Mặc
dù được quảng cáo với công dụng khử trùng và tránh lây nhiễm vi khuẩn
nhưng các dung dịch rửa và khử trùng tay có thể sẽ vô tác dụng nếu tình
trạng vi khuẩn tự biến đổi và kháng thuốc vẫn tiếp tục gia tăng như hiện
nay.
Các loại dung dịch khử trùng tay chứa cồn mặc dù được khẳng định có thể giúp ngăn hàng ngàn ca tử vong do bệnh lây nhiễm nhưng trên thực tế hiện nay, những loại dung dịch này có thể không còn hiệu quả đối với một số loại siêu vi khuẩn.
Siêu vi khuẩn đang có dấu hiệu kháng lại các dung dịch rửa tay chứa cồn.
Giới khoa học vừa lên tiếng cảnh báo về hiện tượng nhiều siêu vi
khuẩn đang có dấu hiệu kháng lại các dung dịch rửa tay chứa cồn. Đây là
loại dung dịch thường thấy trong khá nhiều nhà vệ sinh công cộng và cả ở
nhà riêng để giúp mọi người vệ sinh tay và phòng ngừa vi khuẩn.
Cảnh báo trên hoàn toàn có cơ sở sau một cuộc điều tra tại một số bệnh viện ở Úc. Người ta đã phát hiện thấy nhiều nhóm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh tồn tại trong bệnh viện mặc dù các bệnh nhân đều sử dụng dung dịch khử trùng tay.
Phát hiện cho thấy một loại vi khuẩn đường ruột có tên enterococci, một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm hàng đầu hiện nay do chúng có thể kháng lại thuốc kháng sinh như vancomycin.
Thử nghiệm các mẫu vi khuẩn lấy từ bệnh viện tại Úc trong khoảng thời gian 19 năm, nhóm nghiên cứu nhận thấy, vi khuẩn hiện nay có khả năng sống sót cao hơn ngay cả trong môi trường được khử trùng.
Các nhà khoa học thử nghiệm đưa vi khuẩn E faecium vào trong một lồng chuột đã được khử trùng bằng dung dịch rửa tay chứa cồn mà chúng ta vẫn hay dùng.
Kết quả cho thấy, vi khuẩn E faecium vẫn tiếp tục phát triển, tấn công và gây bệnh cho đường ruột của con chuột.
Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục, các bệnh viện hay cả giới y khoa thế giới cũng khó có cách nào ngăn chặn sự bùng phát và lây nhiễm của những loại vi khuẩn này sang người, đặc biệt là nhóm người già và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém.
Những chiếc máy chứa dung dịch rửa và khử trùng tay đã dần trở nên phổ biến tại nhiều bệnh viện trên thế giới kể từ giữa những năm 2000, thời điểm sáng kiến rửa tay quốc tế ra đời nhằm giảm tỷ lệ tử vong do lây nhiễm các loại siêu vi khuẩn như Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA).
Vi khuẩn đang biến đổi và ngày càng có khả năng kháng thuốc mạnh hơn.
Giáo sư Paul Johnson của Đại học Melbourne chia sẻ: "Trên toàn
nước Úc, tỷ lệ mắc MRSA đã giảm, điều này rất quan trọng vì bệnh nhân
cũng khỏe mạnh hơn mà nguy cơ nhiễm trùng cũng giảm đáng kể. Nhưng chúng
tôi cũng nhận thấy sự gia tăng dần của nhiều căn bệnh như enterococci kháng vancomycin (VRE). Đây dường như là một nghịch lý vì cả hai căn bệnh nhiễm trùng này vốn dĩ có thể kiểm soát được bằng cách vệ sinh tay".
VRE là nguyên nhân lớn thứ năm gây ra bệnh nhiễm trùng huyết ở Châu Âu và chiếm 10% bệnh nhiễm trùng máu trên toàn cầu.
Ngoài ra VRE cũng là một mối lo lớn vì vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh vancomycin có thể sẽ chia sẻ gene kháng thuốc cho các loại vi khuẩn khác, đe dọa khả năng kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh.
Vi khuẩn đang biến đổi và ngày càng có khả năng kháng thuốc mạnh hơn, đặc biệt là với các dung dịch khử trùng tay vốn được quảng cáo bảo vệ con người trước tác động của vi khuẩn. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho giới y học thế giới phải tìm ra một biện pháp để ngăn tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Science Translational Medicine mới đây.
Các loại dung dịch khử trùng tay chứa cồn mặc dù được khẳng định có thể giúp ngăn hàng ngàn ca tử vong do bệnh lây nhiễm nhưng trên thực tế hiện nay, những loại dung dịch này có thể không còn hiệu quả đối với một số loại siêu vi khuẩn.
Siêu vi khuẩn đang có dấu hiệu kháng lại các dung dịch rửa tay chứa cồn.
Cảnh báo trên hoàn toàn có cơ sở sau một cuộc điều tra tại một số bệnh viện ở Úc. Người ta đã phát hiện thấy nhiều nhóm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh tồn tại trong bệnh viện mặc dù các bệnh nhân đều sử dụng dung dịch khử trùng tay.
Phát hiện cho thấy một loại vi khuẩn đường ruột có tên enterococci, một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm hàng đầu hiện nay do chúng có thể kháng lại thuốc kháng sinh như vancomycin.
Thử nghiệm các mẫu vi khuẩn lấy từ bệnh viện tại Úc trong khoảng thời gian 19 năm, nhóm nghiên cứu nhận thấy, vi khuẩn hiện nay có khả năng sống sót cao hơn ngay cả trong môi trường được khử trùng.
Vi khuẩn hiện nay có khả năng sống sót cao hơn ngay cả trong môi trường được khử trùng.
Trong một thử nghiệm khác của nhóm nghiên cứu do giáo sư Johnson dẫn
đầu, họ tiến hành thử nghiệm hiệu quả chống khuẩn của dung dịch khử
trùng tay với khuẩn E faecium, một trong những loại khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng.Các nhà khoa học thử nghiệm đưa vi khuẩn E faecium vào trong một lồng chuột đã được khử trùng bằng dung dịch rửa tay chứa cồn mà chúng ta vẫn hay dùng.
Kết quả cho thấy, vi khuẩn E faecium vẫn tiếp tục phát triển, tấn công và gây bệnh cho đường ruột của con chuột.
Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục, các bệnh viện hay cả giới y khoa thế giới cũng khó có cách nào ngăn chặn sự bùng phát và lây nhiễm của những loại vi khuẩn này sang người, đặc biệt là nhóm người già và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém.
Những chiếc máy chứa dung dịch rửa và khử trùng tay đã dần trở nên phổ biến tại nhiều bệnh viện trên thế giới kể từ giữa những năm 2000, thời điểm sáng kiến rửa tay quốc tế ra đời nhằm giảm tỷ lệ tử vong do lây nhiễm các loại siêu vi khuẩn như Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA).
Vi khuẩn đang biến đổi và ngày càng có khả năng kháng thuốc mạnh hơn.
VRE là nguyên nhân lớn thứ năm gây ra bệnh nhiễm trùng huyết ở Châu Âu và chiếm 10% bệnh nhiễm trùng máu trên toàn cầu.
Ngoài ra VRE cũng là một mối lo lớn vì vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh vancomycin có thể sẽ chia sẻ gene kháng thuốc cho các loại vi khuẩn khác, đe dọa khả năng kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh.
Vi khuẩn đang biến đổi và ngày càng có khả năng kháng thuốc mạnh hơn, đặc biệt là với các dung dịch khử trùng tay vốn được quảng cáo bảo vệ con người trước tác động của vi khuẩn. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho giới y học thế giới phải tìm ra một biện pháp để ngăn tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí Science Translational Medicine mới đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét