Ngày 15/4/2019, cả thế giới chấn động trước tin Nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy. Nhìn lại lịch sử, chúng ta không khỏi giật mình khi phát hiện ngày 15/4 cũng chứng kiến nhiều sự kiện bi thương.Hỏa hoạn xảy ra tại Nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp. (Ảnh: REUTERS)
Sự kiện cháy nhà thờ Đức Bà Paris ngày 15/4/2019 đã gây sốc cho hàng triệu người trên thế giới. Và trong lịch sử, cũng có rất nhiều sự kiện tiêu cực khác xảy ra trong ngày này.Ngày Tổng thống Abraham Lincoln qua đời (1865)Tối ngày 14/4/1865, vị tổng thống của nước Mỹ Abraham Lincoln bất ngờ bị ám sát. Vài giờ sau, khi vừa qua ngày 15/4, ông qua đời trong sự khóc thương của toàn thể người dân Hoa Kỳ.Tổng thống Abraham Lincoln. (Ảnh: Wikipedia)
Tổng thống Lincoln là con người huyền thoại lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức – cuộc Nội chiến Mỹ – duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính. Chính vì vậy, sự ra đi của ông không chỉ là sự mất mát của nước Mỹ mà còn là mất mát lớn của toàn nhân loại.Ngày tàu Titanic chìm xuống đáy đại dương (1912)Ngày 15/4/2019 cũng là ngày kỉ niệm 107 năm xảy ra thảm họa chìm tàu Titanic (15/4/1912). Con tàu huyền thoại đã va vào một tảng băng khi đang chở 2.224 hành khách và thủy thủ trong chuyến đi đầu tiên từ Anh đến Mỹ.Titanic là con tàu lớn, hiện đại, lộng lẫy và sang trọng nhất thời bấy giờ. Titanic mang theo tham vọng thống trị tuyến đường biển xuyên Đại Tây Dương của công ty sở hữu nó, chuẩn bị cho chuyến ra khơi đầu tiên và cũng là cuối cùng.Hơn 1.500 người – bao gồm cả phụ nữ và trẻ em – đã chết trong vụ tai nạn. (Ảnh: Vietnamfinance)
Con tàu thực tế chỉ chạy được 5 ngày trên biển trước khi gặp nạn. Tàu đâm vào tảng băng vào lúc 11h40 ngày 14/4/1912 (giờ trên tàu). Chiếc tàu được được phong danh hiệu “không thể chìm” thời đó đã bị chôn vùi ở Bắc Đại Tây Dương vào ngày 15/4/1912.Hơn 1.500 người – bao gồm cả phụ nữ và trẻ em – đã chết trong vụ tai nạn. Những chiếc thuyền cứu sinh được chụp ảnh vào sáng hôm sau, chỉ có 706 người sống sót trên tổng số 2.224 người trên tàu. Cho tới nay, đây vẫn là một trong những thảm kịch hàng hải kinh hoàng nhất trong lịch sử.Thảm họa Hillsborough, cuộc chen lấn đến chết ở sân vận động (1989)Thảm họa Hillsborough xảy ra 77 năm sau vụ tai nạn Titanic. Một cuộc chen lấn dẫn đến chết người xảy ra vào ngày 15/4/1989, tại Hillsborough, sân bóng đá và là sân nhà của Sheffield Wednesday ở Sheffield (Anh), dẫn đến cái chết của 96 người, 766 người bị thương và khoảng 300 người phải nhập viện. Tất cả những người thiệt mạng đều là fan hâm mộ của Liverpool FC.Quá đông người nhồi nhét trong các phòng chờ khiến tình trạng mắc kẹt, giẫm đạp xảy ra. (Ảnh: Getty Images)
Cuộc điều tra thảm họa quy nguyên nhân là sự thất bại trong việc quản lý của cảnh sát, và dẫn đến một sự thay đổi về ghế ngồi tại rất nhiều sân vận động dành cho bóng đá khắp Vương quốc Anh và bỏ đi những hàng rào chắn ở hàng ghế đầu. Vụ thảm hoạ này đã làm nhưng người yêu quý Liverpool sống trong bóng tối. Hillsborough được coi là thảm họa tồi tệ nhất lịch sử bóng đá hiện đại.Cái chết của Hồ Diệu Bang và sự kiện Thiên An Môn (1989)
Vào ngày 15/4/1989, sau cái chết của Hồ Diệu Bang – một nhà cải cách theo đường lối tự do bị buộc phải từ chức vì đi ngược lại những đường lối lãnh đạo trong cuộc cải cách kinh tế và chính trị bấy giờ, các cuộc biểu tình bắt đầu diễn ra gay gắt. Dân chúng xuống đường nhân ngày tang lễ ông để tụ tập diễu hành và biểu tình chống lại tham nhũng, đòi hỏi tự do báo chí, tự do ngôn luận và tái lập quyền kiểm soát của công nhân đối với ngành kinh doanh.Cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. (Ảnh tư liệu)
Cuộc biểu tình càng ngày càng trở nên khó kiểm soát, người biểu tình ở Thiên An Môn cũng đã có những hành vi bạo động (đốt xe, thiêu sống hoặc treo cổ một số cảnh sát ở khu vực…), dẫn đến cuộc đàn áp đẫm máu ngày 4/6. Đây là một trong những khoảnh khắc “lịch sử đen tối” không được nhắc đến của đất nước Trung Quốc.Máy bay Boeing 767-200 của Air China rơi xuống sườn núi
Chuyến bay 129 của Air China là một chuyến bay bằng máy bay Boeing 767-200ER của Air China từ Bắc Kinh Trung Quốc đến Pusan Hàn Quốc. Ngày 15/4/2002, chiếc máy bay này đã rơi vào một ngọn đồi khi cố hạ cánh xuống sân bay quốc tế Gimhae khi thời tiết khắc nghiệt, khiến 128 người chết/166 người trên máy bay. Đây là tai nạn máy bay đầu tiên của Air China, cho đến hiện nay đang ghi nhận là tai nạn hàng không thảm khốc nhất ở Hàn Quốc.Chiếc máy bay Boeing 767-200 đâm vào sườn núi bị sương mù bao phủ, khi đang tìm cách tiếp cận sân bay Kimha. (Ảnh: Airspacemag)
Boeing 767-200 đã cất cánh vào lúc 8:37 giờ địa phương từ sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh. Sau gần 2 giờ trong bay, đến gần sân bay Gimhae trong mưa và sương mù nhẹ. Vào lúc 11:20 giờ địa phương, CA129 nhận được lệnh cho phép hạ cánh ở đường băng 36L từ đài không lưu Gimhae, nhưng máy bay lại đâm vào một ngọn đồi, vỡ tan thành nhiều mảnh và bốc cháy. Chỉ có 37 người sống sót, bao gồm cả cơ trưởng.Cuộc đua Marathon Boston bị đánh bom (2013)Boston Marathon là một sự kiện thường niên đề cao sự kiên trì, tinh thần và những thành tích tuyệt vời. Tuy nhiên, cuộc đua năm 2013 đã trở thành nỗi ám ảnh cho nước Anh và cả nhân loại.Vào ngày 15/4/2013, hai quả bom nổ tại cuộc đua Marathon Boston, giết chết 3 người và làm bị thương 282 người khác. (Ảnh: Lostbird)
Vào buổi chiều ngày 15/4/2013, hai quả bom tự chế đã phát nổ tại cuộc đua Boston Marathon khiến 3 người chết cùng hàng trăm người khác bị thương. Hai anh em Tsarnaev và Dzhokhar cuối cùng được tìm thấy và bị kết án sau thảm họa.Thảm sát nội chiến Nam Sudan (2014)
Vụ thảm sát Bentiu xảy ra vào ngày 15/4/2014 tại trị trấn Bentiu, phía Bắc của Nam Sudan được mô tả là “cuộc thảm sát kinh hoàng nhất” trong chiến tranh nội chiến của nước này. Các tay súng giết người bừa bãi, kể cả trẻ em và người già. Chính phủ Nam Sudan cho biết có hơn 400 người chết trong vụ thảm sát. Chỉ riêng trong nhà thờ Hồi giáo, “hơn 200 thường dân đã thiệt mạng và hơn 400 người bị thương”, theo thông tin của phái bộ Liên Hiệp Quốc tại nước này.Vụ thảm sát Bentiu xảy ra vào ngày 15/4/2014 tại trị trấn Bentiu, phía Bắc của Nam Sudan. (Ảnh; Cellcode)
Dù chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cái ngày 15/4 khi được nhắc đến đôi khi lại là một nỗi ám ảnh của nhiều gia đình nạn nhân. Và giờ đây, cột mốc này lại tiếp tục đi vào lịch sử thế giới khi là ngày mà ngọn lửa dữ dội đã phá hủy một phần di sản văn hóa của thế giới. Hàng triệu trái tim đã rơi lệ và sẽ còn nhớ mãi sự kiện ấy để mà đượm buồn khi nghĩ lại trong mai sau.Nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy (2019)Vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra ngày 15/4/2019 tại nhà thờ Đức Bà Paris. (Ảnh: NYPost)
Ngày 15/4/2019 ngọn lửa thiêu rụi tầng tháp cao nhất cùa Nhà thờ Đức Bà Paris gây chấn động toàn thế giới. Cho đến nay, nguyên nhân vụ cháy vẫn chưa được công bố, giới chức Pháp vẫn đang nỗ lực khắc phục thiệt hại, tổng thống Pháp khẳng định sẽ sớm xây dựng lại nhà thờ.Gia Hưng (T/h)
(H.Phi chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét