Bạn nghĩ trên đời có bao nhiêu nhóm máu?
4 hay 8? Thực ra thì cả 2 đều dúng, và cũng đều không chính xác. Bởi vì
trên thực tế, có tới hàng triệu biến thể của các nhóm máu trên thế
giới. Trong đó, có một nhóm được xem là hiếm nhất, giá trị nhất, và chỉ
có tổng cộng 43 người sở hữu được biết đến cho đến nay thôi.
Nhưng trước khi quan tâm đó là nhóm máu gì, hãy thử tìm hiểu một chút kiến thức về các nhóm máu đã.
Tưởng là có 8 nhóm, vậy mà tại sao lại có cả triệu nhóm máu?
Nhóm máu là khái niệm đưa ra phục vụ cho câu chuyện truyền máu trong y học. Lý do là vì tế bào máu được bao phủ bởi các kháng nguyên, và mỗi loại tế bào lại có loại kháng nguyên riêng để kích thích tạo ra kháng thể.
Có hai loại kháng nguyên chính là A và B - chính là tên của 2 nhóm máu. Việc bạn có loại kháng nguyên nào thì tùy thuộc vào các biến thể gene của bố và mẹ. Kháng nguyên A và B là gene trội, trong khi O (nhóm máu không có kháng nguyên tương ứng) thì là gene lặn.
Trong một hệ thống nhóm máu khác, chúng ta có kháng nguyên Rhesus D - hay còn gọi tắt là hệ thống Rh và được chia ra thành Rh âm và dương. Trong đó, Rh dương là nhóm có kháng nguyên D, còn Rh âm là nhóm không có kháng nguyên D.
Trên thực tế, chúng ta có đến 35 hệ thống nhóm máu khác được công nhận bởi Hiệp hội truyền máu Quốc tế. Nhưng về cơ bản, mỗi người chỉ cần nắm được 2 hệ thống quan trọng nhất là ABO và Rh là đủ.
Và sự xuất hiện của những nhóm máu cực hiếm
Có tới hàng trăm loại kháng nguyên khác nhau, và chúng được phân vào 33 nhóm còn lại. Lý do chúng không quan trọng là vì các kháng nguyên ấy quá phổ biến. Ví dụ như kháng nguyên Vel - chúng có trong máu của 99,9% dân số, đâm ra việc thêm nó vào định danh các nhóm máu (như ABVel+) sẽ trở nên rắc rối và không thực sự cần thiết.
Nhưng đây là lúc câu chuyện trở nên khá rắc rối. Như đã nêu, kháng nguyên trong 33 nhóm còn lại là rất phổ biến, có trong máu của gần như tất cả mọi người trên thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa rằng nếu như máu của bạn thiếu mất kháng nguyên mà 99% người khác có, thì bạn sẽ trở thành của hiếm, nếu không muốn nói là cực hiếm.
Trong số này, hiếm nhất là nhóm máu mang tên Rhnull - hay Rh vô giá trị. Đây là nhóm máu tuyệt đối không có bất kỳ kháng nguyên nào thuộc hệ Rh. Nó bao gồm kháng nguyên D và khoảng 50 loại kháng nguyên khác nữa.
Rhnull hiếm đến mức trên thế giới hiện mới có khoảng 43 người sử hữu nó, và chỉ 9 người đồng ý hiến tặng. Thậm chí đến trước năm 1961, các bác sĩ vẫn còn giả định rằng những trường hợp thiếu toàn bộ kháng nguyên Rh sẽ không thể chui ra khỏi tử cung an toàn. Dĩ nhiên đây là một nhận định sai, nhưng cũng đủ để hiểu rằng nó hiếm đến mức khiến cho các bác sĩ không đủ mẫu nghiên cứu mà kết luận.
"Đây là nhóm máu vàng ròng," - bác sĩ Thierry Peyrard, giám đốc phòng Thí nghiệm lâm sàng và Miễn dịch học tại Paris cho biết.
Những người có nhóm máu này rất đặc biệt, và cũng rất có giá trị. Bởi lẽ việc chẳng có kháng nguyên gì cho phép họ truyền máu cho tất cả các nhóm máu trên đời, kể cả những người có nhóm máu thuộc hệ Rh- cực hiếm. Nhưng tất nhiên, nếu tình cờ có được nhóm máu này thì chắc nó cũng sẽ không được sử dụng, trừ trường hợp cực kỳ nguy cấp.
Nhưng trước khi quan tâm đó là nhóm máu gì, hãy thử tìm hiểu một chút kiến thức về các nhóm máu đã.
Tưởng là có 8 nhóm, vậy mà tại sao lại có cả triệu nhóm máu?
Nhóm máu là khái niệm đưa ra phục vụ cho câu chuyện truyền máu trong y học. Lý do là vì tế bào máu được bao phủ bởi các kháng nguyên, và mỗi loại tế bào lại có loại kháng nguyên riêng để kích thích tạo ra kháng thể.
Có hai loại kháng nguyên chính là A và B - chính là tên của 2 nhóm máu. Việc bạn có loại kháng nguyên nào thì tùy thuộc vào các biến thể gene của bố và mẹ. Kháng nguyên A và B là gene trội, trong khi O (nhóm máu không có kháng nguyên tương ứng) thì là gene lặn.
Trong một hệ thống nhóm máu khác, chúng ta có kháng nguyên Rhesus D - hay còn gọi tắt là hệ thống Rh và được chia ra thành Rh âm và dương. Trong đó, Rh dương là nhóm có kháng nguyên D, còn Rh âm là nhóm không có kháng nguyên D.
Trên thực tế, chúng ta có đến 35 hệ thống nhóm máu khác được công nhận bởi Hiệp hội truyền máu Quốc tế. Nhưng về cơ bản, mỗi người chỉ cần nắm được 2 hệ thống quan trọng nhất là ABO và Rh là đủ.
Và sự xuất hiện của những nhóm máu cực hiếm
Có tới hàng trăm loại kháng nguyên khác nhau, và chúng được phân vào 33 nhóm còn lại. Lý do chúng không quan trọng là vì các kháng nguyên ấy quá phổ biến. Ví dụ như kháng nguyên Vel - chúng có trong máu của 99,9% dân số, đâm ra việc thêm nó vào định danh các nhóm máu (như ABVel+) sẽ trở nên rắc rối và không thực sự cần thiết.
Nhưng đây là lúc câu chuyện trở nên khá rắc rối. Như đã nêu, kháng nguyên trong 33 nhóm còn lại là rất phổ biến, có trong máu của gần như tất cả mọi người trên thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa rằng nếu như máu của bạn thiếu mất kháng nguyên mà 99% người khác có, thì bạn sẽ trở thành của hiếm, nếu không muốn nói là cực hiếm.
Trong số này, hiếm nhất là nhóm máu mang tên Rhnull - hay Rh vô giá trị. Đây là nhóm máu tuyệt đối không có bất kỳ kháng nguyên nào thuộc hệ Rh. Nó bao gồm kháng nguyên D và khoảng 50 loại kháng nguyên khác nữa.
Rhnull hiếm đến mức trên thế giới hiện mới có khoảng 43 người sử hữu nó, và chỉ 9 người đồng ý hiến tặng. Thậm chí đến trước năm 1961, các bác sĩ vẫn còn giả định rằng những trường hợp thiếu toàn bộ kháng nguyên Rh sẽ không thể chui ra khỏi tử cung an toàn. Dĩ nhiên đây là một nhận định sai, nhưng cũng đủ để hiểu rằng nó hiếm đến mức khiến cho các bác sĩ không đủ mẫu nghiên cứu mà kết luận.
"Đây là nhóm máu vàng ròng," - bác sĩ Thierry Peyrard, giám đốc phòng Thí nghiệm lâm sàng và Miễn dịch học tại Paris cho biết.
Những người có nhóm máu này rất đặc biệt, và cũng rất có giá trị. Bởi lẽ việc chẳng có kháng nguyên gì cho phép họ truyền máu cho tất cả các nhóm máu trên đời, kể cả những người có nhóm máu thuộc hệ Rh- cực hiếm. Nhưng tất nhiên, nếu tình cờ có được nhóm máu này thì chắc nó cũng sẽ không được sử dụng, trừ trường hợp cực kỳ nguy cấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét