19 thg 9, 2018

Tài Liệu Về AI NAM QUAN


Người đứng trong chính điện là sứ thần triều Minh, người lạy chào là Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung; địa điểm này là trấn Nam Quan, năm 1540.
Sau đó Mạc Đăng Dung cắt cho Trung Quốc năm động của những sắc tộc ít người nằm ở vùng biên giới Hoa Việt: Ty Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, và La Phù thuộc châu Vĩnh An, ở Yên Quảng.
Hổ thẹn vì sự kiện ở Nam Quan (Lạng Sơn) nên sau đó Mạc Đăng Dung ốm và chết vào năm sau, năm 1541, được 59 tuổi.
Họa phẩm này được in trong cuốn "An Nam lai uy đồ sách" là một cuốn sách ghi chép ngắn về lịch sử và địa lý phiên quốc An Nam trong mối quan hệ với Trung Hoa thời Minh, bao gồm những ký sự, sắc lệnh, thi phẩm, họa phẩm và các tài liệu khác liên quan đến mối bang giao Trung Hoa - An Nam.

Bức họa theo lối sơn thủy về hình ảnh “Trấn Nam Quan” trong đời nhà Thanh (Trung Quốc). Niên đại được cho rằng họa vào đời vua Ung Chính khi xảy ra cuộc chiến Trung-Pháp (1884-1885) 
Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (1) 
Còn gọi là “Thanh Quân Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (Họa đồ bố trí phòng thủ Trấn Nam Quan của quân Thanh). Đây là bức họa các vị trí đóng quân của nhà Thanh nơi Trấn Nam Quan bên trong nội địa Trung Quốc. Địa hình đồi núi khái lược. Cổng ra vào với Ải Nam Quan của Việt Nam nằm tại cạnh phải của bức họa (có đóng khung).

bức họa theo lối sơn thủy về hình ảnh “Trấn Nam Quan” trong đời nhà Thanh (Trung Quốc). Niên đại được cho rằng họa vào đời vua Ung Chính khi xảy ra cuộc chiến Trung-Pháp (1884-1885) 
Trấn Nam Quan Bổ Phòng Đồ” (2) 
Các vị trí đóng quân của nhà Thanh nhìn từ hướng Việt Nam. Không hiểu tại sao bố cục của bức họa này lại rất giống với bố cục trên bưu ảnh (tham khảo hình B1) do người Pháp chụp vào đầu TK20 (hoặc cuối TK19?) . Có thể bức họa này dựa theo tài liệu của người Pháp mà vẽ ra. Giá trị của bức họa này so với bưu ảnh (B1) là do sự quan sát của người Trung Quốc vào thời đại cũ nên ta thấy được kiến trúc nguyên thủy của Ải Nam Quan bên phía Việt Nam. Ta thấy có một cổng lớn, hai bên cổng là hai dãy tường thành dâng cao nhưng bị cắt ở hai bên lưng núi. Một khoảng sau cổng mới đến phần cổng có mái ngói. Từ phần cổng mái ngói này có dãy tường thành chạy dài lên đỉnh núi. Đó là phần Trung Quốc. Các điểm này tương xứng với bưu ảnh (B1).
Minh họa cảnh giao chiến giữa quân Pháp và quân Thanh tại cổng Nam Quan vào năm 1885. Niên đại của bức họa không rõ nhưng ta thấy tường thành có kiến trúc giống cổng Ải Nam Quan của hình A2.
Minh họa cảnh giao chiến giữa quân Pháp và quân Thanh tại cổng Nam Quan vào năm 1885. Niên đại của bức họa không rõ nhưng ta thấy tường thành có kiến trúc giống cổng Ải Nam Quan của hình A2.
Mô tả cảnh quân Pháp rút quân và binh lực quân Thanh tại Trấn Nam Quan. Hãy quan sát vị trí cổng theo khung hướng dẫn trong hình.
Mô tả cảnh quân Pháp rút quân và binh lực quân Thanh tại Trấn Nam Quan. Hãy quan sát vị trí cổng theo khung hướng dẫn trong hình.

Bưu thiếp (Carte Postale) phong cảnh Ải Nam Quan do người Pháp thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Các nhật ấn sưu tầm được trên bưu thiếp sử dụng từ năm 1908-1912. 
Vẫn dựa theo tường thành phía Việt Nam là hai đoạn ngắn nhưng phần cổng đã thay đổi thành cổng nhỏ. Phía Trung Quốc là cổng lớn và cao hơn, thiết kế hai mái ngói và tường thành chạy dài lên núi giống các bức họa đã nêu trên. Có lẽ sau giao tranh vào năm 1885. Cổng phía Việt Nam đã bị phá hủy nên được xây lại không còn qui mô như xưa. 
Khoảng trống đến phần cổng phía Trung Quốc là vùng cảnh giới của hai bên vì dựa theo hình phía bên Trung Quốc ta sẽ thấy có sự đối xứng (tham khảo nhóm hình C).
Phụ ảnh:(B1) Ảnh màu để xác nhận hai phần mái ngói đỏ.
Phụ ảnh:(B1) Ảnh màu để xác nhận hai phần mái ngói đỏ.

Ải Nam Quan nhìn từ hướng Đồng Đăng 
Ta nhận thấy sự cao thấp của hai phía cổng và cánh phải của tường thành phía Việt nam cũng dừng ở ngang núi theo như họa đồ Trung Quốc (A1). Ở góc phải phía dưới hình là một ụ trắng phủ cỏ xanh, dấu tích lô cốt của quân đội Pháp (tham khảo hình F1 sẽ thấy rõ vị trí lô cốt nhìn từ bên Trung Quốc).
Người dân kéo xe bò trên Ải Nam Quan.
Người dân kéo xe bò trên Ải Nam Quan.
Quan sát các nhân vật trong hình, ta thấy ở cạnh trái có binh lính Việt Nam đứng thành hàng dài. Giữa cổng đi ra là hàng phu khiêng kiệu đội nón vải rộng vành của quân nhà Thanh (chở quan viên?). Ở cạnh phải của hình có những người nhà Thanh đội nón và kết tóc đuôi sam. Có lẽ đang diễn ra một sự kiện nào đó trong lịch sử bang giao tại Ải Nam Quan.
Quan sát các nhân vật trong hình, ta thấy ở cạnh trái có binh lính Việt Nam đứng thành hàng dài. Giữa cổng đi ra là hàng phu khiêng kiệu đội nón vải rộng vành của quân nhà Thanh (chở quan viên?). Ở cạnh phải của hình có những người nhà Thanh đội nón và kết tóc đuôi sam. Có lẽ đang diễn ra một sự kiện nào đó trong lịch sử bang giao tại Ải Nam Quan.
Ải Nam Quan của Việt Nam khoảng năm 1906 nhỏ bé khiêm nhường, một tầng mái, giữa hai cửa quan là một vùng đệm, phía sau vài chục mét là Trấn Nam Quan hai mái lầu của Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay, ải Nam Quan của Việt Nam thì không còn nữa.
Ải Nam Quan của Việt Nam khoảng năm 1906 nhỏ bé khiêm nhường, một tầng mái, giữa hai cửa quan là một vùng đệm, phía sau vài chục mét là Trấn Nam Quan hai mái lầu của Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay, ải Nam Quan của Việt Nam thì không còn nữa.
Bức ảnh quý hiếm của Ải Nam Quan (Việt Nam)  với cận cảnh hình trang trí trên cửa ải, các vòm cổng của hai bên, phía sau là Trấn Nam Quan (Trung Quốc)
Bức ảnh quý hiếm của Ải Nam Quan (Việt Nam) với cận cảnh hình trang trí trên cửa ải, các vòm cổng của hai bên, phía sau là Trấn Nam Quan (Trung Quốc)
Cổng đóng then gài, cỏ mọc cao ngất ngưỡng. Hoang tạnh. Trong lời nhắn trên bưu thiếp cho ta biết cổng được tu phục vào năm 1908. Nhật ấn “Lạng Sơn”. Xác nhận bờ tường thành chỉ còn dấu thang bậc đi lên để so sánh với tường thành phía bên Trung Quốc
Cổng đóng then gài, cỏ mọc cao ngất ngưỡng. Hoang tạnh. Trong lời nhắn trên bưu thiếp cho ta biết cổng được tu phục vào năm 1908. Nhật ấn “Lạng Sơn”. Xác nhận bờ tường thành chỉ còn dấu thang bậc đi lên để so sánh với tường thành phía bên Trung Quốc

C1. Trấn Nam Quan (1) 
Nhìn từ bên Trung Quốc. Kiến trúc ở đây đã khác. Phần mái ngói lớn phía dưới đã mất, chỉ còn lại phần mái ngói bên trên và cấu trúc mái cũng khác. Chỉ có dãy tường thành là vẫn chạy dài lên trên. Cạnh trái trên đỉnh núi có doanh trại. Phía dưới trước mặt cổng có cụm nhà ngói. Kiến trúc thay đổi có lẽ do sự phá hủy trong cuộc “Khởi nghĩa Trấn Nam Quan” do Tôn Trung Sơn lãnh đạo vào năm 1907. Để dễ phân biệt với nhóm hình chụp từ phía Việt Nam ta sẽ quan sát thêm sự khác nhau của địa hình đồi núi.

ẢI NAM QUAN NĂM 1907

Đối diện với cổng có một bức bình phong chắn ngang. Trong kiến trúc cổ, theo quan niệm phong thủy, bình phong có tác dụng khắc phục, hạn chế những yếu tố xấu, phát huy những yếu tố tốt về phong thuỷ. Bức bình phong chắn sự dòm ngó từ ngoài vào. 
Hoạt động ngoại giao nơi này diễn ra sôi động với chương trình khảo sát, hoạch định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh. 
Có thể phân biệt được quan chức Pháp trong bộ Âu phục trắng, cưỡi ngựa trắng và quan chức nhà Thanh đội nón, cưỡi ngựa ô trong số các nhân vật trong ảnh.

Trấn Nam Quan (2) 
Mặt bằng của Trấn Nam Quan. Bờ tường thành chia theo lô khác với hình thang bậc bên phía Việt Nam. Ta thấy rõ bên phía Trung Quốc cũng có khoảng cách so với cổng lớn (Quan). Một án tường trắng đối diện cổng là theo lối phong thủy ngày xưa tránh sự dòm ngó thẳng vào nhà mình từ phía bên ngoài (ngay trong các kiến trúc cổ của Việt Nam từ đình làng đến lăng miếu ta sẽ nhận ra điểm này). Theo sử liệu Trung Cộng, cụm nhà nhỏ phía trước cổng lớn (nơi có hai nhân vật áo trắng đang đứng) là miếu thờ Quan Công gọi là Quan Đế Miếu và Đền Chiêu Trung. Sau đó vào năm 1896 trong chương trình khảo sát biên giới giữa Trung-Pháp đã xây trên nền này một văn phòng quản lý cùng với 9 điểm khác trên biên giới Trung-Việt. Năm 1914 xây lại lần hai thành kiến trúc nhà lầu kiểu Pháp nên còn gọi là “Pháp Lầu” hoặc “Pháp Quốc Lầu” vẫn còn tồn tại cho đến nay.

C4. Trấn Nam Quan (3) 
Trên bưu thiếp có tiêu đề “NAM QUAN (Chine) – Le Village” rõ ràng đây là khu làng mạc (Trấn) trong đất Trung Quốc. So sánh các khung vị trí với hình C3: 
Dãy nhà lá và con đường đất ở giữa, trước mặt là cụm nhà ngói và tán cây. Ngang ở tâm trái của hình là bờ tường thành. Phía góc phải là vách núi đá (đá vôi?) trắng.
Chữ “Trấn” trong văn tự trung Quốc có rất nhiều nghĩa, như “trấn giữ”, “trấn áp”, “trấn tĩnh”, “trấn địa”…v.v. đều là chỉ việc gìn giữ, ổn định. “Trấn” còn là một đơn vị hành chính sau cấp huyện có từ thời xưa tại Trung Quốc (đơn vị hành chính Việt Nam thời xưa cũng thường sử dụng). Trong một số sử sách Việt Nam có nói “Trấn Nam Quan” nằm trong nội địa Trung Quốc. Thì đây, “Trấn Nam Quan” đã xác định là những hình này! Khối nhà lợp mái ngói ta sẽ hiểu là khu nhà quan binh, hai dãy nhà lá là khu dân cư dựa theo binh đội để có cuộc sinh hoạt yên bình. “Trấn” là khu phố nhỏ, làng mạc. Đừng làm lệch lạc lịch sử và đừng theo luận điệu của bọn bán nước mà cho rằng “Ải Nam Quan phải gọi là Bắc Quan”. Chữ “Nam Quan” là do Trung Quốc kiêng kỵ Việt Nam nên không muốn gọi là “Đại Nam Quan” mà thôi. Chữ “Quan” là chiếc cổng qua lại. “Đại Nam Quan” hay “Nam Quan” là cửa ngõ giao thiệp với nước Việt Nam. Hai bên đã thủ lễ với nhau bằng khoảng trống ở hai bên cổng lớn. Theo sử liệu, sau chiến tranh Trung-Pháp thì nhà Thanh đã chiếm giữ cổng lớn và buộc phía Việt nam phải cách xa cổng là 100 thước. Việc này ta thấy tương đương với khoảng cách của hai cổng trong nhóm hình B.

C4. Trấn Nam Quan (3) 
Trên bưu thiếp có tiêu đề “NAM QUAN (Chine) – Le Village” rõ ràng đây là khu làng mạc (Trấn) trong đất Trung Quốc. So sánh các khung vị trí với hình C3: 
Dãy nhà lá và con đường đất ở giữa, trước mặt là cụm nhà ngói và tán cây. Ngang ở tâm trái của hình là bờ tường thành. Phía góc phải là vách núi đá (đá vôi?) trắng.
Đường lên Ải Nam Quan từ Đồng Đăng
Đường lên Ải Nam Quan từ Đồng Đăng
Những người Pháp (quần âu, áo trắng bên trái) đang chứng kiến vụ xử trảm một người Hoa trên khu vực Ải Nam Quan năm 1906.
Những người Pháp (quần âu, áo trắng bên trái) đang chứng kiến vụ xử trảm một người Hoa trên khu vực Ải Nam Quan năm 1906.
D1. Cổng Nam Quan (1) Đây là một kiến trúc khác hẳn so với các nhóm hình trên. Có vẻ sơ sài vì đã mất hẳn phần kiến trúc phía trên trong cuộc nội chiến tại Trung Quốc vào năm 1949. Ta thấy có dáng một nhân vật đang cầm súng. Tiêu đề trên bưu thiếp “NAM QUAN (Tonkin)…” đây là bên phía Việt Nam khi qua cổng nhỏ để đứng sát với cổng lớn (vào lúc này có lẽ kiến trúc cổng nhỏ cũng đã mất). Theo sử liệu Trung Quốc, trong cuộc giao tranh vào năm 1949 thì toàn bộ phần trên cổng đã bị phá hoại hoàn toàn (tham khảo hình E2).
D1. Cổng Nam Quan (1) Đây là một kiến trúc khác hẳn so với các nhóm hình trên. Có vẻ sơ sài vì đã mất hẳn phần kiến trúc phía trên trong cuộc nội chiến tại Trung Quốc vào năm 1949. Ta thấy có dáng một nhân vật đang cầm súng. Tiêu đề trên bưu thiếp “NAM QUAN (Tonkin)…” đây là bên phía Việt Nam khi qua cổng nhỏ để đứng sát với cổng lớn (vào lúc này có lẽ kiến trúc cổng nhỏ cũng đã mất). Theo sử liệu Trung Quốc, trong cuộc giao tranh vào năm 1949 thì toàn bộ phần trên cổng đã bị phá hoại hoàn toàn (tham khảo hình E2).
D2. Cổng Nam Quan (2) Hình đăng trên tạp chí “National Geographic” do GS Nguyễn Văn Canh đưa lên mạng và không rõ niên đại. Một số bạn nghi ngờ bức ảnh này không chính xác với hình ảnh của Ải Nam Quan. Tuy nhiên so sánh với hình D1, ta đã thấy kiến trúc cùng kiểu của hai hình. Tại đây, dãy tường thành chạy lên cao đến vách núi trắng tương ứng với hình C3-C4, có thể xác định là hình được chụp từ cao điểm bên phía Việt Nam.
D2. Cổng Nam Quan (2) Hình đăng trên tạp chí “National Geographic” do GS Nguyễn Văn Canh đưa lên mạng và không rõ niên đại. Một số bạn nghi ngờ bức ảnh này không chính xác với hình ảnh của Ải Nam Quan. Tuy nhiên so sánh với hình D1, ta đã thấy kiến trúc cùng kiểu của hai hình. Tại đây, dãy tường thành chạy lên cao đến vách núi trắng tương ứng với hình C3-C4, có thể xác định là hình được chụp từ cao điểm bên phía Việt Nam.
E1. Không xác định (1) Một hình ngôi chùa trên đường đi Long Châu nơi có cổng giao thiệp với Việt Nam là Bình Nhi Quan. Cùng với Nam Quan và Bình Nhi Quan còn có Thủy Khẩu Quan là 3 cổng quan yếu để vào đất Việt Nam nên gọi chung là “Tam Quan”, có khi cổng Nam Quan còn gọi là riêng là “Tam Quan” do ở vị trí quan trọng hàng đầu so với hai cổng Bình Nhi-Thủy Khẩu. Nơi hình này có tiêu đề “Chine - NAM QUAN – Loc Hang Thiap”. Chưa rõ chữ “Loc Hang Thiap” là gì nhưng hình xác định là Nam Quan trên đất Trung Quốc, có phải là một ngôi chùa trong “Trấn Nam Quan” hay không? Hay là thuộc Trấn Bình Nhi Quan?
E1. Không xác định (1) Một hình ngôi chùa trên đường đi Long Châu nơi có cổng giao thiệp với Việt Nam là Bình Nhi Quan. Cùng với Nam Quan và Bình Nhi Quan còn có Thủy Khẩu Quan là 3 cổng quan yếu để vào đất Việt Nam nên gọi chung là “Tam Quan”, có khi cổng Nam Quan còn gọi là riêng là “Tam Quan” do ở vị trí quan trọng hàng đầu so với hai cổng Bình Nhi-Thủy Khẩu. Nơi hình này có tiêu đề “Chine - NAM QUAN – Loc Hang Thiap”. Chưa rõ chữ “Loc Hang Thiap” là gì nhưng hình xác định là Nam Quan trên đất Trung Quốc, có phải là một ngôi chùa trong “Trấn Nam Quan” hay không? Hay là thuộc Trấn Bình Nhi Quan?
Quân đội Trung Quốc đứng trên tường thành giương cờ trong cuộc chiến thắng quân Tưởng Giới Thạch vào ngày 11.12.1949 tuyên bố giải phóng Quảng Tây. Thế tường thấp với cổng và trên mặt tường cổng có chữ “Trấn Nam Quan”.
Quân đội Trung Quốc đứng trên tường thành giương cờ trong cuộc chiến thắng quân Tưởng Giới Thạch vào ngày 11.12.1949 tuyên bố giải phóng Quảng Tây. Thế tường thấp với cổng và trên mặt tường cổng có chữ “Trấn Nam Quan”.
Phụ ảnh: Hình chụp chính diện của Trấn Nam Quan trong ngày giải phóng Quảng Tây tháng 12.1949. Trên mặt tường cổng thành ta thấy rõ chữ “Trấn Nam Quan”. (phòng trưng bầy lịch sử Hữu Nghị Quan)
Phụ ảnh: Hình chụp chính diện của Trấn Nam Quan trong ngày giải phóng Quảng Tây tháng 12.1949. Trên mặt tường cổng thành ta thấy rõ chữ “Trấn Nam Quan”. (phòng trưng bầy lịch sử Hữu Nghị Quan)

Nhóm hình F 
F1. Toàn cảnh Ải Nam Quan Do trinh sát quân Nhật Bản chụp vào tháng 6 năm 1940 trước khi tiến hành “cuộc chiến 3 ngày” nhằm đạt mục đích đưa quân vào lãnh thổ Đông Dương. Hình được mô tả: “…thấy được đường xe lửa Lao Cai-Côn Minh. Lại có đường xe ô-tô từ Đồng Đăng lên tận Trấn Nam Quan. Bờ tường thành này bên trong là đất Trung Quốc, ngay bên ngoài là Bắc bộ Đông Dương”. 
Từ cao điểm như trong hình ta thấy rõ vị trí lô cốt như đã xem qua hình B2. Có khả năng lô cốt đã xây dựng trên một nền kiến trúc cổ xưa của Việt Nam . Và còn “Suối Phi Khanh” nơi thấm lệ của Nguyễn Trãi, có ai nhận ra chưa?

XUNG ĐỘT PHÁP - THANH 1885 

Sau khi chiếm thành Hà-Nội lần thứ hai vào năm 1882, quân Pháp tiến về biên giới phía Bắc vì lúc bấy giờ triều đình Huế đã nhờ quân Trung Quốc giúp Việt Nam đánh Pháp. Lúc đó Trung Quốc vẫn coi Việt Nam như là “chư hầu” của mình nên được dịp họ tràn qua chiếm đóng nhiều tỉnh phía Bắc vùng biên giới.
Quȃn Tàu đòi hỏi một biên giới cắt lìa miền Bắc bằng con đường từ Lào Kay (Lào Cai) đến bờ biển Ɖông.

Tháng 2, 1885 tướng Negrier chỉ huy Lữ đoàn 2 trong chiến dịch Lạng Sơn trong đó Quȃn Ɖoàn Viễn Chinh đã đánh đuổi quȃn Tàu và đã chiếm lại Lạng Sơn.
Pháp tung hải quân đánh chiếm được những đảo Pescadores và Formose (Taiwan) của Trung Quốc nhưng Pháp không đủ quân để đánh với một nước 400 triệu dân nên đã giảng hoà trong hiệp ước ký tại Thiên Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885 trong đó buộc Trung Quốc chấp nhận là không còn coi Việt Nam là “thuộc quốc” của mình nữa và hứa là sẽ tôn trọng lãnh thổ Việt Nam mà các đường biên giới sẽ được 2 nước (Pháp & Trung quốc) xác định sau. 

Ảnh: Tướng Pháp Brière de L’Isle và ban tham mưu trước giờ tấn công chiếm lại Lạng Sơn tháng 1, 1885 (ảnh bác sĩ Hocquard)

Phụ ảnh: Liên quân Pháp-Việt (trường Sĩ quan Đồng Đăng) 
Những người bảo vệ Ải Nam Quan thất thủ trước quân Nhật (25.09.1940)

F2. Cột Mốc Số 18 Do quân đội Nhật Bản chụp tháng 7 năm 1940 ngay tại tường thành Trấn Nam Quan. Cột mốc số 18 lịch sử xác định biên giới Trung-Việt vào năm 1887. Xác định lãnh thổ bảo hộ của thực dân Pháp tại Đông Dương và cũng là khởi điểm Nam tiến của quân đội Thiên Hoàng giao tranh với các nước Châu Âu. 
Trên Cột mốc số 18 ta đọc được: “Trung Việt Quốc Giới, Trấn Nam Quan Ngoại, Đệ Thập Bát Hiệu - No.18
F3. Bản đồ vị trí Trấn Nam Quan và cột mốc số 18 Do chính quyền Tưởng Giới Thạch họa vào năm Dân Quốc 13 (1925). Khu vực Trấn Nam Quan và cột mốc số 18 (có đóng khung)
F3. Bản đồ vị trí Trấn Nam Quan và cột mốc số 18 Do chính quyền Tưởng Giới Thạch họa vào năm Dân Quốc 13 (1925). Khu vực Trấn Nam Quan và cột mốc số 18 (có đóng khung)

F4. Hữu Nghị Quan (tên gọi cổng Nam Quan do Trung Quốc đặt ra vào năm 1965). Ảnh do cựu chiến binh Trung Quốc (tham gia chiến tranh biên giới Trung-Việt 1979) chụp vào năm 2005. Các vạch và khung đánh dẩu trên ảnh là của tác giả ảnh và được giải thích như sau. 
“Hình trên là từ trên núi Kim Kê chụp xuống. Bên trái là Hữu Nghị Quan, vòng tròn màu vàng là cao điểm tranh chấp Trung-Việt, hiện thời do quân ta khống chế; Vùng màu xanh lá cây hình tam giác là khu vực gài địa lôi. Vạch dài màu tím là con đường sắt qua lại với Đồng Đăng. Vùng trắng giữa hình có hai cửa đường hầm là điểm cuối của cao tốc Nam Ninh đến Bằng Tường”
Nguyên văn: 
上图]这是在金鸡山上往下拍的。左侧是友谊关,黄圈部分为中越有争议的高地,目前为我军控制;草绿色的三角为雷区 ,蓝线是通往同登的铁路。图片中间灰白处有两个遂道洞口为南宁至凭祥高速公路的终点站。 
Tham khảo tại đây: 
http://military.china.com/zh_cn/hist...2461442_1.html
F5. Ảnh chụp vệ tinh vị trí của Hữu Nghị Quan Khu vực Hữu Nghị Quan (đóng khung) so với đường biên giới Trung-Việt màu vàng. Ảnh do cựu chiến binh Trung Quốc thiết kế để mô tả lại chiến trận biên giới Trung-việt năm 1979. Lúc này, Hữu Nghị Quan đã nằm sâu trong đất Trung Quốc
F5. Ảnh chụp vệ tinh vị trí của Hữu Nghị Quan Khu vực Hữu Nghị Quan (đóng khung) so với đường biên giới Trung-Việt màu vàng. Ảnh do cựu chiến binh Trung Quốc thiết kế để mô tả lại chiến trận biên giới Trung-việt năm 1979. Lúc này, Hữu Nghị Quan đã nằm sâu trong đất Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc đứng trước cổng nhỏ có khắc chữ “Trấn Nam Quan”. Không rõ niên đại của hình. Chung với hình E2, có lẽ đây là “Trấn Nam Quan”  đã giải thích (mục 3, nhóm hình C).
Quân đội Trung Quốc đứng trước cổng nhỏ có khắc chữ “Trấn Nam Quan”. Không rõ niên đại của hình. Chung với hình E2, có lẽ đây là “Trấn Nam Quan” đã giải thích (mục 3, nhóm hình C).
Năm 1966. Công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan tuyên thệ trước khi vào VN làm nhiệm vụ
Năm 1966. Công binh xây dựng đường sắt Trung-Việt tại Hữu Nghị Quan tuyên thệ trước khi vào VN làm nhiệm vụ
Năm 1966.Trong ảnh là Thiết đạo binh: công binh đường sắt là Sư đoàn 62 Cao Xạ Trung Quốc
Năm 1966.Trong ảnh là Thiết đạo binh: công binh đường sắt là Sư đoàn 62 Cao Xạ Trung Quốc
Năm 1966. Quân chính qui TQ giả dạng bộ đội VN tuyên thệ tại Hữu Nghị Quan. Họ đồng thanh hô lớn:
Năm 1966. Quân chính qui TQ giả dạng bộ đội VN tuyên thệ tại Hữu Nghị Quan. Họ đồng thanh hô lớn: "Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Nguyện mang vinh quang trở về!". Trong ảnh là Sư đoàn 62 Cao Xạ TQ)
Lính Trung Quốc tham gia bắt phi công Mĩ trên đất Việt Nam
Lính Trung Quốc tham gia bắt phi công Mĩ trên đất Việt Nam
Lính Trung Quốc tham gia bắt phi công Mĩ trên đất Việt Nam
Lính Trung Quốc tham gia bắt phi công Mĩ trên đất Việt Nam
Huy chương
Huy chương "Đoàn Kết Chiến Thắng Giặc Mỹ" do chính Phạm Văn Đồng ký tặng
Huy chương
Huy chương "Đoàn Kết Chiến Thắng Giặc Mỹ" do chính Phạm Văn Đồng ký tặng
Năm 1968, xe treo ảnh hai bác Hồ - Mao ở Ải Nam Quan chở vũ khí, lương thực ...
Năm 1968, xe treo ảnh hai bác Hồ - Mao ở Ải Nam Quan chở vũ khí, lương thực ...
Dấu đạn giao tranh Trung-Việt trên khắp tường thành
Dấu đạn giao tranh Trung-Việt trên khắp tường thành "Hữu Nghị Quan"
Trung Quốc ca khúc khải hoàn trở về cổng Hữu Nghị Quan sau khi tấn công Việt Nam vào 17/2/1979.
Trung Quốc ca khúc khải hoàn trở về cổng Hữu Nghị Quan sau khi tấn công Việt Nam vào 17/2/1979.
Ngày 28.05.1980, Trung-Việt tiến hành trao trả tù binh tại
Ngày 28.05.1980, Trung-Việt tiến hành trao trả tù binh tại "Km0" trên đường Đồng Đăng dẫn vào khu vực Hữu Nghị Quan

Đây là "Cột Mốc Số 18" mà TQ cho rằng đã đặt tại cổng Nam Quan.
Khác với "Cột Mốc Số 18" theo Hiệp ước Pháp-Thanh (đã trình bầy nơi chương I). Trên cột mốc này khắc rằng: "BORNE.18 ANNAM-CHINE, Đệ Thập Bát Bài, Đại Pháp Quốc Việt Nam, Đại Trung Hoa Dân Quốc Vân Nam". Lịch sử nào ghi rằng Pháp thay mặt VN ký kết Hiệp ước Biên giới với chính quyền của Tưởng Giới Thạch?
Loại cột mốc này là cùng kiểu với cột mốc số 53 tại khu vực Thác Bản Giốc.
Năm 1979, hai người TQ đang chỉ vào vị trí cột mốc “Km0”. Cỏ cây rậm rì, một gốc cây nhỏ phía sau (cây si từ năm 1960?). Phải chăng vị trí cột mốc chẳng phải bị di dời đi hàng trăm thước nào cả. Nó đã nằm đó từ những năm 1960
Năm 1979, hai người TQ đang chỉ vào vị trí cột mốc “Km0”. Cỏ cây rậm rì, một gốc cây nhỏ phía sau (cây si từ năm 1960?). Phải chăng vị trí cột mốc chẳng phải bị di dời đi hàng trăm thước nào cả. Nó đã nằm đó từ những năm 1960

"Km0" trong những năm 1990. Biên phòng VN đứng gác, phía sau là cây si Phạm Văn Đồng.
Sự ra đời của “Km 0” cho đến nay vẫn chưa rõ ràng, theo “truyền thuyết”, “Km 0” ra đời vào năm 1960 và Phạm Văn Đồng đã trồng cây si để đánh dấu vị trí.

"Km0" trong những năm đầu 2000, khi đang xây dựng lại cảnh quan "Hữu Nghị" và kế hoạch cao tốc Nam-Hữu . Lúc này trên cột còn ghi "Hữu Nghị Quan" và "cây si PVĐ" còn đó

Năm 1960, Phạm Văn Đồng trồng cây si để làm mốc cho Km0 của Việt Nam.
Nhìn từ bên phía VN. Vị trí tương ứng với khoảng cách của tường thành cổng Nam Quan cũ bên VN.
ad NH

"Cây si Phạm Văn Đồng" bị đốn bỏ vào năm 2005. Cột mốc cũng chỉ còn chữ "Hữu Nghị".

"Km0" của VN so sánh với bia đá "Nam Cương Quốc Môn" của Trung Quốc phía sau . Ở vị trí này ta không còn thấy cổng Nam Quan!

"Km0" trong những ngày năm 2006.
Gần lại một chút . Hành lang trắng bên tay phải dẫn vào khu vực Hải quan TQ.
Gần lại một chút . Hành lang trắng bên tay phải dẫn vào khu vực Hải quan TQ.
Nhìn sang bên phải để thấy rõ hơn cổng đường hầm cao tốc Nam-Hữu và Cổng kiểm soát của Hải quan TQ.
(H.Phi chuyển)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét