên của cộng đồng người Tin Lành là nhóm người sống tại gần hết các khu nhà ổ chuột, đó thật là một sự nghịch lý khó hiểu.
( ảnh 2: Bibi )
Thuyên Huy
Mon 13.05.19
Xem Thêm :Libya: Loạn Tướng Khalifa Haftar – Con Bài Của Phương Tây và Á Rập Trong Trận Chiến Giành Tripoli
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét