Chỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm
gần 40% tỷ lệ người đạt giải Nobel, người Do Thái được xem là dân tộc
thông minh nhất thế giới. Một trong những bí quyết của họ chính là
phương pháp dạy con vô cùng độc đáo dưới đây.
Người Do Thái ở Isarel rất coi trọng việc giáo dục trẻ nhỏ, bởi vậy họ có cách nuôi dạy con khá đặc biệt. Họ dành cho con “tình yêu đống lửa” – tức là sự nhen nhóm, khích lệ – chứ không phải là chở che bao bọc theo kiểu “tình yêu tử cung” của phần lớn các bà mẹ Việt.
Bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con, nhưng cách yêu và thể hiện tình yêu lại khác nhau. Với người Israel, họ phân biệt giữa “tình yêu dòng nước mát” và “tình yêu dòng máu đào”,
nếu nước mát chỉ có thể giải cơn khát nhất thời, thì dòng máu đào chính
là biết nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo
đứa trẻ trở nên bản lĩnh và thực sự mạnh mẽ trên đường đời.
Sara Imas là một bà mẹ Do Thái từng đến
định cư lâu dài tại Thượng Hải, Trung Quốc. Khi còn ở Trung Quốc, cô
từng là người mẹ yêu thương con hết lòng, sẵn sàng chăm sóc và làm hết
mọi việc về con. Nhưng rồi, theo tiếng gọi của cố hương, Sara Imas dắt 3
con quay trở về Israel, nơi dân tộc của họ phải sống lầm than giữa khói
lửa chiến tranh. Những đứa trẻ của Sara phải học cách tự lực cánh sinh,
còn bản thân cô cũng phải thay đổi cách giáo dục con trong môi trường
khắc nghiệt này.
Vì vậy, từ “bà mẹ Trung Hoa” Sara Imas
đã trở thành một “bà mẹ Do Thái” nghiêm khắc – người đã nuôi dạy 2 cậu
con trai trở thành triệu phú ngành công nghiệp kim cương, còn cô con gái
út cũng đang theo học một trường đại học danh tiếng. Về sau này, Sara
Imas đã đúc kết lại kinh nghiệm dạy con của mình, từ những bài học thất
bại cho đến quả ngọt của sự thành công, để viết nên cuốn sách nổi tiếng:
“Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương”.
Trong cuốn sách của mình, Sara cho biết
thành công của các con chính là từ 3 quan niệm giáo dục trân quý mà cô
học được từ những bà mẹ Isarel: Khả năng sinh tồn, nghị lực, và khả năng
giải quyết vấn đề. Ba quan niệm giáo dục này cũng giống như chiếc chìa
khóa vàng để mở cánh cửa thành công.
Chiếc chìa khóa thứ nhất: Áp dụng cơ chế đền bù trong cuộc sống để rèn luyện năng lực sinh tồn
Đầu tiên, các bậc cha mẹ Do Thái sẽ liệt
kê một danh sách các công việc lặt vặt trong gia đình và quy định một
mức thù lao nhất định cho từng công việc đó. Khi hoàn thành một công
việc nào đó, trẻ sẽ nhận được số tiền thù lao như quy định và có thể tự
do sử dụng khoản tiền đó của mình.
Có lẽ nhiều bà mẹ Việt sẽ không đồng
tình với quan điểm trên. Tuy nhiên, điều quan trọng trong biện pháp giáo
dục này là để rèn luyện cho con những khả năng cơ bản và quan trọng,
như: cách quản lý tài sản, biết tự lo liệu, khả năng hợp tác và sinh
tồn…
Khi Sara mới trở lại Isarel, để khắc
phục khó khăn trong cuộc sống cô đã từng đi bán nem do mình tự làm. Các
con của Sara cũng phải hỗ trợ cô bán hàng, mỗi đứa sẽ căn cứ vào tỉ lệ
đã quy định mà nhận được số tiền thù lao tương ứng của mình. Ban đầu
chúng cảm thấy ngượng ngùng và xấu hổ khi phải làm công việc đó, nhưng
lâu dần chúng có thể đi tới những gia đình khác một cách tự nhiên để bán
hàng. Không những vậy, thông qua việc giao tiếp với người lạ và tham
gia các buổi gặp gỡ bạn bè, chúng càng bán được nhiều hàng hơn và không
còn e thẹn xấu hổ như trước.
Thông qua đó, những đứa trẻ nhà Sara
không chỉ rèn luyện được khả năng xã giao, mà còn biết thu thập được
thông tin, nghiên cứu thêm thị trường, từ đó thay đổi hương vị sản phẩm
để ngày càng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Người Isarel cho rằng, khả năng quản lý
không phải được bồi dưỡng từ trường lớp, mà gia đình mới là nơi tốt nhất
để giúp trẻ phát triển năng lực quản lý như một CEO.
Một trong những cách dạy con quản lý tài chính hiệu quả của người Do Thái là “quy tắc 5 chiếc lọ”: Mỗi lọ có một khe hở trên nắp và dán nhãn rõ ràng, bao gồm chi tiêu hàng ngày, từ thiện, tiết kiệm, đầu tư, và đóng thuế.
Mỗi lần, cha mẹ sẽ đưa cho con 10 shekel
(tiền Israel). Trẻ được yêu cầu bỏ tiền vào lọ thuế, lọ từ thiện và lọ
tiết kiệm 1 đồng, lọ đầu tư 2 đồng và còn lại 5 đồng cho lọ chi tiêu.
Sau đó, trẻ sẽ được mở lọ từ thiện để
lấy tiền giúp đỡ người khác vào những ngày cuối tuần. Lọ thuế được mở
khi hết tháng. Trẻ chỉ được lấy tiền ở lọ tiết kiệm khi có dịp đặc biệt
như ai đó trong gia đình bị ốm. Còn lọ đầu tư chỉ mở khi đã đầy.
Chiếc chìa khóa thứ 2: Trì hoãn việc thỏa mãn để rèn luyện ý chí cho trẻ
Người Isarel cho rằng nhiều gia đình
người Hoa người Việt hiện nay chỉ sinh con một, vậy nên đứa trẻ được đáp
ứng một cách quá mức, quá kịp thời và quá nhiều hơn nhu cầu thực tế của
trẻ. Trẻ luôn luôn sống trong nhung lụa sẽ không hiểu được thế nào là
đói là khát và sẽ tự coi mình là cao hơn người khác một bậc. Sara cho
rằng: “Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con”.
Ngược lại, nếu các bậc phụ huynh trì
hoãn việc đáp ứng nhu cầu của con trẻ khi chúng muốn thì có thể rèn
luyện tinh thần chịu khổ, khả năng tự kiềm chế và giúp con trở thành một
người kiên cường khi trưởng thành.
Sara chia sẻ ví dụ về một thử nghiệm mà
bản thân cô rất tâm đắc. Thử nghiệm này được áp dụng với một nhóm học
sinh tiểu học. Mỗi học sinh sẽ được phát một cây kẹo bông và chúng có
thể ăn cây kẹo bất kỳ lúc nào, tuy nhiên ai có thể kiềm chế tới lúc tan
học rồi mới ăn sẽ được phát thêm một chiếc nữa. Kết quả có một vài đứa
trẻ không nhịn được đã ăn hết, một số khác có thể chống lại sự cám dỗ
của cây kẹo cho tới hết giờ học. Thử nghiệm kéo dài trong một thời gian
và tiếp tục được theo dõi cho tới khi nhóm học sinh tốt nghiệp đại học.
Kết quả, những đứa trẻ có thể nhẫn chịu sự cám dỗ đều có thành tích xuất
sắc khi học đại học; sau khi tốt nghiệp tỉ lệ tìm được công việc mong
muốn cao hơn những đứa trẻ còn lại.
Chiếc chìa khóa thứ 3: Giáo dục nuôi dưỡng từ từ để rèn luyện khả năng giải quyết cho trẻ
Một đứa trẻ Do Thái khi tới 18 tuổi sẽ có khả năng sống tự lập. Điều này liên quan tới phương pháp “giáo dục kiểu buông tay”
của các bà mẹ Do Thái. Trong cách dạy dỗ con cái của mình, các bậc cha
mẹ tình nguyện chỉ làm tốt ở mức 80 điểm. Họ cố ý để lại một vài vấn đề
để con mình tự đối diện và tìm cách giải quyết.
Trong cuốn sách, Sara đề ra một nguyên tắc là “nuôi dưỡng giáo dục từ từ”.
Người mẹ Do Thái nói rằng: “Phụ
huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm. Có ba điều mà người mẹ
không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; không thỏa mãn tức thời;
không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con. Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con
để trở nên lý trí và khoa học trong cách dạy con. Ở Israel có những
trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó
khăn, thử thách”.
Các bậc phụ huynh Do Thái quan niệm:
Nuôi dạy trẻ cũng giống như việc trồng hoa, cần kiên nhẫn chờ đợi hoa nở
chứ không nên lập tức đòi hỏi con thành tài. Cách giáo dưỡng từ từ này
không phải là sự trì hoãn về thời gian mà chính là sự kiên nhẫn trong
tâm của các bậc làm cha làm mẹ. Cha mẹ không nên phê bình trẻ bởi những
biểu hiện nhất thời của chúng; trong hành xử sinh hoạt không nên thay
con đi giải quyết các vấn đề to nhỏ mà chúng gặp phải, mà cần để trẻ có
cơ hội tự giải quyết vấn đề của mình. “Không nên lấy danh nghĩa tình yêu của cha mẹ để áp đặt quản thúc trẻ tới mức chúng không có một không gian riêng”, Sara cho biết.
Ngay cả khi trẻ làm sai, phụ huynh cũng
không nên can thiệp bởi chúng sẽ học được nhiều hơn từ những lần thất
bại. Bằng cách này, trẻ sẽ nhớ lâu hơn, sáng tạo nhiều hơn trong quá
trình quyết định và chịu trách nhiệm của mình.
Cũng nhờ phương pháp kể trên, trẻ em Do Thái luôn có ý thức trách nhiệm cao, luôn hài lòng trong mọi việc và khả năng thành công cũng lớn hơn.
Cũng nhờ phương pháp kể trên, trẻ em Do Thái luôn có ý thức trách nhiệm cao, luôn hài lòng trong mọi việc và khả năng thành công cũng lớn hơn.
Ví dụ, có một lần khi các con của Sara
tham gia một buổi cắm trại ở trường, với thói quen khi còn ở Thượng Hải,
cô muốn tự tay giúp con chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Tuy nhiên,
nhớ tới lời khuyên nhủ của cô hàng xóm, Sara đã quyết định để con tự
chuẩn bị đồ, còn bản thân cô thì đi theo giám sát. Việc này không hề
khiến con cô giận dỗi mẹ, mà ngược lại, lại khiến chúng càng trở nên hào
hứng với buổi cắm trại hơn.
Là một bà mẹ lý trí, hãy biết lùi một
bước để con có thể độc lập đối diện với khó khăn và thử thách. Có như
vậy chúng mới có cơ hội rèn luyện khả năng tự lập và tự biết cách vỗ
cánh bay cao bay xa.
Bình Nhi (daikynguyen.com).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét