Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 22/04/2019
Bằng giọng buồn buồn nhưng trân trọng, người chủ của sở thú Rafah, ông Yehia Gomaa nói với phóng viên của tờ Asia Times, những con thú và chim chóc ở đây đã làm một phần trong đời sống của gia đình mình, ông dành phần lớn thời giờ của ông lo cho chúng nhưng hiện giờ ông không còn sức để lo và cũng không có tiền chi phí cho việc đó nữa vì hiện tình tài chánh bất ổn, thiếu hụt đáng ngại. Gomaa ở tuổi hơn 60 mươi, nói thêm, dù ông đành phải buột lòng xa những con thú mà ông đã săn sóc, lo lắng cho từ năm 1999 nhưng ông lại vui mừng cho chúng được đưa đến các khu rừng thiên nhiên và có cuộc đời tốt đẹp hơn. Bảy thành viên đa quốc gia của tổ chức có trụ sở chính ở Vienna đã làm việc trong nhiều ngày qua để di chuyển khoảng 50 chục con thú và chim từ cái sở thú duy nhất tại thành phố Rafah, dãy Gaza. Những con thú sẽ được đưa đến khu vườn thiên nhiên ở Jordan ngang qua cổng kiểm soát Beit Hanoun của Do Thái gồm có sư tử, chó sói, khỉ, chồn, mèo và chó, cộng thêm chim chóc, gồm cả đà điểu và thiên nga.
Chuyện vận chuyển không không gọi là dễ dàng lắm, những người chăn giữ thú cũng như bác sĩ thú y phải có mặt để cầm chắc là các con thú được cho vào các lồng sắt đúng theo riêng từng loại, tránh cho chúng bị đau đớn hay thương tích. Ông Gomaa hy vọng rằng, viên chức của bộ nông nghiệp và du lịch Gaza sẽ lập một khu vườn thiên nhiên tại đây cho thú vật trước khi chúng chết hay được đem đi.
Sở thú Rafah nằm trong khu dân cư Brazil, bị quân đội Do Thái càn quét năm 2004 và bị hư hại một phần trong những ngày có cuộc chiến Gaza năm 2008 -2009 rồi sau đó một lần nữa cuộc chiến năm 2012. Những trận kình chống tiếp theo giữa hai bên đã để lại nhiều vết hằn đau đớn tinh thần lên các con thú, nhiều con trong số đó đã chết và nơi này không còn thích hợp cho chúng sống, chuyện càng tệ hơn một khi tình trạng kinh tế bất ổn suy sụp ở Gaza, cùng một lúc số người đi thăm sở thú đã không còn bao nhiêu. Không lâu trước đây, năm nay tổ chức bảo vệ thú vật thế giới đã lên tiếng phản ứng khá mạnh khi hình ảnh bốn con sư tử con bị chết lạnh tại một trong mấy chỗ nuôi thú ở dãy Gaza vì chuồng không được dựng đàng hoàng, xiêu vẹo, và cũng không đầy một tuần lễ sau đó một hình ảnh khác, cho thấy một con sư tử bệnh hoạn, ốm đói bị nhân viên rút móng chân, bằng cái kéo làm vườn cỏ để người đi thăm sơ thú có thể chơi với nó, đã làm cả thế giới phẩn nộ. Tại Gaza có nhiều vườn thú nhỏ khác ngoài Rafah, kể từ khi sở thú Rafah mở ra năm 1999 nằm cạnh biên giới Ai Cập, các con thú rừng hiếm được bọn buôn lậu đưa vào đó qua các con đường hầm dưới đất và cũng vì sở thú này nằm trong vùng có chiến tranh, nên nhều con thú đã chết do bị trúng đạn pháo kích và bom.
Một số đã phải đóng cửa vì không đủ chi phí trang trải hoặc nhiều con thú đã chết vì sự phong tỏa và tấn công của Do Thái, theo con số thống kê của bộ canh nông Palestinian, thiệt hại tại các sở thú gây ra bởi cuộc chiến năm 2014 độ chừng 40 triệu Mỹ kim. Tổ chức Four Paws cho là định di chuyển các con thú trong cuối tháng ba nhưng họ đã không vào được dãy Gaza vì cổng kiểm soát vào đó bị đóng do hậu quả của vụ biểu tình chống Do Thái của nghĩa quân Gaza. Amir Khalil, trưởng nhóm việc di chuyển thú vật của Four Paws, cũng là một bác sĩ thú y cho biết, ông ta cùng toán làm việc chung đã đến thăm Gaza nhiều lần, cứu được nhiều con thú và chim chóc từ các nơi không đủ điều kiện tốt và đã mang chúng tới những khu vườn thiên nhiên. Khalil nói thêm, tố chức Four Paws để ý tới các khu công viên ở Gaza từ năm 2014 và đã thành công trong việc hợp tác với bộ canh ngông và viên chức địa phương, để di chuyển khu Khan Younis và Bisan và mang hai con sư tử con đến chỗ tạm ở khác tại Rafah.
Tuần qua, tổ chức Four Paws đến Rafah lần nữa vì điều kiện lo cho thú vật không thấy khả quan hơn, chúng vẫn đau khổ như cái đau khổ của dãy Gaza, thêm vào đó chuyện không có đủ thuốc men cần thiết cũng như không có nhân viên thú y được huấn luyện hẳn hoi, cho nên đã làm cho nhiều con thú chết, sự việc mới nhất là cái chết của bốn con sư tử con vì lạnh. Với những con thú còn lại ở Gaza, Khalil đề nghị giới chức có thẩm quyền tại đây nên lập ra các khu vườn thiên nhiên cho chúng sinh sống đồng thời tuyển dụng, huấn luyện nhiều nhân viên thú y để họ có đủ khả năng điều hành việc nuôi giữ và lo bệnh tật. Nhưng như thế đứng của nó, dãy Gaza, hoàn toàn bị cô lập, các hạ tầng cơ sở căn bản không được sửa chửa, hệ thống cống rãnh, điện nước không có hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ cần thiết cho dân chúng. Con số 1 triệu 8 người hiện đang sống trên một khu đất rộng khoảng 6 cây số và dài không hơn 11 cây số như một nhà tù kể từ khi phong trào Hồi giáo Hamas nắm quyền cai trị năm 2007. Trở lại việc làm của tổ chức Four Paws trong tuần qua, xem xét và vận chuyển gần 50 con thú trong vòng vài ngày quả thật là một thử thách khá lớn, họ đã ngõ lời cám ơn sự hợp tác của các viên chức địa phương từ Do Thái tới Palestine và Jordan.
Tin tức, hình ảnh về việc di chuyển một số thú vật và chim chóc từ dãy Gaza ra ngoại quốc đã làm dân chúng của vùng đất cô lập này hết sức giận dữ, một khi chính họ, là con người mà không được đối xử tốt đẹp như thú vật. Những người trẻ Palestinian cũng có ước mơ được đi du lịch ra khỏi Gaza mong tìm kiếm dịp may và nhìn thấy thế giới bên ngoài như Alia Ali, 25 tuổi nói. Thay vì vậy họ bị giam hảm toàn thời như sống trong một nhà tù lớn, phải chịu đựng chấp hành những quy luật do quân đội Do Thái đề ra. Mặc dù anh cảm thấy buồn lòng khi thấy thú vật được tự do đi mà người thì không thể, nhưng tìm cho các con thú một chỗ sống mới, nơi chúng được chăm sóc là một việc làm tốt, đáng làm. Nhiều bình luận trên các trang mạng điện tử và báo chí ở Gaza thì bất bình hơn, đay nghiến hơn khi cho là thú vật ở đây xem ra có nhiều quyền sống hơn con người và lên tiếng kêu gọi sự bình đẳng mà họ không có được.
Việc di tản những con thú ở sở thú Rafah và vài nơi khác xãy ra không đầy một tuần lẽ sau ngày người dân Gazan cử hành ngày lễ “Ngày của đất người Palestinian” hôm 30 tháng 3, “Ngày của đất” là tên gọi của một biến cố trong tháng ba năm 1976, là năm chính quyền Do Thái bắt đầu tịch thu hàng ngàn miếng đất của tư nhân và cộng đồng Palestinian, hay theo tiếng Do Thái là “dunam” để họ xử dụng.
Chuyện vận chuyển không không gọi là dễ dàng lắm, những người chăn giữ thú cũng như bác sĩ thú y phải có mặt để cầm chắc là các con thú được cho vào các lồng sắt đúng theo riêng từng loại, tránh cho chúng bị đau đớn hay thương tích. Ông Gomaa hy vọng rằng, viên chức của bộ nông nghiệp và du lịch Gaza sẽ lập một khu vườn thiên nhiên tại đây cho thú vật trước khi chúng chết hay được đem đi.
Sở thú Rafah nằm trong khu dân cư Brazil, bị quân đội Do Thái càn quét năm 2004 và bị hư hại một phần trong những ngày có cuộc chiến Gaza năm 2008 -2009 rồi sau đó một lần nữa cuộc chiến năm 2012. Những trận kình chống tiếp theo giữa hai bên đã để lại nhiều vết hằn đau đớn tinh thần lên các con thú, nhiều con trong số đó đã chết và nơi này không còn thích hợp cho chúng sống, chuyện càng tệ hơn một khi tình trạng kinh tế bất ổn suy sụp ở Gaza, cùng một lúc số người đi thăm sở thú đã không còn bao nhiêu. Không lâu trước đây, năm nay tổ chức bảo vệ thú vật thế giới đã lên tiếng phản ứng khá mạnh khi hình ảnh bốn con sư tử con bị chết lạnh tại một trong mấy chỗ nuôi thú ở dãy Gaza vì chuồng không được dựng đàng hoàng, xiêu vẹo, và cũng không đầy một tuần lễ sau đó một hình ảnh khác, cho thấy một con sư tử bệnh hoạn, ốm đói bị nhân viên rút móng chân, bằng cái kéo làm vườn cỏ để người đi thăm sơ thú có thể chơi với nó, đã làm cả thế giới phẩn nộ. Tại Gaza có nhiều vườn thú nhỏ khác ngoài Rafah, kể từ khi sở thú Rafah mở ra năm 1999 nằm cạnh biên giới Ai Cập, các con thú rừng hiếm được bọn buôn lậu đưa vào đó qua các con đường hầm dưới đất và cũng vì sở thú này nằm trong vùng có chiến tranh, nên nhều con thú đã chết do bị trúng đạn pháo kích và bom.
Một số đã phải đóng cửa vì không đủ chi phí trang trải hoặc nhiều con thú đã chết vì sự phong tỏa và tấn công của Do Thái, theo con số thống kê của bộ canh nông Palestinian, thiệt hại tại các sở thú gây ra bởi cuộc chiến năm 2014 độ chừng 40 triệu Mỹ kim. Tổ chức Four Paws cho là định di chuyển các con thú trong cuối tháng ba nhưng họ đã không vào được dãy Gaza vì cổng kiểm soát vào đó bị đóng do hậu quả của vụ biểu tình chống Do Thái của nghĩa quân Gaza. Amir Khalil, trưởng nhóm việc di chuyển thú vật của Four Paws, cũng là một bác sĩ thú y cho biết, ông ta cùng toán làm việc chung đã đến thăm Gaza nhiều lần, cứu được nhiều con thú và chim chóc từ các nơi không đủ điều kiện tốt và đã mang chúng tới những khu vườn thiên nhiên. Khalil nói thêm, tố chức Four Paws để ý tới các khu công viên ở Gaza từ năm 2014 và đã thành công trong việc hợp tác với bộ canh ngông và viên chức địa phương, để di chuyển khu Khan Younis và Bisan và mang hai con sư tử con đến chỗ tạm ở khác tại Rafah.
Tuần qua, tổ chức Four Paws đến Rafah lần nữa vì điều kiện lo cho thú vật không thấy khả quan hơn, chúng vẫn đau khổ như cái đau khổ của dãy Gaza, thêm vào đó chuyện không có đủ thuốc men cần thiết cũng như không có nhân viên thú y được huấn luyện hẳn hoi, cho nên đã làm cho nhiều con thú chết, sự việc mới nhất là cái chết của bốn con sư tử con vì lạnh. Với những con thú còn lại ở Gaza, Khalil đề nghị giới chức có thẩm quyền tại đây nên lập ra các khu vườn thiên nhiên cho chúng sinh sống đồng thời tuyển dụng, huấn luyện nhiều nhân viên thú y để họ có đủ khả năng điều hành việc nuôi giữ và lo bệnh tật. Nhưng như thế đứng của nó, dãy Gaza, hoàn toàn bị cô lập, các hạ tầng cơ sở căn bản không được sửa chửa, hệ thống cống rãnh, điện nước không có hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ cần thiết cho dân chúng. Con số 1 triệu 8 người hiện đang sống trên một khu đất rộng khoảng 6 cây số và dài không hơn 11 cây số như một nhà tù kể từ khi phong trào Hồi giáo Hamas nắm quyền cai trị năm 2007. Trở lại việc làm của tổ chức Four Paws trong tuần qua, xem xét và vận chuyển gần 50 con thú trong vòng vài ngày quả thật là một thử thách khá lớn, họ đã ngõ lời cám ơn sự hợp tác của các viên chức địa phương từ Do Thái tới Palestine và Jordan.
Tin tức, hình ảnh về việc di chuyển một số thú vật và chim chóc từ dãy Gaza ra ngoại quốc đã làm dân chúng của vùng đất cô lập này hết sức giận dữ, một khi chính họ, là con người mà không được đối xử tốt đẹp như thú vật. Những người trẻ Palestinian cũng có ước mơ được đi du lịch ra khỏi Gaza mong tìm kiếm dịp may và nhìn thấy thế giới bên ngoài như Alia Ali, 25 tuổi nói. Thay vì vậy họ bị giam hảm toàn thời như sống trong một nhà tù lớn, phải chịu đựng chấp hành những quy luật do quân đội Do Thái đề ra. Mặc dù anh cảm thấy buồn lòng khi thấy thú vật được tự do đi mà người thì không thể, nhưng tìm cho các con thú một chỗ sống mới, nơi chúng được chăm sóc là một việc làm tốt, đáng làm. Nhiều bình luận trên các trang mạng điện tử và báo chí ở Gaza thì bất bình hơn, đay nghiến hơn khi cho là thú vật ở đây xem ra có nhiều quyền sống hơn con người và lên tiếng kêu gọi sự bình đẳng mà họ không có được.
Việc di tản những con thú ở sở thú Rafah và vài nơi khác xãy ra không đầy một tuần lẽ sau ngày người dân Gazan cử hành ngày lễ “Ngày của đất người Palestinian” hôm 30 tháng 3, “Ngày của đất” là tên gọi của một biến cố trong tháng ba năm 1976, là năm chính quyền Do Thái bắt đầu tịch thu hàng ngàn miếng đất của tư nhân và cộng đồng Palestinian, hay theo tiếng Do Thái là “dunam” để họ xử dụng.
Một người thanh niên trẻ, tỏ vẻ chán chường khi viết trên trang Facebook của mình rằng “anh mơ ước mình là một con khỉ để có thể đi ra khỏi đây”, thêm một người khác thì ngao ngán “khi thú vật được ra đi và con người thì không, người ta nhận ra rằng, họ là những con thú và các con thú giờ là con người”.
Thuyên Huy
Mon 22.04.19
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét