Một
trong những chương trình mình thích nhất là Supreme Skills! của kênh
NHK. Mỗi tuần một số, mỗi số dài có 30 phút với hai người dẫn chương
trình và hai nhóm (tạm gọi là) thí sinh có ngoại hình không mấy bắt mắt,
Supreme Skills! – mình tạm dịch là “Tay nghề thượng thừa!” – là một
chương trình truyền hình mà Việt Nam có mua bản quyền cũng chưa chắc đã
sản xuất được. Đơn giản vì đây là một chương trình mà dân tộc Nhật cầu
toàn đến độ biến thái phô bày những tinh hoa đáng nể nhất của nền kỹ
thuật và công nghệ của họ.
Nghe “tinh hoa” rồi “kỹ thuật và công nghệ”, hẳn sẽ có bạn hình dung ra cái gì rất cao siêu khó hiểu và kém hấp dẫn, nhưng không đến nỗi như vậy. SK thường có diễn biến như một cuộc thi, chương trình ra đề bài và người tham gia xúm vào giải. Đề bài nghe qua rất tầm thường: chế tạo một con quay, bọc gói một bưu kiện, khoan một lỗ xuyên qua một thanh sắt, hay như chương trình vừa phát xong ngay trước lúc mình viết bài này là sản xuất ruột bút chì màu đỏ… Nhưng với sự cầu toàn biến thái của người Nhật, con quay phải tự quay được trong thời gian dài nhất, bưu kiện được bọc gói phải gồm toàn đồ dễ vỡ (trứng, chai thuỷ tinh…) rồi được thả từ nóc nhà xuống mà không hề hấn gì, thanh sắt cần khoan chỉ có đường kính bé như que diêm còn lỗ khoan bé như que tăm, ruột bút chì đỏ thì càng khó gãy càng tốt…
Những người xúm vào giải đề chính là nhân vật chính của chương trình nhưng không bao giờ xuất hiện trên truyền hình trong bộ dạng bóng bẩy như ngôi sao. Họ có thể là những thợ thủ công trong những xưởng tiệm địa phương, cũng có thể là những kỹ sư của công ty lớn với danh tiếng toàn cầu. Dù đến từ cửa hiệu gia truyền trăm năm hay tập đoàn lớn doanh thu tỷ đô, họ cũng xuất hiện với vẻ hết sức khiêm tốn với quần áo bảo hộ và thái độ nhún nhường, tôn trọng đối thủ, tôn trọng công việc (viết đến đây không thể không nghĩ đến những người thợ như bố đời ông nội đời ở một nước không tiện nêu tên). Dù đề bài nhiều khi có vẻ hơi ngớ ngẩn (VD: làm sao cho cái xe có khay đựng x quả dâu đi qua quãng đường gồ ghề dài x mét mà dâu ít chỗ dập nát nhất), họ vẫn nghiêm túc họp bàn, nghiên cứu, thử nghiệm… để hoàn thành nhiệm vụ với kết quả tốt hết sức có thể.
Phần so sánh và chấm điểm tất nhiên là phần được trông đợi nhất trong chương trình. Một số “bài dự thi” cần chuyên gia và máy móc kiểm nghiệm đánh giá thì sẽ có các giáo sư từ các trường đại học danh tiếng và các loại máy soi chụp tính toán tinh vi với tiêu chí kỹ thuật rõ ràng để phân định thắng thua, nhiều “bài dự thi” khác được đem ra kiểm nghiệm trực quan khiến diễn biến trở nên kịch tính còn kết quả thì khó đoán. Nhóm thợ đến từ xưởng nhỏ tỉnh xa có thể thắng nhóm kỹ sư trang bị máy móc tận răng, nhóm thợ trông mặt búng ra sữa cũng có thể vượt nhóm thợ già tóc bạc phơ người nào người nấy mấy chục năm kinh nghiệm. Trong chương trình vừa kết thúc, giám khảo đánh giá chất lượng bút chì đỏ là một em học sinh tiểu học, và phương thức đánh giá cũng rất sát với thực tế tiểu học: cho 6 cái bút vào hộp bút bằng sắt, cho hộp rơi tự do rồi mở ra xem đầu bút có rụng ra không. Chính vì cách thi và chấm thi trực quan như vậy nên dù chương trình có chủ đề kỹ thuật thuần tuý và không chạy phụ đề hay thuyết minh tiếng Việt, người mù các môn tự nhiên và có trình độ tiếng Anh làng nhàng như mình vẫn xem thun thút.
Tóm lại, so với một rừng các chương trình hài nhảm, ca nhạc hừng hực và phim truyền hình lê thê, mỗi khi bật TV, mình muốn dành thời gian cho Supreme Skills! hơn. Xem SK để có lời giải thích cho câu hỏi tại sao nhiều sản phẩm và dịch vụ của Nhật lại cứ gần với sự hoàn hảo như vậy, cũng để an ủi bản thân trước thực trạng phũ phàng của quê mình – nơi có rất nhiều người hễ nhắc đến “thợ” là xanh mặt.
Nghe “tinh hoa” rồi “kỹ thuật và công nghệ”, hẳn sẽ có bạn hình dung ra cái gì rất cao siêu khó hiểu và kém hấp dẫn, nhưng không đến nỗi như vậy. SK thường có diễn biến như một cuộc thi, chương trình ra đề bài và người tham gia xúm vào giải. Đề bài nghe qua rất tầm thường: chế tạo một con quay, bọc gói một bưu kiện, khoan một lỗ xuyên qua một thanh sắt, hay như chương trình vừa phát xong ngay trước lúc mình viết bài này là sản xuất ruột bút chì màu đỏ… Nhưng với sự cầu toàn biến thái của người Nhật, con quay phải tự quay được trong thời gian dài nhất, bưu kiện được bọc gói phải gồm toàn đồ dễ vỡ (trứng, chai thuỷ tinh…) rồi được thả từ nóc nhà xuống mà không hề hấn gì, thanh sắt cần khoan chỉ có đường kính bé như que diêm còn lỗ khoan bé như que tăm, ruột bút chì đỏ thì càng khó gãy càng tốt…
Những người xúm vào giải đề chính là nhân vật chính của chương trình nhưng không bao giờ xuất hiện trên truyền hình trong bộ dạng bóng bẩy như ngôi sao. Họ có thể là những thợ thủ công trong những xưởng tiệm địa phương, cũng có thể là những kỹ sư của công ty lớn với danh tiếng toàn cầu. Dù đến từ cửa hiệu gia truyền trăm năm hay tập đoàn lớn doanh thu tỷ đô, họ cũng xuất hiện với vẻ hết sức khiêm tốn với quần áo bảo hộ và thái độ nhún nhường, tôn trọng đối thủ, tôn trọng công việc (viết đến đây không thể không nghĩ đến những người thợ như bố đời ông nội đời ở một nước không tiện nêu tên). Dù đề bài nhiều khi có vẻ hơi ngớ ngẩn (VD: làm sao cho cái xe có khay đựng x quả dâu đi qua quãng đường gồ ghề dài x mét mà dâu ít chỗ dập nát nhất), họ vẫn nghiêm túc họp bàn, nghiên cứu, thử nghiệm… để hoàn thành nhiệm vụ với kết quả tốt hết sức có thể.
Phần so sánh và chấm điểm tất nhiên là phần được trông đợi nhất trong chương trình. Một số “bài dự thi” cần chuyên gia và máy móc kiểm nghiệm đánh giá thì sẽ có các giáo sư từ các trường đại học danh tiếng và các loại máy soi chụp tính toán tinh vi với tiêu chí kỹ thuật rõ ràng để phân định thắng thua, nhiều “bài dự thi” khác được đem ra kiểm nghiệm trực quan khiến diễn biến trở nên kịch tính còn kết quả thì khó đoán. Nhóm thợ đến từ xưởng nhỏ tỉnh xa có thể thắng nhóm kỹ sư trang bị máy móc tận răng, nhóm thợ trông mặt búng ra sữa cũng có thể vượt nhóm thợ già tóc bạc phơ người nào người nấy mấy chục năm kinh nghiệm. Trong chương trình vừa kết thúc, giám khảo đánh giá chất lượng bút chì đỏ là một em học sinh tiểu học, và phương thức đánh giá cũng rất sát với thực tế tiểu học: cho 6 cái bút vào hộp bút bằng sắt, cho hộp rơi tự do rồi mở ra xem đầu bút có rụng ra không. Chính vì cách thi và chấm thi trực quan như vậy nên dù chương trình có chủ đề kỹ thuật thuần tuý và không chạy phụ đề hay thuyết minh tiếng Việt, người mù các môn tự nhiên và có trình độ tiếng Anh làng nhàng như mình vẫn xem thun thút.
Tóm lại, so với một rừng các chương trình hài nhảm, ca nhạc hừng hực và phim truyền hình lê thê, mỗi khi bật TV, mình muốn dành thời gian cho Supreme Skills! hơn. Xem SK để có lời giải thích cho câu hỏi tại sao nhiều sản phẩm và dịch vụ của Nhật lại cứ gần với sự hoàn hảo như vậy, cũng để an ủi bản thân trước thực trạng phũ phàng của quê mình – nơi có rất nhiều người hễ nhắc đến “thợ” là xanh mặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét