Trước tiên, xin mời đọc bài "thơ tình tuổi học trò" mà tôi làm hồi 10 năm trước để thấm thía hơn với Đôi Điều Tâm Sự sắp kể...
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
Tặng 2 bạn Liêu Chương Cầu
và Kha Huệ
Ai đâu kéo lại được thời gian
Dõi bóng mây xa tận cuối ngàn
Góp lại muôn rừng cây lá rụng
Cho lòng ấm lại mỗi thu sang...
Còn nhớ năm xưa em mười lăm
Mỗi độ vào thu má ửng hồng
Lay láy mắt huyền xa vắng quá
Mỗi lần nhìn lá rụng bên song (1)
Lá rụng ! Cuốn vàng bay
Lá rụng ! Biết bao ngày
Tim lòng nghe rạo rực
Em hỡi, em có hay ?!
Ở một góc trường anh trộm ngắm
Tóc thề ai xõa chấm ngang vai
Amh cũng " thề " rằng, muôn kiếp nữa
Lòng nầy vẫn tạc bóng hình ai.
Rồi như "Hà Nội băm sáu phường"
Lòng anh cũng "vướng một tơ vương"
Dẵm nát lối mòn qua trước ngõ
Nhà em, "tơ" phủ kín mặt đường! (2)
Đến ngõ nhà em, vội trở về...
Trở về, lại muốn đến... làm chi?!
Mỗi lần không gặp nghe nhung nhớ
Nhung nhớ dâng trào, lại bước đi!...
Trở về, lại muốn đến... làm chi?!
Mỗi lần không gặp nghe nhung nhớ
Nhung nhớ dâng trào, lại bước đi!...
Lá rụng ! Tựa tình si
Như lứa tuổi xuân thì
Lớp lớp tràn muôn nẽo
Nhuộm vàng khắp lối đi !
Tình si ấp ủ biết bao ngày
Chấp vá tim lòng gởi tới ai
Cả một trời yêu trong nét bút
Mực mồng tơi tím, nhạt, không phai!
Mấy độ thư đi tuy bặt tăm
Dường như cũng cảm "kiếp tơ tằm"
Mỗi lượt bên song nhìn lá rụng
Gợn buồn, đôi mắt dõi... xa xăm!...
Lá rụng ! Thấy lòng sao...
Lá rụng ! Nhớ hôm nào
Bên nàng tôi đếm bước
Chợt thấy lòng nao nao !
Em trộm nhìn tôi khẽ mỉm cười
Thẹn thùng cuối mặt tóc buông lơi
Cả một trời tình như choáng ngợp
Quay cuồng mặt đất... dưới chân tôi !
Thẹn thùng cuối mặt tóc buông lơi
Cả một trời tình như choáng ngợp
Quay cuồng mặt đất... dưới chân tôi !
Từ đó, lòng tôi ngây ngất say
Lâng lâng mơ ước chuyện ngày mai
Đẹp sao lá rụng vàng muôn lối
Đường vàng ta bước đến tương lai...
Lá rụng rạt rào phủ kín sân
Ba gian nhà trống biết bao lần
Phận nghèo, đi học trông chừng nắng
Mơ ước ngày kia đậu " Cử Nhân "...(3)
Lá rụng ! Những mơ màng
Kiệu chàng son thếp đỏ
Võng nàng theo sau đó...
Xào xạc tiếng lá vàng !...
Một hôm, thấp thỏm ngang qua ngõ
Khẩn khoản mời anh ghé lại nhà
Mẹ bảo : " Em nó còn bé lắm !
Buông tha xin hãy dứt nhau ra ! "
Mẹ tưởng đâu anh lính " Mã tà " (4)
Bắt ai, mà bảo hãy buông tha ?!
Chẳng qua nói khéo vì chê phận
Anh nghèo, nên lắm nỗi xót xa !
Bắt ai, mà bảo hãy buông tha ?!
Chẳng qua nói khéo vì chê phận
Anh nghèo, nên lắm nỗi xót xa !
Anh biết rằng em đẹp, em giàu
Yêu em, anh xá kể chi đâu
Thói tục hay " khinh bần trọng phú "
" Môn đăng hộ đối sử nhân sầu! " (5)
Lá rụng ! Gió sầu trêu
Lá rụng ! Vấn vương nhiều
Hết rồi, ba mùa lá
Lòng tôi vẫn cô liêu!...
Ba năm mơ ước được gì đâu!
Một sớm thu sang lá đổi mầu
Rộn ràng tiếng pháo vu quy tiễn
Mỗi bước em đi, một khối sầu!
Xác pháo đỏ hồng vương khắp lối
Vàng chen xác lá gợi muôn sầu
Anh biết, em anh "còn bé lắm!"
Lấy chồng kham nổi phận làm dâu?!
Lá rụng ! Gió tơi bời
Giẫy chết lá vàng rơi
Lòng anh nghe giá buốt
Mênh mông, Ôi, đơn côi !
Vườn cũ chiều hoang lá rụng rồi
Bóng trăng chênh chếch, bóng trăng côi
Người trong giấc mộng đâu còn nữa
Chợt tỉnh ra rồi, chỉ thấy tôi!
Bóng trăng chênh chếch, bóng trăng côi
Người trong giấc mộng đâu còn nữa
Chợt tỉnh ra rồi, chỉ thấy tôi!
Lá rụng ! Cuốn vàng bay
Lá rụng ! Những ai hoài
Đã năm mươi mùa lá
Ai có nhớ tình ai ?!!!
Giấc mộng tàn thu đã vỡ rồi
Tơ lòng vương vấn mãi không thôi
Năm mươi năm lẻ bao thay đổi
Lã lướt trên cành, lá vẫn rơi !
Lá rụng ! ...
Lá rụng !......
Lá rụng !..........
Chiếc lá cuối cùng sắp rụng rơi !
Đỗ Chiêu Đức
Chú thích :
(1) Bên SONG là bên song cửa (cửa sổ)
(2) Nhại ý bài thơ "Hà Nội ba mươi sáu phố phường" của thi sĩ Nguyễn Bính:
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Lòng chàng như có một tơ vương
Chàng qua chiều ấy, qua chiều khác
Góp lại đường đi, vạn dặm đường!
(3) "...đi học trông chừng nắng." Nhà nghèo không có đồng hồ, nên chỉ xem bóng nắng trước hiên nhà để đoán giờ mà đi học cho đừng bị trễ.
(1) Bên SONG là bên song cửa (cửa sổ)
(2) Nhại ý bài thơ "Hà Nội ba mươi sáu phố phường" của thi sĩ Nguyễn Bính:
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Lòng chàng như có một tơ vương
Chàng qua chiều ấy, qua chiều khác
Góp lại đường đi, vạn dặm đường!
(3) "...đi học trông chừng nắng." Nhà nghèo không có đồng hồ, nên chỉ xem bóng nắng trước hiên nhà để đoán giờ mà đi học cho đừng bị trễ.
(4) Lính "Mã Tà" là Cảnh Sát thời Pháp thuộc, chuyên bắt người phạm pháp. Ở Mỹ hiện nay là "Phú Lít" (Police).
(5) "Khinh bần trọng phú" là khinh nhi, coi rẻ người nghèo, và ân cần, kính trọng đối với người giàu.
(6) "Môn đăng hộ đối" là Nhà cửa ngang bằng nhau, ý chỉ xứng hợp nhau về tài sản, gia thế, chứ không kể đến tình cảm con người.
"Môn đăng hộ đối sử nhân sầu" nhái ý câu thơ cuối trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu "Yên ba giang thượng sử nhân sầu." Câu thơ có nghĩa: "Cái chuyện Môn đăng hộ đối làm cho người ta cảm thấy buồn lòng!"
(5) "Khinh bần trọng phú" là khinh nhi, coi rẻ người nghèo, và ân cần, kính trọng đối với người giàu.
(6) "Môn đăng hộ đối" là Nhà cửa ngang bằng nhau, ý chỉ xứng hợp nhau về tài sản, gia thế, chứ không kể đến tình cảm con người.
"Môn đăng hộ đối sử nhân sầu" nhái ý câu thơ cuối trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu "Yên ba giang thượng sử nhân sầu." Câu thơ có nghĩa: "Cái chuyện Môn đăng hộ đối làm cho người ta cảm thấy buồn lòng!"
Bài
thơ nầy đã được một em học sinh cũ của tôi, nhạc sĩ La Tuấn Dzũng phổ
nhạc với tựa đề "Tình Đẹp Mùa Lá Rụng" do ca sĩ Khánh Duy trình bày. Xin
bấm vào link dưới đây để nghe bài hát:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét