Đây là loạt bài về lính thú thời xưa,
bao gồm từ thời các vua Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc. Việt Nam trong
thời Pháp thuộc được chia thành “ba kỳ”: Tonkin (Bắc kỳ), Cochinchine
(Nam kỳ) và Annam (Trung kỳ).
***
Trong thời Pháp thuộc, danh từ “lính tập” (tirailleurs) được sử dụng để chỉ những người lính Việt Nam do các sĩ quan người Pháp huấn luyện và chỉ huy. Ngoài ra, còn có các từ ngữ “Lính Khố Xanh” và “Lính Khố Đỏ” để chỉ hai loại lính thú trong thời kỳ Việt Nam chịu thuộc quyền đô hộ của chính quyền Đông Dương (Indochine), bao gồm Việt Nam – Cao Miên và Lào.
Chân dung một người lính tập “khố đỏ”
Lính khố đỏ canh gác tại Dinh Toàn Quyền, Sài Gòn
“Lính khố đỏ” (tirailleurs indochinois hoặc milicien à ceinture rouge) là lực lượng vũ trang chính của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương dùng người bản xứ làm quân đội chính quy. Lính khố đỏ có ba loại:
1. Lính khố đỏ Nam Kỳ (tirailleurs annamites, tirailleurs cochinchinois hay tirailleurs saigonnais);
2. Lính khố đỏ Bắc Kỳ (tirailleurs tonkinois) và
3. Lính khố đỏ Cao Miên (tirailleurs cambodgiens).
Lính khố đỏ tại Hà Nội
Lính tuyển từ các thành phần dân tộc thiểu số ở Lào Cai
Danh từ “Lính khổ đỏ” xuất phát từ quân phục của nhóm này gồm quần áo chẽn, nón dẹp (sau đổi nón chóp), và giải thắt lưng màu đỏ buộc ở bụng, đầu giải buông thõng ở bẹn giống như cái khố nên người dân Việt mới gọi là “khố đỏ” tuy đúng ra người lính mặc quần chứ không phải khố.
Ngoài lính khố đỏ còn có “Lính khố xanh” (milicien à ceinture blue, garde provincial) đồn trú tại các tỉnh, canh gác ở các phủ và huyện. Riêng “Lính khố vàng” (milicien à ceinture jaune, garde royal à Hué) đóng ở kinh đô Huế, bảo vệ triều đình và hoàng tộc nhà Nguyễn.
Lính khố xanh tại Vĩnh Long
Lính phòng vệ biên giới tại Móng Cái trong các bộ quân phục tác chiến (phải), quân phục mùa hè (giữa) và bộ tiểu lễ (trái)
***
Người Pháp cũng thành lập các đội kỵ binh có nhiệm vụ bảo vệ dinh thự và các quan chức thuộc địa cũng như xuất hiện trong các cuộc diễn hành nhân ngày lễ lớn như ngày Quốc khánh Pháp 14 tháng 7.
Quân phục kỵ binh
Kỵ binh phòng vệ Toàn Quyền
Kỵ binh diễn hành
Chính quyền Thuộc địa còn tổ chức lực lượng “thiếu sinh quân” (enfants de troupe) từ con em các người lính tại ngũ để huấn luyện thành những quân nhân trong tương lai.
“Thiếu sinh quân” tại Hà Nội
***
Ngày xưa, sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” đưa vào lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire) một bài thơ tả về người lính với những câu than thân trách phận da diết:
“Ba năm trấn thủ lưu đồnNgày thì canh điếm, tối dồn việc quan.Chém tre, đẵn gỗ trên ngànHữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai.Miệng ăn măng trúc, măng maiNhững dang cùng nứa, lấy ai bạn cùng…”
Một đội lính tập tại Vũng Tàu
Chân dung lính thú ngày xưa cũng được thể hiện qua những giòng đặc tả một thanh niên với quân trang, quân dụng đầy mình nhưng cũng không dấu được những tình cảm ủy mị với nước mắt:
“Ngang lưng thì thắt bao vàngĐầu đội nón dấu vai mang súng dàiMột tay thì cắp hỏa maiMột tay cắp giáo, quan sai xuống thuyềnThùng thùng trống đánh ngủ liênBước chân xuống thuyền nước mắt như mưa”.
Đội pháo binh Đông Dương
***
* Hình ảnh sử dụng trong bài viết này được trích từ bộ sưu tập của Jérôme Hoffart.
Theo Nguyễn Ngọc Chính
***
Trong thời Pháp thuộc, danh từ “lính tập” (tirailleurs) được sử dụng để chỉ những người lính Việt Nam do các sĩ quan người Pháp huấn luyện và chỉ huy. Ngoài ra, còn có các từ ngữ “Lính Khố Xanh” và “Lính Khố Đỏ” để chỉ hai loại lính thú trong thời kỳ Việt Nam chịu thuộc quyền đô hộ của chính quyền Đông Dương (Indochine), bao gồm Việt Nam – Cao Miên và Lào.
Chân dung một người lính tập “khố đỏ”
Lính khố đỏ canh gác tại Dinh Toàn Quyền, Sài Gòn
“Lính khố đỏ” (tirailleurs indochinois hoặc milicien à ceinture rouge) là lực lượng vũ trang chính của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương dùng người bản xứ làm quân đội chính quy. Lính khố đỏ có ba loại:
1. Lính khố đỏ Nam Kỳ (tirailleurs annamites, tirailleurs cochinchinois hay tirailleurs saigonnais);
2. Lính khố đỏ Bắc Kỳ (tirailleurs tonkinois) và
3. Lính khố đỏ Cao Miên (tirailleurs cambodgiens).
Lính khố đỏ tại Hà Nội
Lính tuyển từ các thành phần dân tộc thiểu số ở Lào Cai
Danh từ “Lính khổ đỏ” xuất phát từ quân phục của nhóm này gồm quần áo chẽn, nón dẹp (sau đổi nón chóp), và giải thắt lưng màu đỏ buộc ở bụng, đầu giải buông thõng ở bẹn giống như cái khố nên người dân Việt mới gọi là “khố đỏ” tuy đúng ra người lính mặc quần chứ không phải khố.
Ngoài lính khố đỏ còn có “Lính khố xanh” (milicien à ceinture blue, garde provincial) đồn trú tại các tỉnh, canh gác ở các phủ và huyện. Riêng “Lính khố vàng” (milicien à ceinture jaune, garde royal à Hué) đóng ở kinh đô Huế, bảo vệ triều đình và hoàng tộc nhà Nguyễn.
Lính khố xanh tại Vĩnh Long
Lính phòng vệ biên giới tại Móng Cái trong các bộ quân phục tác chiến (phải), quân phục mùa hè (giữa) và bộ tiểu lễ (trái)
***
Người Pháp cũng thành lập các đội kỵ binh có nhiệm vụ bảo vệ dinh thự và các quan chức thuộc địa cũng như xuất hiện trong các cuộc diễn hành nhân ngày lễ lớn như ngày Quốc khánh Pháp 14 tháng 7.
Quân phục kỵ binh
Kỵ binh phòng vệ Toàn Quyền
Kỵ binh diễn hành
Chính quyền Thuộc địa còn tổ chức lực lượng “thiếu sinh quân” (enfants de troupe) từ con em các người lính tại ngũ để huấn luyện thành những quân nhân trong tương lai.
“Thiếu sinh quân” tại Hà Nội
***
Ngày xưa, sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” đưa vào lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire) một bài thơ tả về người lính với những câu than thân trách phận da diết:
“Ba năm trấn thủ lưu đồnNgày thì canh điếm, tối dồn việc quan.Chém tre, đẵn gỗ trên ngànHữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai.Miệng ăn măng trúc, măng maiNhững dang cùng nứa, lấy ai bạn cùng…”
Một đội lính tập tại Vũng Tàu
Chân dung lính thú ngày xưa cũng được thể hiện qua những giòng đặc tả một thanh niên với quân trang, quân dụng đầy mình nhưng cũng không dấu được những tình cảm ủy mị với nước mắt:
“Ngang lưng thì thắt bao vàngĐầu đội nón dấu vai mang súng dàiMột tay thì cắp hỏa maiMột tay cắp giáo, quan sai xuống thuyềnThùng thùng trống đánh ngủ liênBước chân xuống thuyền nước mắt như mưa”.
Đội pháo binh Đông Dương
***
* Hình ảnh sử dụng trong bài viết này được trích từ bộ sưu tập của Jérôme Hoffart.
Theo Nguyễn Ngọc Chính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét