18 thg 4, 2019

CỘNG SINH ĐỊA Y - Thơ Đức Huỳnh


Ngẫm tiền thân, em tảo anh là nấm


Sống giữa cuộc đời chung kiếp cộng sinh


Nương tựa dìu nhau đi suốt cuộc tình


Thành vệt địa y hằn trên thân gỗ





Bài toán cuộc đời bao lần sai số


Như khi đời mưa đổ xuống cơn mơ


Diệp lục từ em tạo chất hữu cơ


Muối, nước khoáng anh chờ em hấp thụ





Hòa hợp yêu thương từ trong giấc ngủ


Có bao giờ phải nghĩ đến xa nhau


Từng sợi tơ vương gắn kết không màu


Tảo và nấm mai sau cùng mạng sống





Trên thân cây khô đồi hoang đất trống


Cuộc đời khôn cùng với những tai ương


Nấm, tảo bên nhau suốt một con đường


Cộng sinh lại, địa y thường hữu dụng





Cân đếm đong đo những điều sai đúng


Phá đá thành tro từ vệt địa y


Phải tự ngàn xưa tảo, nấm phân ly


Nên quấn quít lạ kỳ không chia cách





Niềm hạnh phúc không đến từ than trách


Tự lòng ta vượt sóng gió bền gan

                                               DH 04-14



ghi chú :

Nếu để ý nhìn trên thân các cây gỗ ta thấy có những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây. Đó chính là địa y.

Địa y là một dạng sinh vật đặc biệt được hình thành do sự cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm. Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục, sử dụng chúng để chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên. Trong cuộc sống chung này tảo và nấm đều có vai trò nhất định, không bên nào lệ thuộc hoàn toàn vào bên nào.Hình thực đó gọi là cộng sinh.

Cấu tạo của địa y gồm những sợi tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

Hình dáng, nơi sống

Bên ngoài địa y có thể hình vẩy, đó là những bản mỏng, dinh chặt vào vào vỏ cây, cành cây cũng có thể địa y nhìn như cành cây rủ xuống trông giông một cành cây nhỏ phân nhánh, cung đôi lúc giống như một bụi sợi mắc vao cây. Địa y thương sống trên các thân cây khô. Ở miền núi thì thường dễ gặp đia y hơn các vùng khác.

Cộng sinh là hình thức sống chung giữa 2 cơ thể sinh vật địa y được coi là tiên phong mở đường vì chúng phân huỷ đá thanh đất nói chung địa y rất có ích trong cuộc sống

Vai trò

Vì địa y rất phổ biến trong thiên nhiên và sống được ở nơi khô cằn nên chúng đóng vai trò "tiên phong mở đường". Chúng phân hủy đá thanh đất và khi chết đi tạo thanh lớp đất mùn nhiều dinh dưỡng là nguồn thức ăn cho các thực vật đến sau. Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc Cực. Ngoài ra địa y cũng có giá trị kinh tế như làm phẩm nhuộm và làm thuốc. 

Sưu tầm từ Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét